Gian nan xuất khẩu hàng Việt

Monday, 31/10/2016, 07:11 AM

Với hơn 600 triệu dân, ASEAN được xem là thị trường hấp dẫn nhưng áp lực cạnh tranh ở khu vực này cũng hết sức khốc liệt

Ở các thị trường dễ tính như Campuchia, Lào, Myanmar…, hàng Việt muốn tồn tại phải cạnh tranh quyết liệt với các “ông lớn” đến từ Thái Lan, Trung Quốc.

Thiếu thông tin, sợ cạnh tranh

Ông Diệp Nam Hải, Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Cholimex (Cholimex Food), cho biết hàng Thái bán rất mạnh tại Myanmar và đang mở rộng sang Indonesia, Philippines. Ở những thị trường này, hàng Việt Nam vừa cạnh tranh với hàng nội địa vừa phải chen chân với hàng Thái. Doanh nghiệp (DN) Thái chuẩn bị rất kỹ, có chiến lược khai thác thị trường AEC (Cộng đồng Kinh tế ASEAN) và được chính phủ tích cực hỗ trợ.

Trong khi đó, Việt Nam cũng có các chương trình hỗ trợ DN xúc tiến thương mại nhưng hầu hết chưa vào trọng tâm nên hiệu quả thấp. DN đi phát triển thị trường mới rất cần thông tin chuyên sâu về lĩnh vực này nhưng không có đủ tài lực tự điều tra hay mua kết quả khảo sát từ những công ty chuyên ngành.

“Nếu cơ quan xúc tiến thương mại và các cơ quan hữu quan thiết lập được hệ thống dữ liệu thị trường, cung cấp để làm cơ sở thăm dò, đầu tư phát triển bài bản thì DN đỡ vất vả và đỡ tốn kém hơn, cơ hội thành công sẽ cao hơn” – ông Hải nhìn nhận.

Trong khi hàng hóa từ các nước ASEAN tràn ngập thị trường trong nước, hàng Việt vẫn đang chật vật tìm chỗ đứng ở các nước lân cận Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Trong khi hàng hóa từ các nước ASEAN tràn ngập thị trường trong nước, hàng Việt vẫn đang chật vật tìm chỗ đứng ở các nước lân cận Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ông Hồ Trọng Lai, Trưởng đại diện Công ty Tư vấn và Đầu tư tài chính Waterstone Capital Partners, cho rằng tình trạng thiếu thông tin cùng nỗi sợ hãi quá lớn đã khiến nhiều DN Việt chỉ cố thủ ở thị trường nội địa, ngại mở rộng ra bên ngoài. Cạnh tranh trong khu vực khốc liệt hơn so với cạnh tranh ở những thị trường xa nên DN phải xác định rõ thế mạnh của mình trong ASEAN để tập trung khai thác.

“Sang Thái Lan, tôi thấy họ không trồng được cà phê mà phải nhập từ Việt Nam. Vậy tại sao DN Việt không nghĩ đến chuyện sang Thái mở cơ sở rang xay để bán cà phê? Nghe tôi đề nghị cách làm này, nhiều DN cứ nghĩ là khó quá. Nỗi sợ hãi cạnh tranh của DN Việt là quá lớn nên họ cứ chần chừ, bỏ mất cơ hội” – ông Lai nhận xét.

Đa số DN Việt Nam chọn con đường dễ nhất là xuất khẩu qua đối tác thứ 3 chứ không trực tiếp phát triển thị trường do kém kỹ năng tìm kiếm khách hàng, thiếu thông tin thị trường. Chính vì bị động phát triển thị trường nên dẫn đến hàng Việt Nam kém cạnh tranh. Trong khi đó, DN Thái Lan vào Việt Nam xây dựng hệ thống phân phối, tiếp thị rất mạnh, dán nhãn tiếng Việt lên sản phẩm của mình để người tiêu dùng dễ nhận biết và họ đã thành công.

Không phải thị trường nào cũng dễ dàng cho hàng Việt thâm nhập. Để tới tay người tiêu dùng Malaysia, hàng thực phẩm, đồ uống Việt Nam phải có giấy chứng nhận Halal (xác nhận sản phẩm không có chất cấm theo Luật Hồi giáo và đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm). Để được cấp chứng nhận này là không đơn giản nên xuất khẩu hàng số lượng ít vào thị trường Malaysia, DN Việt sẽ không bù đắp được chi phí hoặc lợi nhuận thấp.

Những tín hiệu tích cực

Muốn xây dựng thương hiệu và giữ được thị phần ở nước ngoài, DN cần phải am hiểu thị trường và kiên trì tiếp thị bởi không thể “ngày một ngày hai” là hàng Việt có chỗ đứng.

Về việc sữa chua Yobi của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh (Bidrico) trụ được ở vùng hẻo lánh của Myanmar, đại diện công ty này giải thích rằng không phải là “ngẫu nhiên”. Ông Trương Vĩnh Công, Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu Bidrico, cho biết phải mất hơn 2 năm tìm hiểu, thâm nhập và tham dự nhiều hội chợ xúc tiến thương mại ở Myanmar, công ty mới bắt đầu có những lô hàng thích hợp xuất sang thị trường này.

Hơn 10 năm trước, đồ chơi trẻ em của Nhựa Chợ Lớn đã tiêu thụ tốt ở Campuchia. Ông Võ Văn Đức Bảy, Phó Giám đốc Công ty Nhựa Chợ Lớn, nhìn nhận Campuchia là thị trường tương đồng với Việt Nam, khá dễ tính và người tiêu dùng có xu hướng gắn bó với thương hiệu đã quen thuộc nên DN nào xây dựng được thị phần sẽ có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, ngay từ khi xâm nhập thị trường này, DN Việt phải chấp nhận cạnh tranh khốc liệt với các DN lớn đến từ Trung Quốc, Thái Lan. DN phải thường xuyên lắng nghe nhu cầu của khách hàng để có mẫu mã, chất lượng và giá thành cạnh tranh được.

“DN Việt xuất ngoại như em bé chọi với gã khổng lồ. Vì vậy, rất cần các chính sách hỗ trợ hàng Việt của nhà nước, từ chi phí xúc tiến thương mại, quảng bá cho đến cung cấp thông tin về thị trường, cạnh tranh để DN hội nhập thành công” – ông Bảy đề xuất.

theo nld.

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm 51,4% điều kiện kinh doanh

Bộ Tài chính cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung 16 Nghị định thuộc nhiều lĩnh vực như kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, xổ số, casino… Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, Bộ đã đề xuất cắt giảm 51,4% tổng số điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý… Continue readingBộ Tài chính đề xuất cắt giảm 51,4% điều kiện kinh doanh

Hàng loạt doanh nghiệp “ngoại đạo” ồ ạt lao vào làm bất động sản

Trải qua mùa đại hội cổ đông thường niên năm 2017, nhiều doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh – đầu tư chính là bất động sản nhìn nhận thị trường trong 1-3 năm tới sẽ có nhiều khó khăn, do vậy sẽ thay đổi một số kế hoạch đầu tư theo kiểu vừa làm vừa thăm dò. Trái lại, nhiều doanh nghiệp ngoại đạo, trước giờ không làm gì liên quan đến bất động… Continue readingHàng loạt doanh nghiệp “ngoại đạo” ồ ạt lao vào làm bất động sản

Báo cáo VEPR: Quá phụ thuộc vào Samsung, LG… Công nghiệp Việt Nam cần giải được bài toán này trước khi nghĩ đến cách mạng 4.0

Doanhnhanvietuc – Tăng trưởng của công nghiệp quý I/2017 thấp nhất trong 5 năm trở lại đây – báo cáo của VEPR nhìn nhận đây như là một dấu hỏi cho sức cạnh tranh của cả nền công nghiệp Ngày hôm qua 10/4, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã công bố Báo cáo kinh tế vĩ Quý I năm 2017 cho nền kinh tế Việt Nam. Về cơ bản, giống như… Continue readingBáo cáo VEPR: Quá phụ thuộc vào Samsung, LG… Công nghiệp Việt Nam cần giải được bài toán này trước khi nghĩ đến cách mạng 4.0

Doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, không có khả năng trả nợ thì cho phá sản

Doanhnhanvietuc – Đa số ý kiến trong Uỷ ban Tài chính Ngân sách đã thống nhất trường hợp nếu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản theo quy định. Sáng nay (25/5), sau phần trình bày của Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng về Tờ trình dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài… Continue readingDoanh nghiệp nhà nước thua lỗ, không có khả năng trả nợ thì cho phá sản

Vì sao nhà đầu tư nước ngoài liên tục rót hàng nghìn tỷ đồng mua mạnh các doanh nghiệp hạ tầng?

Bên cạnh các yếu tố đặc thù, các DN hạ tầng hấp dẫn các tổ chức đầu tư nước ngoài nghiên cứu đầu tư là do quy mô lớn, nguồn thu có thể không cao nhưng an toàn, phù hợp nguồn vốn của một số quỹ nước ngoài được ủy thác. Nước ngoài ‘mê mẩn’ cổ phiếu hạ tầng 9 tháng đầu năm 2017, khối ngoại đã mua ròng hơn 13.500 tỷ đồng trên 2… Continue readingVì sao nhà đầu tư nước ngoài liên tục rót hàng nghìn tỷ đồng mua mạnh các doanh nghiệp hạ tầng?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm