Một hiệp định thương mại có các thành viên chiếm 1/3 GDP toàn cầu vừa được chốt

Tuesday, 11/07/2017, 11:47 AM

Doanhnhanvietuc – Đã trải qua 4 năm đàm phán, hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa Nhật Bản và EU cuối cùng đã được chốt vài tháng sau khi ông Trump lên nắm quyền và ngay lập tức rút Mỹ ra khỏi TPP đồng thời khiến các cuộc đàm phán với EU rơi vào bế tắc.

Hôm 6/7, Nhật Bản và Liên minh châu Âu cuối cùng đã đạt được thỏa thuận lịch sử về 1 hiệp định giúp tạo nên 1 khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới. Sự kiện này cũng được đánh giá là một “đòn” phản kháng lại làn sóng chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Được chốt lại ở Brussels, ngay sau cuộc họp với Tổng thống Trump tại 1 hội nghị ở Hamburg, thỏa thuận tự do thương mại giữa hai nền kinh tế chiếm tới 1/3 GDP toàn cầu mang ý nghĩa lớn về mặt biểu tượng. Hai bên vẫn chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng trong một số lĩnh vực nhưng các quan chức Nhật và EU nhất trí rằng họ đã vượt qua được những rào cản lớn nhất.

“Trước thềm hội nghị G20 sẽ diễn ra vào ngày mai, tôi tin rằng Nhật Bản và EU đang thể hiện rất rõ quyết tâm chính trị mạnh mẽ ủng hộ tự do thương mại trước làn sóng chủ nghĩa bảo hộ”, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố tại buổi họp báo đồng tổ chức với các lãnh đạo EU là các ông Donald Tusk và Jean-Claude Juncker.

Đã trải qua 4 năm đàm phán, hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa Nhật Bản và EU cuối cùng đã được chốt vài tháng sau khi ông Trump lên nắm quyền và ngay lập tức rút Mỹ ra khỏi TPP đồng thời khiến các cuộc đàm phán với EU rơi vào bế tắc.

“America First”, ô tô, phô mai và Brexit

Nỗi sợ về làn sóng hàng nhập khẩu giá rẻ của các nhà sản xuất ô tô châu Âu và các công ty bơ sữa Nhật Bản là những vấn đề gai góc nhất, nhưng cả hai bên đang quan tâm đến 1 vấn đề lớn hơn: Tổng thống Trump đã thể hiện rõ ràng rằng ông muốn thế giới chuyển từ hệ thống giao dịch thương mại đa phương và rất cởi mở như hiện nay sang chính sách “Nước Mỹ trước tiên”.

Thuế quan đánh vào các hàng hóa trao đổi giữa Nhật và EU – mà ông Abe cho rằng chiếm khoảng 40% tổng thương mại toàn cầu – sẽ được giảm dần trong vài năm tới. Bên cạnh đó các lĩnh vực kinh tế khác sẽ dần dần được mở cửa.

Mức thuế suất 10% mà EU đang áp dụng với ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ được cắt giảm dần dân trong 7 năm tới. Hầu hết các thực phẩm EU xuất khẩu sang Nhật (trong đó có socola và bánh quy) cũng sẽ được giảm thuế. Mức thuế 29% Nhật đánh vào các loại phô mai cứng như Parmesan sẽ giảm dần xuống 0 trong 15 năm tới. Hạn ngạch đối với các loại phô mai mềm như feta và mozzarella vẫn sẽ bảo vệ ngành sản xuất khá nhạy cảm này của Nhật Bản.

Nhật Bản vẫn sẽ tuân thủ hơn 200 quy định bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm của EU, ví dụ như thịt dăm bông Parma ham hay vodka Ba Lan. Tuy nhiên whisky Scotch sẽ không được bảo hộ do Anh sẽ rời EU vào năm 2019. Ông Tusk cũng nhân cơ hội này củng cố thêm quan điểm rằng London đang tự làm hại mình vì không được hưởng những thỏa thuận tự do thương mại tốt hơn khi đã rời EU.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Báo cáo VEPR: Quá phụ thuộc vào Samsung, LG… Công nghiệp Việt Nam cần giải được bài toán này trước khi nghĩ đến cách mạng 4.0

Doanhnhanvietuc – Tăng trưởng của công nghiệp quý I/2017 thấp nhất trong 5 năm trở lại đây – báo cáo của VEPR nhìn nhận đây như là một dấu hỏi cho sức cạnh tranh của cả nền công nghiệp Ngày hôm qua 10/4, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã công bố Báo cáo kinh tế vĩ Quý I năm 2017 cho nền kinh tế Việt Nam. Về cơ bản, giống như… Continue readingBáo cáo VEPR: Quá phụ thuộc vào Samsung, LG… Công nghiệp Việt Nam cần giải được bài toán này trước khi nghĩ đến cách mạng 4.0

TS Nguyễn Đức Thành: Năng suất lao động thấp, lương tối thiểu vẫn tăng nhanh đe dọa phá vỡ cân bằng của nền kinh tế Việt Nam

Hơn một thập kỷ gần đây, Việt Nam đã chứng kiến mức tăng lương tối thiểu tương đối nhanh, với mức trung bình hàng năm đạt hai con số trong giai đoạn từ 2007 – 2015, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và chỉ số giá tiêu dùng. Đây là nhận xét được đưa ra trong báo cáo Tăng trưởng tiền lương và năng suất lao động Việt Nam do… Continue readingTS Nguyễn Đức Thành: Năng suất lao động thấp, lương tối thiểu vẫn tăng nhanh đe dọa phá vỡ cân bằng của nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về chi tiêu cho hạ tầng

Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á về chi tiêu cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, chiếm 5,7% GDP. Theo CBRE Việt Nam, tầm nhìn của Cộng đồng kinh tế ASEAN hướng đến tự do hóa thương mại, tự do dịch chuyển lao động có tay nghề cao giữa các nước đã khiến mỗi quốc gia chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước mình. Nguồn: CBRE Quá trình… Continue readingViệt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về chi tiêu cho hạ tầng

Tranh luận về cái giá phải trả của tăng trưởng GDP 6,7%: Chấp nhận tăng trưởng thấp, đất nước mãi tụt hậu

Doanhnhanvietuc – Đồng thuận với nhiều ý kiến, đại biểu QH Trương Trọng Nghĩa hoan nghênh việc Chính phủ chọn tăng trưởng GDP thấp nhưng gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Thành, giảng viên chương trình Fullbright chấp nhận mức tăng trưởng thấp sẽ khiến đất nước tiếp tục tụt hậu. Chỉ số GDP đã lạc hậu Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng… Continue readingTranh luận về cái giá phải trả của tăng trưởng GDP 6,7%: Chấp nhận tăng trưởng thấp, đất nước mãi tụt hậu

Công bố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2016: Đà Nẵng tiếp tục giữ “ngôi vương” 4 năm liên tiếp

Sáng nay (14/3), Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng về chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Bảng công bố cho thấy, các chỉ số năm nay có nhiều biến đổi so với năm trước. Cụ thể, Đà Nẵng lần thứ 4 liên tiếp giữ vị trí ngôi vương trong bảng xếp hạng PCI 2016… Continue readingCông bố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2016: Đà Nẵng tiếp tục giữ “ngôi vương” 4 năm liên tiếp

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm