Trong hai cuộc kháng chiến, Chính phủ đã vay tiền người dân như thế nào?

Saturday, 22/07/2017, 10:22 AM

Doanhnhanvietuc – Chính phủ đã nhiều lần phát hành công thải, công phiếu, công trái… nhằm huy động vốn từ trong dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Lịch sử vay tiền dân của Chính phủ bắt đầu từ tháng 7/1946 khi đợt phát hành công trái đầu tiên – với tên gọi là công thải, được tổ chức ở Nam Bộ. Giá trị của đợt phát hành này chỉ 5 triệu đồng với lãi suất 5%/năm.

Công thải Nam bộ gồm ba loại: 100 đồng, 500 đồng và 1.000 đồng. Nhưng khi phát hành có một loại 100 đồng, được bán bằng tiền Đông Dương trong các năm 1947 và 1948 ở Nam Bộ. Công thải này không có phiếu lãi, không ghi tên, năm cũng như nơi mua. Do đó, khi thanh toán, các Khu, Sở Ty Tài chính sẽ căn cứ vào lời khai của chủ phiếu để trả. Lời khai phải ghi rõ năm mua và có giấy chứng nhận của cấp phụ trách chính quyền nơi bán.

Đến ngày 14/4/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 160-SL cho phép phát hành chính thức Công phiếu kháng chiến trong toàn quốc với tổng số tiền là 500 triệu đồng bạc.

Sắc lệnh nêu rõ trong những trường hợp và theo những thể thức do Bộ Tài chính ấn định, công phiếu kháng chiến sẽ lưu hành và có giá trị như giấy bạc, theo đúng sổ tiết ghi ở trên phiếu. Công phiếu cũng được miễn trừ tất cả các thứ thuế hiện có hoặc sẽ đặt ra, kể cả thuế trước bạ mỗi khi chuyển dịch.

Việc phát hành loại công phiếu này cũng được chỉ rõ với hai mục đích. Thứ nhất, huy động số tiền nhàn rỗi trong dân để phục vụ sản xuất và chiến đấu. Thứ hai, dùng công phiếu kháng chiến như một dạng tiền dự trữ.

Sắc lệnh 160 đã giao Bộ trưởng Bộ Tài chính đảm nhiệm việc phát hành công phiếu kháng chiến. Theo đó, Bộ Tài chính cùng các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn, các tổ chức xã hội, đoàn thể … đã tổ chức triển khai công phiếu kháng chiến trên toàn quốc.

Đến tháng 9/1950, Chính phủ cho phép phát hành Công trái quốc gia ghi mệnh giá bằng thóc, với lãi suất 3% có thời hạn 5 năm, tổng số phát hành của kỳ này là 100.000 tấn thóc.

Thống kê lại, trong suốt thời kỳ kháng chiến, Chính phủ đã phát hành công phiếu kháng chiến trong các năm 1948, 1948, 1950, 1951, 1952; công trái quốc gia năm 1951; công trái Nam Bộ năm 1947, 1958; công phiếu nuôi quân năm 1964. Bên cạnh đó, còn có những khoản vay khác do các cơ quan chính quyền từ cấp huyện trở lên vay theo lệnh của cấp trên để mua sắm vũ khí, nuôi quân…

Việc thanh toán các khoản nợ cũng đã được Chính phủ tiến hành một số lần trong suốt thời kỳ kháng chiến. Cụ thể, từ cuối năm 1958, Thủ tướng đã ban hành chủ trương cho quy vốn mua công thải, công phiếu kháng chiến theo giá vàng ở Nam Bộ lúc mua và lấy giá vàng chính thức khi đó ở miền Bắc để thanh toán với những văn bản quy định nguyên tắc cụ thể. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài nhiều năm sau đó đã khiến cho việc thanh toán dù chưa hoàn tất nhưng bị gián đoạn.

Đến năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ra Chỉ thị 108-CT cho biết từ cuối năm 1979, các địa phương đã tiến hành thanh toán các khoản nhà nước vay dân trong suốt hai cuộc kháng chiến.

Dù vậy, do đây là một vấn đề phức tạp, việc hướng dẫn lại chưa rõ ràng khiến các địa phương gặp nhiều lúng túng.

Một số địa phương đã thanh toán cả những khoản dân đóng góp để làm nghĩa vụ công dân, những khoản lạc quyên do chính quyền, đoàn thể ở cơ sở tự tổ chức để ủng hộ kháng chiến, uý lạo bộ đội. Nhiều địa phương khoán trắng cho ban thanh toán nợ dân và đã để xảy ra những sự việc lạm dụng, thanh toán tràn lan.

Vì vậy, Nhà nước đã có hướng dẫn chỉ thanh toán những khoản mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vay dân để giải quyết nhu cầu chi tiêu cần thiết của Nhà nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đó là những khoản mà người cho vay và cơ quan nhận vay đều ý thức rằng sẽ được trả và phải hoàn trả.

Đến tháng 9/1998, Bộ Tài chính ra công văn hướng dẫn nêu rõ, Bộ đồng ý gia hạn các khoản trả nợ cho dân trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ đến 31/12/1998 và về nguyên tắc, thời hạn thanh toán nợ dân đã kết thúc.

Tuy nhiên, ngày 22/6 vừa qua, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đôn đốc việc trả nợ các khoản vay này đối với các trường hợp còn chứng từ gốc.

Bộ Tài chính cho biết văn bản đưa ra căn cứ trên ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình ngày 7/6/2017, để đảm bảo quyền lợi cho người dân và việc trả nợ được thống nhất trên cả nước. Nguồn kinh phí chi trả được lấy từ nguồn đảm bảo xã hội của ngân sách địa phương.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

“Đừng để đến lúc doanh nghiệp chán không muốn phản ánh nữa”

“Doanh nghiệp đã kêu như vậy, Chính phủ, Thủ tướng, Phó thủ tướng đã chỉ đạo sửa đổi, tôi cho rằng cần bỏ thủ tục này và chuyển sang một phương thức quản lý khác tốt hơn. Đừng để đến lúc doanh nghiệp chán nản không muốn phản ánh nữa”, TS. Nguyễn Đình Cung nói. Tại buổi kiểm tra 11 bộ về tình hình cải cách các hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành… Continue reading“Đừng để đến lúc doanh nghiệp chán không muốn phản ánh nữa”

Úc sẽ tiếp nhận 400 công dân Việt Nam theo Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ

Thực hiện Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Australia về Chương trình Lao động kết hợp kỳ nghỉ, Australia vừa hoàn thành các thủ tục cần thiết để tiếp nhận công dân Việt Nam sang Australia theo Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ, bắt đầu từ 1/3/2017. Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và… Continue readingÚc sẽ tiếp nhận 400 công dân Việt Nam theo Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ

Đồng tác giả của Quốc gia khởi nghiệp: Khởi nghiệp rồi bán, đó cũng là một thành công

“Có những doanh nghiệp sáng tạo lớn nhưng không thể tăng trưởng tốt. Nếu không tăng trưởng tốt thì bán và bắt đầu ý tưởng mới”. Saul Singer, đồng tác giả cuốn Start-up Nation. Đó là chia sẻ của ông Saul Singer, đồng tác giả cuốn Start-up Nation/Quốc gia khởi nghiệp, xung quanh câu chuyện start-up tại Hội thảo Thất bại để thành công. Sự kiện do Hội doanh nhân trẻ TP HCM tổ chức… Continue readingĐồng tác giả của Quốc gia khởi nghiệp: Khởi nghiệp rồi bán, đó cũng là một thành công

Chặn quốc lộ thu phí BOT: Mất tiền vô lý, người dân bức xúc

Doanhnhanvietuc – Lùm xùm quanh các trạm thu phí BOT hiện vẫn chưa hạ nhiệt, thậm chí nóng bỏng không kém gì thời gian trước. Kêu về giá vé quá cao, giờ người dân tiếp tục phản ứng với những trạm thu phí BOT “đặt nhầm chỗ”, không đi vẫn phải nộp phí ngất ngưởng. Đi đường ngân sách nộp thuế BOT Mới đây, PV.VietNamNet đã có mặt ở tuyến đường Dự án đầu tư xây… Continue readingChặn quốc lộ thu phí BOT: Mất tiền vô lý, người dân bức xúc

Phải tạo được thị trường mua bán nợ với sự tham gia của các thành phần kinh tế và người dân

Doanhnhanvietuc – TCTD rất khó bán TSBĐ vì bán cho nước ngoài thì vướng trần “room” nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các TCTD và doanh nghiệp trong nước thì nguồn lực nhỏ lẻ không đủ sức mua. Vì thế, nếu bán từng nhóm nợ xấu có tài sản đảm bảo để lành mạnh thị trường là bước đi cấp thiết. Sáng nay, 7/6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự… Continue readingPhải tạo được thị trường mua bán nợ với sự tham gia của các thành phần kinh tế và người dân

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm