Vì sao BĐS Việt Nam nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài?

Tuesday, 24/01/2017, 10:59 AM

Dòng vốn đầu tư nước ngoài đang chảy mạnh vào BĐS Việt Nam, và nhiều chuyên gia dự báo dòng vốn này sẽ còn tiếp tục tăng lên do kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao và ổn định thời gian tới, người giàu cũng sẽ tăng nhanh…

Vì sao BĐS Việt Nam nằm trong tầm ngắm của các nhà đầu tư nước ngoài?

Theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường của công ty Jones Lang Lasalle Việt Nam, những nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận một kỷ lục mới với khoảng 15,8 tỷ USD đã đầu tư vào Việt Nam trong năm 2016. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những thay đổi về chính sách để khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư. Đồng thời, quốc gia này cũng đã nới lỏng luật sở hữu bất động sản đối với người nước ngoài trong năm 2015.

“Trong năm 2016, Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của FDI nhờ vào sự cải thiện của nền kinh tế, chính trị ổn đinh và chi phí nhân công tương đối thấp so với các quốc gia khác trong khu vực,” ông Stephen Wyatt, CEO Jones Lang Lasalle Việt Nam nói.

Cũng theo vị chuyên gia này, trong năm 2016, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút nguồn vốn FDI chiếm 64%, và hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 7% trong tổng vốn FDI. Cụ thể, lĩnh vực này đã thu hút khoảng 1,53 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới với 59 dự án dăng ký mới.

Theo phân tích của JLL, nguồn cầu trong phân khúc văn phòng, bán lẻ và khách sạn đang không ngừng tăng trên cả nước. Đặc biệt, nhu cầu về nhà ở phân khúc trung cấp đang tăng khá mạnh trong thời gian qua và đây cũng là lĩnh vực thu hút được nhiều dòng vốn ngoại.

Ngoài ra, loại hình bất động sản công nghiệp cũng được quan tâm đáng kể. Các khu công nghiệp ở miền Bắc, miền Nam và cả khu vực Miền Trung đang chứng kiến các hoạt động diễn ra mạnh mẽ. Ví dụ, tỉnh Long An ở phía Nam Việt Nam hiện nhu cầu về loại hình nhà xưởng xây sẵn (ready-built factory) và đất khu công nghiệp cũng đang tăng mạnh.

Đánh giá của JLL cho thấy Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng mặc cho sự suy thoái đang ảnh hưởng đến các quốc gia khác trong khu vực Châu Á. GDP của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng 6,2% trong năm 2016 và dự đoán sẽ tăng lên 6,7% trong năm nay nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ và mức tiêu dùng cao hơn của tầng lớp trung lưu, phân khúc tiềm năng đối với các thương hiệu nước ngoài như từ Starbucks đến Louis Vuitton.

Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam được dự kiến sẽ tăng gấp đôi, lên đến 33 triệu người vào năm 2020 và tầng lớp trung lưu tại TP. HCM sẽ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, theo tập đoàn tư vấn Boston.

Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi từ việc trở về nước của người Việt ở nước ngoài, hay còn được biết đến như Việt Kiều. Đây sẽ là nhóm đóng vai trò quan cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp ở TP. HCM và Hà Nội.

Nền kinh tế vững mạnh và dân số tăng là những yếu tố giúp cho cả 2 thành phố này nằm trong top 10 theo chỉ số tăng trưởng mới nhất của JLL, cụ thể TP. HCM đứng ở vị trí thứ 2 và Hà Nội ở vị trí thứ 8.

Tuy nhiên, 2 thành phố này cần phải nổ lực hơn để giữ vững vị trí của mình trong dài hạn. “Sự chuyển đổi theo chiều hướng các hoạt động có giá trị cao dựa trên nền tảng công nghệ vẫn đang trong giai đoạn đầu. Tắt nghẽn giao thông và ô nhiễm vẫn là trở ngại đáng kế đến chất lượng cuộc sống và tăng năng suất lao động”, ông Jeremy Kelly, Giám đốc Ngiên cứu toàn cầu cho biết.

Những thách thức này đòi hỏi phải có kế hoạch và đầu tư rõ ràng để giải quyết những vấn đề này. Cụ thể, chính phủ đang thực hiện các bước cụ thể để tự do hóa môi trường kinh doanh và những tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trong thời gian tới, Việt Nam có thể đi trên con đường của mình để tạo ra một câu chuyện thành công khác trong khu vực Đông Nam Á.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Tự tin thị trường bất động sản hồi phục, FLC đặt mục tiêu 13.000 tỷ doanh thu năm 2017

Doanhnhanvietuc – Tập đoàn FLC cho rằng, thị trường bất động sản đã hồi phục ở tất cả các phân khúc. Theo thông tin từ Tập đoàn FLC, trong năm 2017, FLC đặt mục tiêu doanh thu 13.000 tỷ đồng, cao gấp hơn 2 lần so với kết quả năm năm trước. Tuy nhiên, kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 1.230 tỷ đồng, giảm khoảng 8%. Trong năm tới, FLC sẽ tiếp tục tập trung… Continue readingTự tin thị trường bất động sản hồi phục, FLC đặt mục tiêu 13.000 tỷ doanh thu năm 2017

TPHCM lọt top 3 thế giới về khả năng tăng giá thuê bất động sản

Doanhnhanvietuc – Thành phố Hồ Chí Minh lọt vào top những thị trường có tình hình hoạt động khả quan nhất trên thế giới khi xếp thứ 3 thế giới về khả năng tăng giá thuê bất động sản, xếp thứ 5 thế giới về tiềm năng đầu tư và xếp thứ 2 thế giới về tiềm năng phát triển. Trong ấn phẩm mới nhất của Savills vừa được công bố Các tác động đến… Continue readingTPHCM lọt top 3 thế giới về khả năng tăng giá thuê bất động sản

Dự kiến: Người Việt được vào casino chơi nhưng phải trên 21 tuổi, thu nhập trên 10 triệu/tháng và không bị người thân cấm đoán

Trong các dự thảo trước đây về kinh doanh casino, người Việt không được vào casino hoạt động trong nước nhưng ở bản mới đây đã có thay đổi. Tuy nhiên, đi kèm với việc được phép vào casino chơi là một số điều kiện. Nghị định đã nêu rõ về điều kiện pháp lý, người Việt muốn vào chơi casino phải đủ 21 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực về hành… Continue readingDự kiến: Người Việt được vào casino chơi nhưng phải trên 21 tuổi, thu nhập trên 10 triệu/tháng và không bị người thân cấm đoán

Vinasun sắp chi tiền mua hãng taxi riêng của Chủ tịch Đặng Phước Thành

Vinasun sẽ chi 27 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng tài sản và quyền khai thác kinh doanh Taxi Vinasa tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ và An Giang từ Công ty TNHH MTV Hai Lúa – Công ty riêng của Chủ tịch Đặng Phước Thành. Theo thông tin từ Vinasun mới công bố, 5/7 thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty này đã quyết định thông qua chủ trương ký kết… Continue readingVinasun sắp chi tiền mua hãng taxi riêng của Chủ tịch Đặng Phước Thành

‘Siết’ kinh doanh hàng không vì hạ tầng chưa cho phép

Từ đầu năm 2017 đến nay, thị trường hàng không Việt Nam vẫn đang có tốc độ phát triển lên tới 20% trong nửa đầu năm. Liên tục các doanh nghiệp xin thành lập hãng hàng không mới. Nhưng mới đây, Chính phủ và Bộ GTVT đã chính thức siết lại lĩnh vực này. Ảnh minh họa Hàng loạt doanh nghiệp lớn xin “bay” Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, tính đến… Continue reading‘Siết’ kinh doanh hàng không vì hạ tầng chưa cho phép

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm