SCIC công bố lịch trình thoái vốn tại 5 công ty, dự thu trên 10.000 tỉ đồng

Sunday, 19/11/2017, 00:55 AM

Doanhnhanvietuc – Nhà nước vừa thu về gần 9.000 tỉ đồng khi nhà đầu tư Singapore mua nguyên lô 48.333.400 cổ phiếu Vinamilk với giá 186.000 đồng/cổ phiếu. Trước đó, Công ty Jardine Cycle & Carriage cho biết, Quỹ Platinum Victory đã mua thêm 12,8 triệu cổ phiếu VNM trên thị trường để nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty Sữa Việt Nam lên gần 9%. Sau giao dịch này công ty tại Singapore đang nắm giữ 129,1 triệu cổ phiếu VNM, giá trị thị trường hơn 1 tỷ USD. Jardine C&C hiện là cổ đông lớn thứ 3 sau SCIC và F&N, tập đoàn của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi.

Vinamilk vẫn là khoản đầu tư có giá trị lớn nhất của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Với 36% sở hữu còn lại, SCIC có quyền biểu quyết ở Vinamilk. Nước ngoài đang nắm giữ 56,5% cổ phần công ty sữa đầu ngành này.

Cùng với đợt thoái vốn thành công tại Vinamilk, SCIC vừa công bố lịch trình thoái vốn tại: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Domesco (DMC – Hose); Tổng công ty Cổ phần Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (VCG – Hnx); Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP – Hose); Công ty Cổ phần Nhựa Tiền Phong (NTP – Hnx); Công ty Cổ phần FPT (FPT – Hose). Trong số này có ba doanh nghiệp nằm trong danh sách được Chính phủ cho phép thoái hết vốn nhà nước từ năm 2015, nhưng đến nay mới được chuẩn bị thực hiện là BMP, NTP, FPT.

Căn cứ vào thị giá các cổ phiếu hiện nay, việc thoái vốn tại 5 doanh nghiệp sẽ mang về cho SCIC tổng cộng 10.266 tỉ đồng. Giữa năm nay, danh mục đầu tư của SCIC có 130 doanh nghiệp, kể cả Vinamilk, với giá thị trường khi đó ước 5 tỉ USD.

Năm 2017, SCIC lên kế hoạch thoái vốn tại 85 doanh nghiệp. Nhưng tính đến nay, SCIC mới chỉ hoàn thành thoái vốn tại 20 doanh nghiệp nhà nước. Vì thế, áp lực thoái vốn trong quý IV/2017 là khá lớn, nhất là khi trong danh sách này, nhiều công ty ít được nhà đầu tư chú ý. Trong đó, SCIC sẽ tiếp tục bán thêm gần 1.000 tỷ đồng cổ phiếu tính theo giá trị sổ sách tại các doanh nghiệp đầu ngành gồm Nhựa Bình Minh, Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Domesco và FPT ngay trong tháng 12/2017.

Cuối năm là thời điểm rất phù hợp để SCIC bán vốn nhưng hiện P/E của 3 trong 4 doanh nghiệp bán vốn lần này đều đã quanh ngưỡng 14,15, thậm chí DMC còn cao hơn ở mức trên 22, nghĩa là không còn quá rẻ nữa.

Với đợt thoái vốn mới, SCIC có nhiều thay đổi về quy trình, thủ tục, đặc biệt quan tâm đến quá trình đấu thầu để tăng tính minh bạch thay vì chỉ bán riêng phần lớn cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược như trước kia. Các buổi roadshow chào hàng không chỉ nhằm mục đích quảng bá mà còn để tìm hiểu nhu cầu thực tế của giới đầu tư. Từ đây, SCIC có thể ước lượng mức độ tiềm năng của đợt thoái vốn, tham khảo cung cầu thị trường, thêm cơ sở để xác định mức giá khởi điểm phù hợp.

SCIC cũng chọn cách giao dịch đối ứng trực tiếp qua sàn chứng khoán nếu giá thắng thầu nằm trong khoảng giá đưa ra. SCIC cũng đã có những quyết định đơn giản hóa về mặt quy trình, thủ tục.

Theo Nhipcaudautu

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thoái vốn khỏi Quốc Cường Gia Lai (QCG), VinaCapital đã chấp nhận cắt lỗ sau 7 năm đầu tư “đau thương”

Doanhnhanvietuc – Các quỹ thuộc VinaCapital đã bán ra toàn bộ 29,42 triệu cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai (QCG) trong phiên 3/5/2017 và thu về 250 tỷ đồng. Theo thông tin từ Sở GDCK TP.HCM (HoSE), các quỹ VOF Investment Limited, Asia Investment & Finance Limited và VOF PE Holding 5 Limited thuộc Vinacapital đã bán ra toàn bộ 29,42 triệu cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai (QCG) đang nắm giữ, tương ứng 10,69% vốn… Continue readingThoái vốn khỏi Quốc Cường Gia Lai (QCG), VinaCapital đã chấp nhận cắt lỗ sau 7 năm đầu tư “đau thương”

Thoái vốn Nhà nước trong 8 tháng thu về hơn 15.800 tỷ đồng

Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính cho biết, trong 8 tháng qua, các doanh nghiệp Nhà nước đã thoái vốn được 3.713 tỷ đồng, thu về 15.803 tỷ đồng (bao gồm cả các khoản thoái vốn trong năm 2016 các đơn vị mới báo cáo trong 8 tháng). Trong số vốn thu về đó, thoái vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm (chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng tài chính, bất động… Continue readingThoái vốn Nhà nước trong 8 tháng thu về hơn 15.800 tỷ đồng

SCIC sắp công bố danh sách 137 doanh nghiệp được thoái vốn, bán Nhựa Tiền Phong ngay năm 2017

Doanhnhanvietuc – Đây là thông tin được ông Nguyễn Trí Thành, Phó Tổng Giám đốc SCIC chia sẻ mới đây tại ĐHĐCĐ thường niên Nhựa Tiền Phong. Bản thân Nhựa Tiền Phong (NTP) cũng là doanh nghiệp mà Nhà nước sẽ triển khai thoái vốn ngay trong năm nay. Ngày 15/ 4/2017 , CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã NTP -HNX) đã tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2017. Các năm gần đây, một… Continue readingSCIC sắp công bố danh sách 137 doanh nghiệp được thoái vốn, bán Nhựa Tiền Phong ngay năm 2017

VEPR: Nhiều ngân hàng ngoại thoái vốn cho thấy tính hấp dẫn của hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam đang suy giảm

Doanhnhanvietuc – Báo cáo của VEPR đã nhấn mạnh về môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam với tình trạng nhiều ngân hàng nước ngoài thoái vốn và thu hẹp hoạt động ở Việt Nam trong thời gian qua. Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô quý II/2017 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), một điểm đáng lưu ý trong thời gian qua là tình trạng nhiều ngân hàng nước… Continue readingVEPR: Nhiều ngân hàng ngoại thoái vốn cho thấy tính hấp dẫn của hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam đang suy giảm

SCIC rút lui, Thái Hưng đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Tisco lên 20%

Doanhnhanvietuc.com – Trước đó chỉ mấy ngày, Thái Hưng đã rót thêm hơn 200 tỷ đồng để mua vào hơn 18 triệu cổ phiếu TIS của Tisco. CTCP Thương Mại Thái Hưng vừa có báo cáo về giao dịch cổ phiếu TIS của CTCP Gang Thép Thái Nguyên (Tisco). Theo đó, ngày 3/5 vừa qua, Thái Hưng đã mua vào 4,5 triệu cổ phiếu TIS, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 36,8 triệu cổ phiếu… Continue readingSCIC rút lui, Thái Hưng đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Tisco lên 20%

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm