Chính phủ siết chặt cho vay lại vốn ODA với các địa phương: Không có nợ quá hạn 3 tháng, đảm bảo năng lực chi trả

Thursday, 11/05/2017, 11:48 AM

Các địa phương muốn vay lại vốn ODA để thực hiện dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội phải đáp ứng một số điều kiện khắt khe hơn của Chính phủ.

Chính phủ siết chặt cho vay lại vốn ODA với các địa phương: Không có nợ quá hạn 3 tháng, đảm bảo năng lực chi trả

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 52/2017/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ (ODA) đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó từ 15-6-2017, các địa phương muốn vay lại vốn ODA để thực hiện dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội phải đáp ứng một số điều kiện khắt khe hơn của Chính phủ.

Nghị định 52 quy định rõ hơn điều kiện để được vay lại đối với UBND tỉnh như trong 4 trường hợp:

– Có dự án được cấp có thẩm quyền cho phép huy động vốn vay để thực hiện đầu tư phát triển kinh tế – xã hội hoặc dự án có phần vốn góp của ngân sách địa phương theo phương thức hợp tác công tư, thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương do cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Luật đầu tư công.

– Dự án được bố trí vốn đối ứng để thực hiện phù hợp với quy định hiện hành.

– Tổng mức dư nợ vay của ngân sách địa phương tại thời điểm thẩm định chủ trương đầu tư chương trình, dự án không vượt quá hạn mức dư nợ của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

– Không có nợ vay lại của Chính phủ quá hạn trên 180 ngày.

– Nghĩa vụ trả nợ hàng năm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các khoản vay lại vốn ODA, vay ưu đãi không vượt quá 10% nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp tại thời điểm xem xét khoản vay lại.

Một điểm đáng chú ý là nghị định quy định chi tiết tỷ lệ cho vay lại nguồn vốn ODA cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế – xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo tỷ lệ cân đối từ ngân sách trung ương mà quy định hiện hành không quy định. Cụ thể như sau:

Với những địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương:

– Từ 70%  trở lên áp dụng tỷ lệ cho vay lại là 10% vốn vay ODA.

– Từ 50% đến dưới 70% áp dụng tỷ lệ cho vay lại là 20% vốn vay ODA.

– Dưới 50% áp dụng tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA.

Địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương (trừ thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh) áp dụng tỷ lệ cho vay lại là 50% vốn vay ODA.

Riêng với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vay lại 80% vốn vay ODA.

UBND các tỉnh có trách nhiệm bố trí vốn từ nguồn ngân sách địa phương và/hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để trả đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ (gốc, lãi, phí) từ các khoản vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của Chính phủ.

Nghĩa vụ trả nợ các khoản vay lại đã ký kết phải được tính toán đầy đủ khi lập dự toán ngân sách hàng năm và kế hoạch tài chính trung hạn ngân sách địa phương. Việc trả nợ các khoản vay lại từ nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm trước khi trả các khoản nợ khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Hàng quý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo gửi Bộ Tài chính đánh giá việc sử dụng vốn vay lại và kế hoạch trả nợ vốn vay lại trong quý sắp tới.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

“Đánh giá sâu hơn việc sắp xếp đất đai trước cổ phần hóa”

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với Kiểm toán Nhà nước về công tác cơ cấu lại khối doanh nghiệp. Qua kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã xác định giá trị vốn nhà nước tăng thêm tại 6 doanh nghiệp là hơn 4.600 tỷ đồng khi các doanh nghiệp này tiến hành sắp xếp, định giá lại để tiến hành cổ phần hóa. Báo cáo trên được Kiểm toán Nhà nước đưa… Continue reading“Đánh giá sâu hơn việc sắp xếp đất đai trước cổ phần hóa”

Úc: Các cộng đồng sắc tộc lo ngại nhiều về dự luật quốc tịch mới

Trong khi chính phủ tin luật quốc tịch mới sẽ làm cho nước Úc có an ninh hơn và từ ngữ “quốc tịch Úc” có ý nghĩa hơn, những người muốn nhập tịch lại cho là bị đối xử bất công. Chấn động vì các thay đổi trong luật vào quốc tịch Thủ tướng Malcom Turnbull từ lâu đã gọi Úc là nước đa văn hóa thành công nhất trên thế giới. Nhưng những thay… Continue readingÚc: Các cộng đồng sắc tộc lo ngại nhiều về dự luật quốc tịch mới

Điều gì sẽ xảy đến với kinh tế Việt Nam trong năm 2018?

  Doanhnhanvietuc – ADB dự báo kinh tế Việt Nam năm 2018 rơi vào khoảng 6,7%. Mức này được xem là cao hơn nhiều so với trung bình các nước trong khu vực. Việt Nam trong vòng xoay của thế giới Kinh tế Việt Nam với độ mở rất cao nên sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế thế giới. Điều này đã xảy đến trong năm 2017, khi kinh tế trong nước… Continue readingĐiều gì sẽ xảy đến với kinh tế Việt Nam trong năm 2018?

Một TPP không có Mỹ vẫn tốt hơn là không có TPP

Hãy còn quá sớm để nói về thời kỳ hậu TPP. Vì lợi ích của nền kinh tế đất nước, các nhà lãnh đạo nước ta cần hợp tác chặt chẽ với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong nỗ lực duy trì TPP. Một TPP không có Mỹ vẫn tốt hơn là không có TPP.  Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama, là nền tảng kinh… Continue readingMột TPP không có Mỹ vẫn tốt hơn là không có TPP

Các ngân hàng thương mại đứng ở đâu trong hệ sinh thái tài chính tiêu dùng điện tử?

Doanhnhanvietuc – Trong hệ sinh thái tài chính tiêu dùng, khách hàng có vị trí trung tâm và ngân hàng giữ vai trò chủ chốt. “Khi số thuê bao di động vượt quá dân số, thanh toán di động là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn. Phát triển tốt dịch vụ này sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ”, Chuyên gia… Continue readingCác ngân hàng thương mại đứng ở đâu trong hệ sinh thái tài chính tiêu dùng điện tử?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm