Australia có theo kịp Trung Quốc trong cuộc đua tiếp cận khoáng sản quan trọng?

Tuesday, 11/07/2023, 14:25 PM
Theo tạp chí The Financial Review, thế giới đang chạy đua nhằm thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc, quốc gia đi đầu về các khoáng sản quan trọng.

 

 

Australia đang ở một vị trí khởi đầu thuận lợi nhờ nguồn đất hiếm dồi dào, nhưng liệu nước này có thể theo kịp Trung Quốc?

* Cuộc đua tiếp cận các loại khoáng sản quan trọng nóng lên

Có một điểm chung trong những động thái gần đây của Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tỷ phú ngành khai mỏ giàu nhất Australia, Andrew Forrest. Tất cả những bước đi của họ đều nhằm mục đích thúc đẩy cuộc đua đang diễn ra gay gắt trên toàn cầu nhằm tiếp cận các loại khoáng sản quan trọng, có vai trò quyết định đến tương lai tiến trình trung hòa carbon và các công nghệ tiên tiến khác.

Tổng thống Indonesia Widodo muốn tiếp cận nguồn cung lithium của Australia để bổ sung cho nguồn nickel, với kỳ vọng biến Indonesia thành nhà sản xuất pin xe điện lớn mạnh và có tiềm năng để phát triển một ngành công nghiệp ô tô mới.

Trong khi đó, thông báo bất ngờ của Chính phủ Trung Quốc trong việc hạn chế xuất khẩu gallium và germanium từ ngày 1/8 tới là một bằng chứng rõ ràng khác cho hay Trung Quốc sẵn sàng khai thác thế mạnh của mình trong cung cấp các khoáng sản quan trọng để phục vụ các mục đích chiến lược.

Trong khi đó, Indonesia dường như thể hiện quyết tâm với con đường dài hạn của mình bằng động thái áp đặt lệnh cấm xuất khẩu nickel chưa qua tinh chế nhằm thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vào chế biến và sản xuất ở trong nước.

Con đường của Australia ít được định hình rõ hơn dù Chính phủ Australia có những lời hoa mỹ và nước này tăng cường đầu tư vào các dự án khai khoáng và chế biến khoáng sản quan trọng (thường có sự hợp tác với các đối tác nước ngoài). Australia đang là nhà sản xuất lithium lớn nhất, nhà sản xuất cobalt lớn thứ ba và nhà sản xuất đất hiếm lớn thứ tư thế giới. “Giấc mơ” của Australia cần lớn hơn và rộng mở hơn rất nhiều.

* Cuộc đua đang tăng tốc

Cuộc đua giữa các quốc gia về khoáng sản quan trọng đang được tăng tốc mạnh mẽ. Mặc dù Australia được thiên nhiên ưu đãi với trữ lượng khoáng sản quan trọng dồi dào, nhưng đây không phải là yếu tố đảm bảo rằng Chính phủ Công đảng hoặc chính phủ kế nhiệm có thể phát triển các ngành công nghiệp mới và cơ hội ở quy mô lớn.

Chiến lược khoáng sản quan trọng do Bộ trưởng Tài nguyên Madeleine King công bố hồi tháng trước đã mô tả về tiềm năng nhiều hơn là trình bày một cách chi tiết về các bước đi thực tế.

Ngược lại, ở Trung Quốc, Chính phủ nước này tập trung tuyệt đối vào chiến lược trong hơn 3 thập kỷ qua. Vào những năm 1990, Trung Quốc đã nhận ra rằng họ nên tập trung nỗ lực để giành ưu thế trong tăng trưởng và thúc đẩy nguồn cung phục vụ ngành công nghiệp khoáng sản quan trọng, từ công đoạn khai thác cho đến chế biến và sản xuất, một ngành công nghiệp có giá trị thấp lúc bấy giờ.

Khi thế giới nhận ra một cách muộn màng, cách tiếp cận “theo đuổi một mục đích duy nhất” này của Trung Quốc đã khiến họ trở thành quốc gia nắm giữ chủ yếu các nguồn cung khoáng sản quan trọng, kim loại và các nguyên liệu sản xuất nam châm, những nguyên liệu đóng vai trò nền tảng cho các ngành công nghiệp tương lai.

Trung Quốc sản xuất hơn 80% lượng đất hiếm (đã tách các nguyên tố) trên toàn cầu. Australia chiếm 53% sản lượng lithium trên toàn cầu vào năm 2022 và đã xuất khẩu 96% số đó sang Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc chiếm hơn 70% thị phần trong lĩnh vực chế biến và sản xuất các khoáng sản quan trọng khác như antimon, bismuth và vonfram.

Đối với phương Tây, việc sẵn sàng chấp nhận trình độ và sự chi phối ngày càng lớn của Trung Quốc dường như hợp lý về mặt thương mại.

Các công ty khai thác lithium của Australia chỉ là một trong số những người được hưởng lợi, với giá trị xuất khẩu tăng lên 19 tỷ AUD (12,6 tỷ USD) vào năm 2022, gấp 4 lần so với năm 2021. Tuy nhiên, chiến lược tổng thể của các quốc gia phương Tây hiện đang có vẻ ngày càng rủi ro hơn, xét về mặt kinh tế và địa chiến lược ở phạm vi rộng.

Đó là lý do tại sao các nước phương Tây, trong đó có cả Australia, đang gấp rút phát triển nguồn lực về con người, kỹ năng và công nghệ để thay thế.

Tuyên bố gần đây của Trung Quốc trong việc bất ngờ hạn chế xuất khẩu 2 loại khoáng sản và kim loại quan trọng (ít người từng nghe tới) đã ngay lập tức làm dấy lên những lo ngại lớn và những lo ngại này đang lan rộng trên toàn cầu. Cả gallium và germanium và các sản phẩm phụ của chúng đều không được giao dịch với số lượng lớn, nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn tốc độ cao, cùng với khả năng ứng dụng trong các lĩnh vực quốc phòng, thiết bị liên lạc vô tuyến và xe điện.

Động thái của Trung Quốc được nhiều người coi là một dấu hiệu cảnh báo tiếp theo nhằm vào Mỹ trong khi Mỹ nỗ lực kiềm chế Trung Quốc tiếp cận các thiết bị sản xuất chip tiên tiến có vai trò thiết yếu đối với tăng trưởng kinh tế và an ninh quốc gia. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang xem xét áp dụng các biện pháp hạn chế hơn nữa đối với việc cung cấp các vi mạch điện tử cho Trung Quốc.

Cam kết của Chính phủ Australia đối với khoản cho vay trị giá 500 triệu AUD thông qua Quỹ Cơ sở hạ tầng Bắc Australia hầu như không có tác động đến các dự án mới quy mô lớn của Mỹ.

Chính phủ bang Tây Australia, một bang phát triển giàu có nhờ tài nguyên thiên nhiên, đang tự tin với một làn sóng chế biến và sản xuất khoáng sản quan trọng mới. Bang này vẫn đang rất hoan nghênh các hoạt động đầu tư từ Trung Quốc và quan hệ hợp tác với nước này để tạo ra sự bùng nổ mới./.

Nguồn: bnews.vn

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Australia triệu hồi toàn bộ đại sứ trên thế giới

Australia sẽ triệu hồi tạm thời tất cả các đại sứ của nước này nhằm bàn luận chính sách đối ngoại mới trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều bất ổn. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop. Ảnh: keywordsuggest.org. Sydney Morning Herald ngày 28/1 cho hay 113 người đứng đầu các phái đoàn trong đó có các đại sứ, cao ủy và tổng lãnh sự, sẽ về nước trong 3 ngày đầu tiên của… Continue readingAustralia triệu hồi toàn bộ đại sứ trên thế giới

Dấu hiệu về sự kết thúc kỷ nguyên bùng nổ xuất khẩu tài nguyên của Australia

Sự bùng nổ chưa từng có về giá trị xuất khẩu tài nguyên của Australia sắp kết thúc trong bối cảnh có những dự báo doanh thu từ quặng sắt, than đá và khí đốt của quốc gia này sẽ “lao dốc”. Mỏ than tại khu vực nhà máy nhiệt điện than Loy Yang ở thung lũng Latrobe thuộc bang Victoria, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN   Sự bùng nổ chưa từng có về giá trị xuất… Continue readingDấu hiệu về sự kết thúc kỷ nguyên bùng nổ xuất khẩu tài nguyên của Australia

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam tiếp đoàn đại diện Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia

Vừa qua, đoàn công tác Hội doanh nhân VBAA đã có buổi gặp gỡ và làm việc với Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam tại thành phố Hà Nội. Trọng tài quốc tế là cơ quan hoặc phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thuộc lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp quốc tế mà pháp luật cho phép được giải quyết bằng trọng tài. Trọng tài… Continue readingTrung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam tiếp đoàn đại diện Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia

Chính Phủ Australia khởi động Chương trình Viện trợ Trực tiếp năm 2017-2018

Từ thứ Ba ngày 15-8, Đại sứ quán Australia tại Hà Nội bắt đầu tiếp nhận hồ sơ cho Chương trình Viện trợ Trực tiếp của Chính phủ Australia (DAP) dành cho các dự án tại các tỉnh phía Bắc đến Thừa Thiên – Huế trong năm 2017-2018. – Chính phủ Australia dành các khoản viện trợ nhỏ tối đa 60.000 đô la Australia cho các tổ chức phi chính phủ, nhóm cộng đồng và các đoàn… Continue readingChính Phủ Australia khởi động Chương trình Viện trợ Trực tiếp năm 2017-2018

Chi tiêu cho giáo dục của Australia giảm trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19

Chi tiêu cho giáo dục công tại Australia đã giảm trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19. Đây là kết luận trong báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố ngày 3/10. Sinh viên xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Sydney, Australia, ngày 9/8/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo báo cáo trên, chi tiêu của Chính phủ Australia cho giáo dục giảm gần 2% trong… Continue readingChi tiêu cho giáo dục của Australia giảm trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm