Đề xuất 75 chính sách đặc thù để phát triển đặc khu kinh tế Vân Đồn

Monday, 28/08/2017, 13:08 PM

Dự thảo Đề án Khu hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn đề xuất 75 chính sách đặc thù phân thành 12 nhóm. Mô hình tổ chức chính quyền ở Vân Đồn sẽ theo mô hình Trưởng đặc khu, không tổ chức Hội đồng nhân dân.

Đề xuất 75 chính sách đặc thù để phát triển đặc khu kinh tế Vân Đồn

Ngày 26/8, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cùng lãnh đạo các bộ và tỉnh Quảng Ninh đã tới huyện đảo Vân Đồn, thị sát các hạng mục công trình mà các nhà đầu tư đang triển khai nhằm thực hiện chủ trương của Đảng đưa huyện đảo có vị trí địa lý thuận lợi này trở thành khu hành chính-kinh tế đặc biệt (đặc khu).

Mặc dù “vừa chạy việc, vừa xếp hàng” để chuyển sang mô hình đặc khu kinh tế nhưng chỉ vài năm qua, Vân Đồn đã thu hút gần 2 tỷ USD của các nhà đầu tư tư nhân ở trong nước và nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Sân bay Vân Đồn dần lộ diện hình hài khi đường băng có độ dài 3.600 mét đang được hoàn thiện sau hai năm khởi công xây dựng.

Tập đoàn SunGroup, đơn vị chủ đầu tư dự án cho biết sân bay quốc tế này có thể hoạt động trong điều kiện sương mù dày đặc, đón được cả các chuyến bay vận tải và sẽ vận hành, khai thác bắt đầu từ Quý I/2018.

Thị sát các khu vực của đảo Vân Đồn và vị trí triển khai các dự án, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh tới vị trí đặc biệt thuận lợi của Vân Đồn và vai trò của khu vực này đối với sự phát triển của miền Bắc. Đây là vùng nằm gọn trong khu vực hợp tác “hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt-Trung; hợp tác liên vùng Vịnh Bắc Bộ mở rộng, là cầu nối giữa ASEAN-Trung Quốc.

Vân Đồn cũng có tiềm năng xây dựng cảng nước sâu, lại nằm trong cụm cảng quốc tế Hải Phòng-Quảng Ninh-Phòng Thành (Trung Quốc). Tuy là huyện đảo biệt lập nhưng Vân Đồn có khả năng kết nối với khu vực Đồng bằng sông Hồng (Quốc lộ 10, Quốc lộ 18), với Tây Bắc qua Lạng Sơn, với phía Nam Trung Quốc.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ, tỉnh Quảng Ninh và các nhà đầu tư chiến lược phối hợp chặt chẽ, tiếp tục nghiên cứu, khai thác tối đa các giá trị kinh tế của Vân Đồn; học hỏi kinh nghiệm xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế của các nước trên thế giới trong việc quản lý thông thoáng, cung cấp các dịch vụ tài chính, kinh tế, du lịch, văn hoá có chất lượng cao, đa dạng để thu hút các doanh nghiệp và khách du lịch.

Lãnh đạo Chính phủ cũng đề nghị các nhà đầu tư bảo đảm tiến độ các công trình, dự án đã được phê duyệt và triển khai để nhanh chóng phát huy giá trị của Vân Đồn khi dự án Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được trình Quốc hội thông qua vào cuối năm 2017.

Trước đó, trong buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh vào chiều 25/8, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ, tỉnh Quảng Ninh xem xét lại các chính sách ưu đãi thuế đối với các nhà đầu tư vào Vân Đồn khi chính sách này sẽ không còn phát huy nhiều tác dụng trong bối cảnh kinh tế đất nước đã hội nhập sâu rộng.

Bên cạnh đó, việc xây dựng Đề án khu hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn cần bảo đảm không cạnh tranh trong thu hút đầu tư với Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Với các nhà đầu tư chiến lược đầu tư tại Vân Đồn từ đầu thì Đề án cần quy định điều khoản chuyển tiếp ưu đãi, bảo đảm công bằng cho các nhà đầu tư này khi Luật đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt có hiệu lực.

Dự thảo Đề án Khu hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn xác định các ngành nghề trọng tâm theo các lĩnh vực (du lịch- dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp) và được phân lớp theo từng giai đoạn phát triển:

– Giai đoạn 1 (2018-2022): Du lịch giải trí có casino, dịch vụ cảng biển, hàng không; thương mại, trung tâm mua sắm quốc tế; công nghệ sáng tạo, trung tâm khởi nghiệp.

– Giai đoạn 2 (2023- 2026): Công viên chuyên đề; ngư nghiệp, chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần; giáo dục và đào tạo; dịch vụ tài chính; y tế, chăm sóc sức khoẻ,…

– Giai đoạn 3 (2027- 2030): Công nghệ sinh học, công nghệ xanh, nông nghiệp công nghệ cao.

Dự thảo Đề án cũng đề xuất 75 chính sách đặc thù phân thành 12 nhóm: Ưu đãi thuế (9 chính sách); đất đai và bất động sản (10); tài chính, ngân sách (07); tiền tệ, ngân hàng (06); đầu tư kinh doanh (07); quản lý và phát triển nguồn nhân lực (08); xuất nhập cảnh và quản lý cư trú (07); xuất khẩu hàng hoá (05); đối với nhà đầu tư chiến lược (06); công nghệ cao (05); du lịch (03); chính sách khác (02).

Mô hình tổ chức chính quyền theo mô hình Trưởng đặc khu, không tổ chức Hội đồng nhân dân.

Theo diendandautu

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Cần có các vùng kinh tế đặc biệt để phát triển kinh tế quốc gia bền vững

Doanhnhanvietuc – Chiều nay 25/5, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV bước vào phiên thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế – xã hội và quyết toán ngân sách năm 2015. Đại biểu Phạm Phú Quốc, Tổng giám đốc SCIC Tp. Hồ Chí Minh mở đầu phiên thảo luận tại tổ. Theo đại biểu, GDP năm 2016 phụ thuộc nhiều vào các yếu tố cấu thành trong đó có công nghiệp khoáng… Continue readingCần có các vùng kinh tế đặc biệt để phát triển kinh tế quốc gia bền vững

Đề nghị triệu tập ông Trần Quý Thanh, ông Hà Văn Thắm, đại diện E&Y và cơ quan giám sát NHNN

Đây là một trong những đại án kinh tế gây thiệt hại số tiền lớn nhất trong lịch sử tố tụng Việt Nam vì số tiền thất thoát lên đến 9.000 tỷ đồng, từng được TAND TP HCM xét xử sơ thẩm trong hơn 2 tháng. 10:25 27/12/2016 Luật sư của Phạm Công Danh đề nghị gọi nhóm Trần Ngọc Bích là nhóm Dr.Thanh hoặc Tân Hiệp Phát  Luật sư Trần Minh Hải – bào chữa… Continue readingĐề nghị triệu tập ông Trần Quý Thanh, ông Hà Văn Thắm, đại diện E&Y và cơ quan giám sát NHNN

Để nông nghiệp Việt Nam “cất cánh”, hãy để người nông dân tự quyết định trên mảnh đất của mình

Dù tổn thất khoảng 1,7 tỷ USD năm 2016 nhưng nông nghiệp vẫn được xem là trụ đỡ của nền kinh tế, đóng góp lớn cho an ninh lương thực,ổn định xã hội, kim ngạch xuất khẩu. Nhưng để ngành nông nghiệp tăng tốc phát triển, mở rộng hạn điền liệu đã là đủ? Trong cuộc họp tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành hồi cuối tháng 12/2016, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và… Continue readingĐể nông nghiệp Việt Nam “cất cánh”, hãy để người nông dân tự quyết định trên mảnh đất của mình

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lập Tổ Tư vấn kinh tế

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa lập Tổ Tư vấn kinh tế để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát triển kinh tế, trong đó có nhiều chuyên gia giỏi từ Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Singapore. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 1120 thành lập Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ (Tổ Tư vấn kinh tế) để tư vấn cho Thủ… Continue readingThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lập Tổ Tư vấn kinh tế

WB: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,3% năm nay

Doanhnhanvietuc – Trong báo cáo Cập nhật Kinh tế khu vực Đông Á – Thái Bình Dương vừa công bố, Ngân hàng Thế giới, triển vọng của Việt Nam được đánh giá tích cực. Tăng trưởng GDP năm nay được dự báo 6,3%, nhỉnh hơn năm ngoái 0,1%, nhờ tâm lý tốt trên thị trường và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hai năm tới, tốc độ này sẽ tăng nhẹ lên 6,4%. Dù vậy,… Continue readingWB: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,3% năm nay

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm