Chủ tịch Bibo Mart: Cách thức để dẫn đầu thị trường sản phẩm mẹ và bé là chịu đi và chịu chi

Sunday, 25/06/2017, 11:33 AM

Doanhnhanvietuc – Chi hàng triệu USD để đầu tư vào công nghệ, thuê cựu CEO của Walmart, 7 – Eleven về làm việc, Bibo Mart hiện đang là chuỗi cửa hàng lớn nhất thị trường bán lẻ mẹ và bé tại Việt Nam hiện nay.

“Bibo Mart khởi nghiệp 2006 với số vốn 130 triệu đồng. Đến cuối năm 2016, chúng tôi được định giá 142 triệu USD và mục tiêu doanh thu cuối năm nay đạt trên 100 triệu USD” – bà Trịnh Lan Phương, Chủ tịch HĐQT của Bibo Mart cho biết tại Forbes Talk diễn ra ngày 22/06.

Trên thị trường bán lẻ các sản phẩm mẹ và bé tại Việt Nam – thị trường đang được đánh giá ở mức 7 tỷ USD – bà Trịnh Lan Phương khẳng định vị thế dẫn đầu của chuỗi cửa hàng Bibo Mart hiện tại về doanh thu cũng như về số cửa hàng. Sau khi được Quỹ đầu tư ACA Investments (thuộc Tập đoàn Sumitomo – Nhật Bản) rót vốn, Bibo Mart nhanh chóng phát triển lên 150 cửa hàng trên các toàn quốc, đặt mục tiêu đạt con số 180 cửa hàng vào cuối năm nay và 500 cửa hàng vào cuối năm 2019.

Nhiều người nhìn thấy tiềm năng trên thị trường nhưng để chiếm lĩnh thì có rất nhiều bài toán khó. Bí quyết của Bibo Mart là chịu đi và chịu chi.

Chủ tịch HĐQT của Bibo Mart chia sẻ, công ty này đã mất 5 năm từ 2009 – 2014 để chuẩn bị nguồn lực, từ tài chính, con người, công nghệ và hệ thống quản trị. Trong quá trình chuẩn bị đó, “cách tốt nhất là đi ra nước ngoài và học tập các mô hình của họ.”

Nhưng rồi lấy ai để làm? Bà Lan Phương cho biết, khó khăn lớn nhất của Bibo Mart chính là vấn đề nhân sự.

“Ở Việt Nam, các bạn trẻ có tư duy học hết cấp 3 thì học đại học rồi ra trường làm nghề “sang chảnh”. Họ nghĩ bán hàng không phải là nghề lâu dài. Nếu không muốn làm thì sao làm tốt được. Đầu tiên khi tuyển người vào phải thiết lập lại nhận thức, để khi yêu nghề rồi thì mới muốn làm và làm lâu dài. Việc đào tạo diễn ra lâu, và phải kiếm được thầy giỏi về đào tạo” – bà Lan Phương nói.

Với quan điểm đó, Bibo Mart mạnh tay chi tiền để chiêu mộ những nhân sự hàng đầu ở nước ngoài. Nổi bật như ông Henry Neilson, cựu CEO của Walmart, người có hơn 40 năm với thị trường bán lẻ châu Á; ông Mahes, hiện là COO của Bibo Mart, người có kinh nghiệm quản lý chuỗi 7-Eleven ở Singapore trong gần 30 năm qua. Các cố vấn tại công ty cũng là các chuyên gia đầu ngành cấp quốc tế và khu vực.

Bà Trịnh Lan Phương cho biết, công ty này cũng đã đầu tư hàng triệu USD cho công nghệ và triển khai hệ thống ERP, warehouse, online, CRM. E-commerce đang chiếm tỷ trọng 15% tỷ trọng doanh số.

Những lợi thế đó đã giúp Bibo Mart tiếp cận với khách hàng tốt hơn, mang đến nhiều sự thuận lợi cho khách hàng.

Trước câu hỏi phải làm thế nào với sự đổ bộ của các thương hiệu bán lẻ nước ngoài, bà Trịnh Lan Phương nói:

“Chỉ cần chúng ta gạch đầu dòng những điều kiện cần trong một thị trường tiềm năng như Việt Nam và cố gắng làm đầy đủ các gạch đầu dòng đó là thành công. Doanh nghiệp nào tham gia vào thị trường cũng đều khó khăn. Tôi muốn nói rằng chúng ta cứ tự tin thẳng tiến vì Doanh nghiệp ngoại vào thị trường cùng gặp khó khăn như chúng ta.

Điều cần làm là học tập, bắt kịp kinh nghiệm của họ với một tư duy rộng mở để lĩnh hội cái mới, túm được hành vi tiêu dùng của khách hàng trong kỷ nguyên số. Khi mà khách hàng chuyển dịch hành vi mua hàng dù online hay offline đếu sẵn sàng phục vụ.”

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

CEO VNPT: “Chúng tôi sẽ mở rộng đầu tư ra Châu Á và Châu Âu”

Ông Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc VNPT cho biết, VNPT đang xúc tiến thành lập liên doanh thiết lập mạng viễn thông tại Myanmar. VNPT sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư ra nước ngoài tại một số thị trường như Châu Á và Châu Âu. Ông Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc VNPT cho biết, các sản phẩm công nghiệp của VNPT hiện nay cũng đã được giới thiệu, bán tại 6 nước… Continue readingCEO VNPT: “Chúng tôi sẽ mở rộng đầu tư ra Châu Á và Châu Âu”

Hàng loạt doanh nghiệp “ngoại đạo” ồ ạt lao vào làm bất động sản

Trải qua mùa đại hội cổ đông thường niên năm 2017, nhiều doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh – đầu tư chính là bất động sản nhìn nhận thị trường trong 1-3 năm tới sẽ có nhiều khó khăn, do vậy sẽ thay đổi một số kế hoạch đầu tư theo kiểu vừa làm vừa thăm dò. Trái lại, nhiều doanh nghiệp ngoại đạo, trước giờ không làm gì liên quan đến bất động… Continue readingHàng loạt doanh nghiệp “ngoại đạo” ồ ạt lao vào làm bất động sản

Việt Nam cần làm gì để rút ngắn thâm hụt thương mại với Hàn Quốc?

Doanhnhanvietuc  – Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam, với kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều đạt 43,4 tỷ USD trong năm 2016. Tuy nhiên trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam nhập siêu 23,7 tỷ từ thị trường Hàn Quốc.   Trong những năm qua, việc tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa Việt Nam với Hàn Quốc luôn được Chính phủ hai… Continue readingViệt Nam cần làm gì để rút ngắn thâm hụt thương mại với Hàn Quốc?

Sabeco lên sàn, cục diện thị trường bia xoay chuyển ra sao?

Niêm yết sẽ gỡ bỏ được áp lực về cơ chế nhà nước trên vai Sabeco, tuy nhiên đó cũng là thời điểm doanh nghiệp quàng lên vai nỗi lo bị thâu tóm. Thị phần của Sabeco đang bị thách thức bởi các doanh nghiệp ngoại. Ảnh: PLO Câu chuyện niêm yết của Sabeco đã kéo dài trong vài năm, đến nay đã chính thức thành sự thật khi doanh nghiệp này lên sàn hôm… Continue readingSabeco lên sàn, cục diện thị trường bia xoay chuyển ra sao?

Vỡ mộng ăn nhanh: Lỗ triệu USD, đại gia fastfood đóng cửa

Bùng nổ trong một thời gian ngắn, những tên tuổi lớn về chuỗi cửa hàng ăn nhanh giờ đang dần đóng cửa. Thị trường đồ ăn nhanh từng được dự đoán “hái ra tiền” khi lấy được lòng giới trẻ thì nay ngậm ngùi “sống chậm”. Đua nhau mở chuỗi Cách đây khoảng 10 năm, đi dọc các con phố tại Hà Nội hay TP.HCM, người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy một quán gà… Continue readingVỡ mộng ăn nhanh: Lỗ triệu USD, đại gia fastfood đóng cửa

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm