DN thường xuyên bị hỏi thăm để xin kinh phí hỗ trợ

Wednesday, 02/11/2016, 10:20 AM

“Việc thăm hỏi là thường xuyên, không phải để kiểm tra, xem xét hay chấn chỉnh gì mà để xin kinh phí hỗ trợ, một số người uất ức gọi là xin đểu”, ĐB Nguyễn Sỹ Cương chia sẻ chuyện một DN.

Tiếp tục thảo luận về kinh tế – xã hội chiều nay, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho hay, kết quả kinh tế – xã hội 2016 cho đến thời điểm này thể hiện vai trò của Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ.

 

Tuy nhiên theo ông, nếu không nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, đặc biệt là cấp chính quyền địa phương và nhất là không chống được nhũng nhiễu, tiêu cực thì mục tiêu đặt ra khó có thể đạt được và nếu đạt được cũng không bền vững.

Ông đưa ra 2 vấn đề tiêu cực để làm rõ.

“Chúng ta có quyền hỏi, Chính phủ quyết liệt là vậy nhưng tại sao xã hội vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc và nguyên nhân của nó là gì?”, ĐB Cương đặt câu hỏi.

Theo ông, những vấn đề bức xúc đó đều có chung 1 nguyên nhân. Đó là sự vận hành của bộ máy nhà nước và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ công chức, bộ máy nhà nước tự thân nó không làm lên điều gì mà nó được tạo nên từ hành động của đội ngũ cán bộ công chức viên chức.

“Thực tế những vấn đề xảy ra cái gì cũng có thể được giải thích là do buông lỏng quản lý. Sự giải thích đó luôn luôn đúng và mãi mãi đúng”, ông nói.

Nguyễn Sỹ Cương, doanh nghiệp, tiêu cực, tham nhũng
ĐB Nguyễn Sỹ Cương. Ảnh: Quốc Anh

ĐB Cương cho rằng, quản lý nhà nước lâu nay luôn chạy theo mọi vấn đề cần được quản lý,  mà lẽ ra quản lý nhà nước phải đi trước 1 bước.

“Chúng ta cứ thấy sập mỏ khai thác đá vài chục người chết, lập du thuyền trái phép nhiều người chết hay cháy nhiều cơ sở karaoke có nhiều người chết vào hôm qua và rất nhiều cơ sở cháy trong thời gian qua. Cứ xảy ra thì chính quyền mới lập cập đến và tuyên bố sẽ giám sát và xử lý nghiêm vi phạm. Vâng! Lẽ ra việc đó phải làm từ lâu rồi chứ không phải đến lúc xảy ra mới làm”, ông Cương bày tỏ quan điểm.

Ông cũng chỉ ra, trong lúc đội ngũ cán bộ công chức đông như vậy nhưng tình trạng tinh giản biên chế gần như giậm chân tại chỗ. Ông băn khoăn số lượng cán bộ công chức nhiều mà công việc quản lý nhà nước không được thực hiện nghiêm túc thì cán bộ công chức làm gì.

“Nhiều DN nhỏ có nói với tôi, chính quyền kể cả lực lượng chức năng đóng trên địa bàn việc gì không biết chứ trên địa bàn có bao nhiêu DN kinh doanh dịch vụ sản xuất biết tuốt, việc thăm hỏi là thường xuyên, thăm hỏi không phải để kiểm tra, xem xét hay chấn chỉnh gì mà để xin kinh phí hỗ trợ, một số người uất ức gọi là xin đểu”, ông Cương chia sẻ câu chuyện của một DN.

Ông cho hay, trước thì chỉ xin hỗ trợ dịp Tết Nguyên đán, nay thì “lễ cũng xin, nghỉ hè cũng xin, tổ chức hội nghị cũng xin”. Cho rằng việc cho là tùy tâm nhưng nếu không cho thì sẽ chuốc lấy sự khó dễ, mặc dù DN đó chẳng làm gì sai cả nhưng đành phải chấp nhận.

“Chính phủ và Thủ tướng quan tâm hết mức, tìm mọi cách hỗ trợ, tạo điều kiện và cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp vì biết rằng muốn phát triển thì sự đóng góp của DN rất quan trọng, nhưng sự nhũng nhiễu của chính quyền như vậy thì hiệu quả chỉ đạo cũng bị giảm đi rất nhiều”, ông Cương chia sẻ.

H.Nhì – H.Phúc. Nguồn : VTV

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Trong hai cuộc kháng chiến, Chính phủ đã vay tiền người dân như thế nào?

Doanhnhanvietuc – Chính phủ đã nhiều lần phát hành công thải, công phiếu, công trái… nhằm huy động vốn từ trong dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Lịch sử vay tiền dân của Chính phủ bắt đầu từ tháng 7/1946 khi đợt phát hành công trái đầu tiên – với tên gọi là công thải, được tổ chức ở Nam Bộ. Giá trị của đợt phát hành này chỉ 5 triệu đồng… Continue readingTrong hai cuộc kháng chiến, Chính phủ đã vay tiền người dân như thế nào?

Chính phủ quyết tâm thúc đẩy khai khoáng để đóng góp hoàn thành tăng trưởng 6,7%

Doanhnhanvietuc – Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, ngành rà soát kỹ tình hình sản xuất, đề ra các chỉ tiêu cụ thể cho từng ngành, từng sản phẩm, từ đó có các giải pháp chỉ đạo điều hành phù hợp nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đã đặt ra. Trong cuộc họp tìm giải pháp đảm bảo tăng trưởng kinh tế chiều ngày 1/6, Chính phủ một lần nữa nhắc… Continue readingChính phủ quyết tâm thúc đẩy khai khoáng để đóng góp hoàn thành tăng trưởng 6,7%

Việt Nam chờ đón làn sóng đầu tư 4.0 từ Hàn Quốc

Doanhnhanvietuc – Phát biểu với các nhà đầu tư hàng đầu 2 nước tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc sáng 6/12, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Diễn đàn.… Continue readingViệt Nam chờ đón làn sóng đầu tư 4.0 từ Hàn Quốc

UBTVQH thảo luận về các dự án giao thông BOT

Sáng 15/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thảo luận về Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức Hợp đồng Xây dựng–Kinh doanh–Chuyển giao (BOT). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp, Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiển điều hành phiên thảo luận. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình… Continue readingUBTVQH thảo luận về các dự án giao thông BOT

Đại biểu Quốc hội hiến kế kiếm tiền làm đường sắt tốc độ cao

– Một số đại biểu Quốc hội đã hiến kế kiếm tiền để làm đường sắt tốc độ cao, giúp ngành đường sắt Việt Nam có cơ hội “lột xác”. Để đường sắt tốc độ cao tự sinh ra tiền Ngày 18/11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khẳng định: Việt Nam không thiếu tiền, không phải lo xoay tiền… Continue readingĐại biểu Quốc hội hiến kế kiếm tiền làm đường sắt tốc độ cao

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm