Sụt lún đang lan rộng khắp Sài Gòn

Sunday, 23/04/2017, 11:22 AM

Doanhnhanvietuc – Từ vài điểm nhỏ trên địa bàn bị biến dạng sụt lún, sau 20 năm tình trạng lún mặt đất đã lan rộng khắp TP HCM, tác động xấu đến cơ sở hạ tầng và đời sống người dân.

PGS.TS Lê Văn Trung (trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP HCM) và cộng sự vừa đưa ra những số liệu về tình trạng sụt lún mặt đất tại thành phố. Nó được cho là làm hạ thấp các mốc độ cao quốc gia trên địa bàn, ảnh hưởng lớn đến việc xác định cốt nền xây dựng, thiết kế và thi công các công trình chống ngập.

“Đây là vấn đề đáng báo động để có giải pháp kịp thời phục vụ phát triển bền vững TP HCM. Nhất là đối với các công trình thoát nước, chống ngập triều hiện nay”, ông Trung nói.

Sụt lún mặt đường năm 2010. Ảnh: T.M

Theo nghiên cứu, 20 năm trước, biến dạng lún xuất hiện lần đầu tại một vùng nhỏ thuộc quận 6 và Bình Thạnh. Vài năm sau lan ra các quận 7, 8, 9, 11, 12, Tân Phú, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp và huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè.

Giai đoạn 2002-2010, nền đất TP HCM không phát triển nhiều vùng lún mới nhưng độ lún tăng nhanh tại quận 9, Bình Thạnh, Thủ Đức và các huyện Hóc Môn, Bình Chánh với giá trị cao nhất lên đến 309 mm.

Từ năm 2011 đến nay, khu vực trung tâm thành phố tương đối ổn định, vùng lún chủ yếu xuất hiện tại Nhà Bè, Bình Chánh.

Vì sao nền đất Sài Gòn sụt lún?

Qua phân tích điều kiện địa hình, địa chất công trình, thủy văn và đặc điểm về mật độ dân số, xây dựng… nhóm nghiên cứu kết luận nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sụt lún là khai thác nước ngầm, xây dựng công trình trên nền đất yếu và do hoạt động giao thông.

Ông Trung phân tích thêm, thành phố có địa hình bằng phẳng và thấp, thường xuyên bị ngập do triều. Trong quá trình đô thị hóa, các quận mới và khu công nghiệp đều dùng nước ngầm như nguồn nước chính. Việc bêtông hóa bề mặt trong quá trình xây dựng đã làm tăng diện tích bề mặt không thấm, ngăn quá trình thấm từ trên xuống tầng chứa nước.

Kết quả tính toán từ các nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ bêtông hoá đô thị và việc khai thác nước ngầm quá mức đã làm hạ mực nước dưới đất trung bình 2 m mỗi năm.

Với hơn 60% diện tích đất có địa hình thấp (dưới 2 m), lún mặt đất có ảnh hướng lớn với những khu vực ngập triều và làm hư hỏng các công trình trong quá trình phát triển của đô thị.

“Ước tính, đến năm 2070 mực nước biển tăng lên 50 cm. Nếu không có giải pháp quản lý kịp thời, lún mặt đất kết hợp với sự dâng cao của mực nước biển sẽ tạo ra áp lực rất lớn đến chương trình điều hành thoát nước và chống ngập của thành phố”, ông Trung cảnh báo.

Chuyên gia nhận định, so với các đô thị lớn trên thế giới như Mexico, Thượng Hải và một số thành phố lớn ở Nhật, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của lún mặt đất theo thời gian ở TP HCM không đáng kể.

“Tuy nhiên, nếu không có biện pháp kịp thời, sự phát sinh và mở rộng vùng hạ thấp dần độ cao sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hạ tầng của thành phố. Đặc biệt là công trình metro, chống ngập triều, việc xác định cốt nền xây dựng và đời sống người dân ở khu vực có địa hình thấp”, ông nói.

Mống chân cầu bộ hành trên đường Võ Văn Kiệt (quận 8, TP HCM) bị sụt lún khá nghiêm trọng hồi tháng 6/2015. Ảnh: Mạnh Tùng.

Giải pháp hạn chế sụt lún

Từ những dữ liệu trên, nhóm nghiên cứu đề xuất những giải pháp hạn chế sụt lún mặt đất TP HCM như: không phát triển đô thị trên vùng đất yếu, có địa hình thấp (dưới 2 m); tạo triệt để phân vùng cấm và hạn chế xây dựng mới các công trình khai thác nước dưới đất.

Ngoài ra, để hạn chế việc hình thành các phễu hạ thấp mực nước ngầm, phải cung cung cấp nước mặt đủ cho nhu cầu sử dụng các khu đô thị mới và khu công nghiệp. Song song với giải pháp trên, thành phố nên nghiên cứu biện pháp cụ thể bổ cập nước mưa cho từng tầng chứa nước, hồ điều tiết, thay vì để nước mưa tràn lan trên mặt đất gây ngập.

Theo nhóm nghiên cứu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cung cấp cho TP HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long kết quả kiểm tra mốc độ cao tại khu vực vào năm 2014 và 2015. Do đó, thành phố nên cung cấp sớm cho các cơ quan khảo sát thành lập bản đồ, quy hoạch thiết kế và thi công công trình để cập nhật và xác định đúng cao trình (theo hệ tham chiếu quốc gia).

Nghiên cứu của nhóm chuyên gia được thực hiện bằng phân tích dữ liệu, hình ảnh từ năm 1992 và liên tục được giám sát, cập nhật theo “đặt hàng” của TP HCM khi tình trạng lún mặt đất trên địa bàn đang rất được quan tâm.

Theo Vnexpress

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Vietlott thu hơn 1.000 tỷ trong 3 tháng, Sài Gòn chiếm hơn một nửa

Doanhnhanvietuc – 3 tháng đầu năm, Vietlott đạt mức doanh thu 1.037 tỷ đồng. TP.HCM là nơi chiếm hơn nửa doanh thu. Công ty MTV Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) vừa công bố kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm với tổng mức doanh thu tính đến 31/3 đạt 1.037.876.490.000 đồng. TP.HCM vẫn là thị trường mang lại doanh thu lớn nhất, đạt 544 tỷ đồng. Thị trường này cũng là nơi bán… Continue readingVietlott thu hơn 1.000 tỷ trong 3 tháng, Sài Gòn chiếm hơn một nửa

Đầu tháng 6/2017, “chúa đảo” Đào Hồng Tuyển sẽ di dời chợ hoá chất Kim Biên Sài Gòn về vị trí mới

Doanhnhanvietuc – Hồi tháng 2/2017, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch triển khai Đề án thành lập Trung tâm Kinh doanh hương liệu và hóa chất TP.HCM để giám sát tiến độ thực hiện các công việc thuộc giai đoạn 2 và 3, giải quyết tình trạng tồn trữ hóa chất gây mất an toàn trong khu dân cư… Ngay sau đó, Tập đoàn Tuần Châu đã có văn bản đề xuất xin đầu tư… Continue readingĐầu tháng 6/2017, “chúa đảo” Đào Hồng Tuyển sẽ di dời chợ hoá chất Kim Biên Sài Gòn về vị trí mới

Lỗ 60 tỷ đồng, một bệnh viện quốc tế ở Sài Gòn đóng cửa

Doanhnhanvietuc – Hội đồng quản trị (HĐQT) Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phúc An Khang quyết định đóng cửa bệnh viện do kinh doanh thua lỗ. Theo ông Diệp Văn Phát, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bệnh viện Quốc tế Phúc An Khang, sau hơn 2 năm hoạt động, bệnh viện đã lỗ lũy kế trên 60 tỷ đồng, chưa bao gồm lãi vay ban đầu. Đến nay, đơn vị này không còn… Continue readingLỗ 60 tỷ đồng, một bệnh viện quốc tế ở Sài Gòn đóng cửa

Khu đất vàng 23 Lê Duẩn (Sài Gòn) chính thức về tay Tân Hoàng Minh

Doanhnhanvietuc – Đại diện Tân Hoàng Minh cho biết, công ty đã nhận bàn giao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khu đất này trong ngày 23/5 vừa qua. Dự kiến, quý III/2017, dự án khu phức hợp văn phòng, trung tâm thương mại dịch vụ tại đây sẽ được khởi công. Về nghĩa vụ tài chính, Tân Hoàng Minh cho biết thêm đã hoàn thành việc nộp hơn 1.693 tỷ đồng tiền… Continue readingKhu đất vàng 23 Lê Duẩn (Sài Gòn) chính thức về tay Tân Hoàng Minh

Băng giang hồ cầm đầu sòng bạc trong chung cư ở Sài Gòn

Mang 3 tiền án và có tiếng tăm trong “thế giới ngầm” ở Sài Gòn, ông Duy cùng đàn em thuê 4 căn hộ liền nhau cho hàng trăm người đến sát phạt trực tuyến mỗi ngày. Cơ quan Cảnh sát điều tra (C44, Bộ Công an) hôm 2/12 cho biết đã bắt giữ Đoàn Ngọc Duy (tức Duy “Lẩu”) và đồng phạm về hành vi Tổ chức đánh bạc. Người đàn ông 52 tuổi… Continue readingBăng giang hồ cầm đầu sòng bạc trong chung cư ở Sài Gòn

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm