Phải tạo được thị trường mua bán nợ với sự tham gia của các thành phần kinh tế và người dân

Thursday, 08/06/2017, 14:14 PM

Doanhnhanvietuc – TCTD rất khó bán TSBĐ vì bán cho nước ngoài thì vướng trần “room” nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các TCTD và doanh nghiệp trong nước thì nguồn lực nhỏ lẻ không đủ sức mua. Vì thế, nếu bán từng nhóm nợ xấu có tài sản đảm bảo để lành mạnh thị trường là bước đi cấp thiết.

Sáng nay, 7/6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.

Theo đại biểu Phạm Phú Quốc, đoàn TP.HCM, giai đoạn 2012 -2016 toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý được khoảng 600 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó các tổ chức tín dụng (TCTD) xử lý được 55% và VAMC xử lý 44,6%.

Đại biểu đoàn TP.HCM trên cho rằng cái được trong nợ xấu của nền kinh tế nước ta là tài sản, có được tài sản đảm bảo bán được nhưng TCTD lại rất khó vì bán cho nước ngoài thì vướng trần “room” nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các TCTD và doanh nghiệp trong nước thì nguồn lực nhỏ lẻ không đủ sức mua. Vì thế, nếu bán từng nhóm nợ xấu có tài sản đảm bảo để lành mạnh thị trường là bước đi cấp thiết. Vấn đề là phải tạo được thị trường mua bán nợ với sự tham gia của các thành phần kinh tế và người dân.

Ngoài ra, nếu tài sản bảo đảm (TSBĐ) là bất động sản thì doanh nghiệp bất động sản và người dân sẽ quan tâm. Thị trường không chỉ dành cho TCTD xử lý nợ xấu mà các thành phần kinh tế khác đều tham gia.

Ông Quốc cho rằng cần phải có Nghị quyết xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, về đối tượng điều chỉnh, bên cạnh các ngân hàng, TCTD thì bổ sung quỹ đầu tư phát triển địa phương vì các quỹ này cũng hoạt động như TCTD và có nợ xấu, việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao TSBĐ và quyền xử lý tài sản bảo đảm là cần thiết, nhưng cần hướng dẫn đồng bộ với Bộ luật Dân sự và phối hợp với cơ quan công quyền thu giữ tài sản.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Sơn (đoàn Hà Tĩnh) cho rằng giải quyết nợ xấu cần sự vào cuộc của khách hàng, ngân hàng và cả hệ thống chính trị. Ông đồng tình bổ sung vào nghị quyết nguyên tắc không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Các ngân hàng thương mại đứng ở đâu trong hệ sinh thái tài chính tiêu dùng điện tử?

Doanhnhanvietuc – Trong hệ sinh thái tài chính tiêu dùng, khách hàng có vị trí trung tâm và ngân hàng giữ vai trò chủ chốt. “Khi số thuê bao di động vượt quá dân số, thanh toán di động là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn. Phát triển tốt dịch vụ này sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ”, Chuyên gia… Continue readingCác ngân hàng thương mại đứng ở đâu trong hệ sinh thái tài chính tiêu dùng điện tử?

Chỉ có ở Phần Lan: Chính phủ phát không cho mỗi người 13 triệu đồng mỗi tháng, người dân càng muốn làm việc nhiều hơn

Doanhnhanvietuc – Nếu đặt vào hoàn cảnh ở nhiều quốc gia, chính sách cấp tiền hàng tháng vô điều kiện sẽ càng làm người dân lười lao động hơn. Nhưng ở Phần Lan điều đó lại hoàn toàn khác. Phần Lan đã thực hiện chính sách thu nhập cơ bản được 5 tháng qua. Theo đó, 2.000 công dân trưởng thành không cần biết thu nhập, tài sản hay tình trạng công việc như thế nào… Continue readingChỉ có ở Phần Lan: Chính phủ phát không cho mỗi người 13 triệu đồng mỗi tháng, người dân càng muốn làm việc nhiều hơn

Nông, lâm nghiệp tăng trưởng tốt trong quý 1

Doanhnhanvietuc – Sau hai quý phục hồi, kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng ở mức 5,1% (theo năm) trong quý 1, thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây (Q1/2015: 6,12%; Q1/2016: 5,48%). Đáng chú ý, suy giảm tăng trưởng quý 1 đến từ hầu hết các nhóm ngành công nghiệp. Đó là thông tin từ báo cáo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường… Continue readingNông, lâm nghiệp tăng trưởng tốt trong quý 1

TPP sẽ mở rộng cho các nền kinh tế khác tham gia

Doanhnhanvietuc – Sáng nay (21/5), tại Hà Nội, bên lề Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thương mại (MRT) – Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Bộ trưởng các nước thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã nhóm họp để thảo luận và ra tuyên bố chung. Bộ trưởng và Thứ trưởng các nước thành viên TPP tham gia nhóm họp gồm: Australia,… Continue readingTPP sẽ mở rộng cho các nền kinh tế khác tham gia

Chuyên gia: Việt Nam là “điểm sáng” kinh tế trong khu vực

Theo AFP và đài Tiếng nói Hoa Kỳ, giới chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam đang ngày càng trở thành một “thỏi nam châm” trong khu vực về thu hút đầu tư tư nhân, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) Các nhà phân tích đã ca ngợi, xem Việt Nam là một “điểm sáng” trong khu vực, so sánh với Thái Lan,… Continue readingChuyên gia: Việt Nam là “điểm sáng” kinh tế trong khu vực

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm