Nhật Bản thông qua TPP để nhanh chóng tiến tới RCEP

Saturday, 10/12/2016, 08:22 AM

Phòng thương mại và công nghiệp Nhật Bản (JCCI) cũng nhận định rằng có nhiều doanh nghiệp nước này quan tâm đến RCEP hơn là TPP.

Nhật Bản thông qua TPP để nhanh chóng tiến tới RCEP

Bất chấp sự quan tâm của các nền kinh tế Châu Á đang chuyển sự chú ý từ Hiệp định Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sang thỏa thuận thương mại mới khởi xướng bởi Trung Quốc, Nhật Bản mới đây vẫn thông qua hiệp định gồm 12 nước thành viên này.

Thượng viện Nhật Bản mới đây đã thông qua hiệp định TPP, qua đó chính thức thông qua hoàn toàn bản thỏa thuận thương mại này. Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, ông Yoshihide Suga cho biết đây là một thông điệp mạnh mẽ cho thấy chính quyền Tokyo cam kết thúc đẩy tự do thương mại, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của TPP và kêu gọi các nước nhanh chóng thông qua thỏa thuận này.

Bất chấp những lời tuyên bố hoành tráng từ chính phủ, giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản lại khá thờ ơ với kết quả trên khi họ cho rằng hiệp định TPP gần như đã chết với tuyên bố của Tổng thống mới đắc cử Mỹ Donald Trump. Trước đó, ông Trump tuyên bố một trong những việc mình làm ngay khi nhậm chức là thương thảo lại TPP và tỏ ý muốn thực hiện một cuộc đàm phán song phương thay vì một hiệp định đa phương như vậy.

Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lại đặt khá nhiều kỳ vọng vào hiệp định TPP khi cho rằng thỏa thuận này có thể thúc đầy tăng trưởng GDP 121 tỷ USD cũng như tạo thêm khoảng 800.000 việc làm mới cho đất nước.

Trung Quốc chen chân

Trong khi các nền kinh tế Châu Á dần mất kiên nhẫn với TPP thì hiện Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) do Trung Quốc khởi xướng lại đang thu hút được nhiều sự chú ý. Bộ trưởng Thương mại Indonesia, ông Enggartiasto Lukita cho biết quốc gia này đang cố gắng thúc đẩy một vòng đàm phán mới cho hiệp định này, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác tìm giải pháp thay thế cho TPP.

Hiệp định RCEP là một bản thỏa thuận thương mại lớn với dự kiến khoảng 16 nước, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước ASEAN dù tổng GDP của hiệp định nhỏ hơn TPP.

Dẫu vậy, tổng dân số các thành viên tham gia RCEP lại lớn hơn TPP và hầu hết các nền kinh tế cũng thuộc dạng mới nổi, có tiềm năng tăng trưởng cao.

Thậm chí, Phòng thương mại và công nghiệp Nhật Bản (JCCI) cũng nhận định rằng có nhiều doanh nghiệp nước này quan tâm đến RCEP hơn là TPP.

Mặc dù vậy, cuộc đàm phán về RCEP hiện đang gặp nhiều trở ngại khi các thành viên của TPP như Nhật Bản muốn công ty thương mại điện tử của họ được hoạt động trong khu vực của RCEP mà không phải đặt máy chủ ở địa phương theo luật định. Đây là điều mà Trung Quốc không đồng ý do lo ngại về vấn đề an ninh.

Phía Nhật Bản cũng cho biết TPP có những tiêu chuẩn khá cao cho các công ty nhà nước đang được “bao bọc” ở Châu Á, trong khi Trung Quốc và nhiều nước ASEAN không muốn những tiêu chuẩn này.

Hiện rất nhiều nước muốn đàm phán xong RCEP trước cuối năm 2017 nhằm kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN. Trong khi đó, Nhật Bản lại muốn một hiệp định thương mại vững chắc hơn là nhanh chóng ký được thỏa thuận.

Trước tình hình TPP đang gặp rắc rối, nhiều quốc gia như Trung Quốc đang cố gắng chứng tỏ thiện chí đàm phán và nhượng bộ trong một số lĩnh vực. Thậm chí có nguồn tin cho rằng Ấn Độ cũng đang rất nhiệt tình với hiệp định RCEP và có thể hoàn tất thông qua chúng chỉ trong vòng 6 tháng tới.

Với động thái thông qua TPP, Nhật Bản đang cho thấy dấu hiệu muốn thúc đẩy RCEP nhanh hơn nữa để thúc đẩy một hiệp định thương mại tự do trong khu vực.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Chuyên gia quốc tế phân tích: Vì sao không nên tái đàm phán TPP với Mỹ?

Doanhnhanvietuc – Theo ông Stephen Grenville, thành viên không trực thuộc Viện nghiên cứu Lowy tại Sydney, các nước châu Á – Thái Bình Dương nên hoan nghênh sự trở lại của Hoa Kỳ, nhưng chỉ khi các điều khoản hiện tại được giữ nguyên. Một năm về trước, Hoa Kỳ rút khỏi TPP khi Hiệp định gần tiến đến thống nhất. Nhưng gần đây, Tổng thống Donald Trump cho biết Hoa Kỳ sẽ cân… Continue readingChuyên gia quốc tế phân tích: Vì sao không nên tái đàm phán TPP với Mỹ?

Canada: TPP-11 đã đạt thỏa thuận về “các yếu tố cốt lõi”

Doanhnhanvietuc – CBC dẫn lời một đại diện của đoàn đàm phán Canada cho biết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP-11) đã đạt được những thỏa thuận về “các yếu tốt cốt lõi” sau chuỗi ngày đàm phán căng thẳng ở Đà Nẵng, Việt Nam. Trong khi đó, Bloomberg dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết 11 thành viên còn lại của TPP cũng đã đảm bảo một… Continue readingCanada: TPP-11 đã đạt thỏa thuận về “các yếu tố cốt lõi”

Vietjet vừa ký “thỏa thuận quan trọng nhất từ trước đến nay” và nó có thể thay đổi hoàn toàn hãng hàng không này

Vietjet và Japan Airlines sẽ hợp tác cùng nhau trong nhiều lĩnh vực bao gồm cả việc thúc đẩy khai thác đường bay béo bở giữa Việt Nam – Nhật Bản với hơn 1 triệu lượt khách mỗi năm. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo tại lễ ký kết hợp tác với Japan Airlines. CEO Vietjet Air bà Nguyễn Thị Phương Thảo là một người khá tỉ mỉ trong cuộc sống cá nhân. Bà không bao… Continue readingVietjet vừa ký “thỏa thuận quan trọng nhất từ trước đến nay” và nó có thể thay đổi hoàn toàn hãng hàng không này

Những yếu tố giúp Flora Fuji chinh phục khách hàng

Khu căn hộ Flora Fuji của Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long vừa tung ra thị trường đã được khách hàng đón nhận nồng nhiệt với hơn 300 căn được giao dịch thành công. Dưới đây là những yếu tố quan trọng giúp Flora Fuji chinh phục khách hàng. Môi trường sống trong lành, nhiều cây xanh là một ưu thế lớn của căn hộ Flora Fuji. Vị trí đắc địa Flora Fuji… Continue readingNhững yếu tố giúp Flora Fuji chinh phục khách hàng

“Quần hùng tranh bá”: Foxconn sẵn sàng trả 27 tỷ USD tranh giành mảng chip nhớ của Toshiba

Doanhnhanvietuc – Giới chức Nhật Bản muốn Toshiba bán mảng chip nhớ cho đối tác trong nước, trong khi các thương hiệu nước ngoài lại tỏ ra tích cực và sốt sắng hơn cả. Dự kiến người thắng thầu sẽ được công bố vài tuần tới. Công ty Hon Hai Precision Industry của Đài Loan, hay còn được biết đến với cái tên Foxconn, SK Hynix của Hàn Quốc và nhà sản xuất chip Broadcom… Continue reading“Quần hùng tranh bá”: Foxconn sẵn sàng trả 27 tỷ USD tranh giành mảng chip nhớ của Toshiba

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm