Nâng cấp khu vực thương mại tự do giữa ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Australia-New Zealand

Wednesday, 23/11/2022, 14:17 PM
Các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc thông báo và hoan nghênh việc chính thức khởi động các cuộc đàm phán nâng cấp Khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA).

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 25 tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, hai bên khẳng định các cuộc đàm phán này nhằm đảm bảo rằng ACFTA góp phần làm sâu sắc và mở rộng hơn nữa quan hệ kinh tế song phương cũng như phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19 của cả khu vực.

ACFTA là FTA lâu đời nhất của ASEAN với các đối tác đối thoại. Việc nâng cấp ACFTA gửi đi tín hiệu rằng cả ASEAN và Trung Quốc đều cam kết biến ACFTA trở nên phù hợp hơn với các doanh nghiệp, sẵn sàng cho tương lai và ứng phó với các thách thức toàn cầu.

ACFTA được nâng cấp sẽ bao gồm các lĩnh vực cùng quan tâm, trong đó có kinh tế số, kinh tế xanh, kết nối chuỗi cung ứng, cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME).

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ hai của ASEAN. Năm 2021, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Trung Quốc đạt 669 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2020 bất chấp tác động kéo dài của đại dịch COVID-19.

Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc sang ASEAN lên tới 13,6 tỷ USD, cao gần gấp đôi so với mức 7 tỷ USD vào năm 2020 và chiếm 7,8% tổng vốn FDI vào ASEAN. Theo Ban thư ký ASEAN, trong tương lai, ACFTA được nâng cấp sẽ tiếp tục hỗ trợ các xu hướng và động lực nói trên.

* Các nhà lãnh đạo Campuchia, Brunei – quốc gia điều phối ASEAN về Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), Australia và New Zealand vừa công bố kết thúc các cuộc đàm phán nâng cấp hiệp định này.

Thông tin trên được công bố tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40-41 vừa diễn ra tại Phnom Penh và việc kết thúc đàm phán nâng cấp AANZFTA là một ưu tiên kinh tế quan trọng của Chủ tịch ASEAN Campuchia năm 2022.

Theo thống kê, trao đổi thương mại giữa ASEAN, Australia và New Zealand vẫn mạnh mẽ bất chấp các tác động toàn cầu của đại dịch COVID-19 và căng thẳng địa chính trị. Năm 2021, tổng thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Australia đạt 81,6 tỷ USD, tăng 49% so với năm 2020 và cao hơn so với mức trước COVID-19.

Trong khi đó, thương mại hàng hóa giữa ASEAN và New Zealand đạt 11 tỷ USD vào năm 2021, tăng 22,5% so với năm 2020. Năm 2021, dòng vốn FDI từ Australia và New Zealand vào ASEAN lên tới 589 triệu USD.

Được ký kết tại Thái Lan ngày 27/2/2009, AANZFTA được nâng cấp để đảm bảo phù hợp với mục tiêu và có khả năng ứng phó với các thách thức nổi lên trong tương lai.

Việc nâng cấp cũng nhằm mục đích duy trì tiêu chuẩn cao, phù hợp với các doanh nghiệp, cho phép hiệp định đóng góp hiệu quả vào các nỗ lực phục hồi kinh tế hậu đại dịch cũng như ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu và khu vực.

Các doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc nâng cấp AANZFTA thông qua việc cải thiện các biện pháp minh bạch; giảm chi phí và thời gian xuất nhập khẩu; sử dụng các giải pháp công nghệ cho thương mại; hợp tác trong lĩnh vực công nghệ số, phát triển bền vững và dịch vụ giáo dục; tăng cường sự tham gia của các MSME trong các hoạt động kinh tế, trong đó có mua sắm của chính phủ và đảm bảo dòng hàng hóa thiết yếu trong thời kỳ khủng hoảng.

Tổng thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi – một trong các kiến trúc sư trưởng của AANZFTA – đã lên tiếng hoan nghênh việc kết thúc các cuộc đàm phán nâng cấp AANZFTA. Ông cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của AANZFTA trong việc củng cố không chỉ Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia và Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-New Zealand, mà còn cả hội nhập kinh tế khu vực./.

Nguồn: bnews.vn

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Tâm sự: Bắt quả tang tại trận hành khách Trung Quốc tự ý lục túi người khác trên máy bay tại Đà Nẵng

Khi máy bay chuẩn bị cất cánh, một hành khách phát hiện người Trung Quốc lục túi xách của mình. Vị khách nước ngoài bị cảnh cáo về hành vi trên và chuyến bay trễ hơn một giờ. Chiều 6/11, lãnh đạo Trung tâm An ninh hàng không (Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng) xác nhận một người Trung Quốc có hành vi lục túi xách của hành khách khác. Đây là nguyên nhân… Continue readingTâm sự: Bắt quả tang tại trận hành khách Trung Quốc tự ý lục túi người khác trên máy bay tại Đà Nẵng

Trung Quốc đổ vốn vào Việt Nam, nỗi sợ thâu tóm và công nghệ cũ

Doanhnhanvietuc – Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn thứ 4 của Việt Nam trong 5 tháng qua với số vốn đầu tư đạt 1 tỷ USD, trong đó số lượt góp vốn mua cổ phần chiếm rất lớn. Số liệu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư – KH&ĐT) vừa công bố gần đây là minh chứng cho điều này. Cụ… Continue readingTrung Quốc đổ vốn vào Việt Nam, nỗi sợ thâu tóm và công nghệ cũ

Lý do Australia đối mặt khủng hoảng năng lượng dù có nguồn cung dồi dào

Australia đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng mặc dù có nguồn khí đốt tự nhiên và than đá dồi dào. Tàu chở than khai thác tại cảng Newcastle. Ảnh: LLI Australia đang trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng mặc dù nước này nổi tiếng là nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu. Sự kết hợp của nhiều thách thức đã dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng và giá tiêu… Continue readingLý do Australia đối mặt khủng hoảng năng lượng dù có nguồn cung dồi dào

ASEAN, Australia, New Zealand nhất trí nâng cấp AANZFTA

Ngày 13/11, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern thông báo nước này cùng Australia và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí nâng cấp hiệp định thương mại tự do giữa ba bên (AANZFTA). Cam kết được đưa ra trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị cấp cao liên quan, vừa bế mạc chiều cùng ngày tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia.  Thủ tướng New… Continue readingASEAN, Australia, New Zealand nhất trí nâng cấp AANZFTA

Đổ 290 tỷ USD, liệu Trung Quốc có thể biến vũng lầy thành tân Thâm Quyến?

Doanhnhanvietuc – Bất chấp mùi hôi hám cùng vùng đầm lầy hoang vu, những người tìm kiếm cơ hội đổi đời vẫn đổ xô tới Xiongan, khu vực được chọn để xây dựng đặc khu kinh tế mới của Bắc Kinh. rên chuyến tàu đêm từ quê nhà Trùng Khánh, Xie Lanyou là một trong rất nhiều người đổ xô tới Xiongan cách đó 1.600 km. Vùng nông thôn hẻo lánh này chợt náo nhiệt lạ… Continue readingĐổ 290 tỷ USD, liệu Trung Quốc có thể biến vũng lầy thành tân Thâm Quyến?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm