TS Nguyễn Đức Thành: Năng suất lao động thấp, lương tối thiểu vẫn tăng nhanh đe dọa phá vỡ cân bằng của nền kinh tế Việt Nam

Thursday, 14/09/2017, 01:07 AM

Hơn một thập kỷ gần đây, Việt Nam đã chứng kiến mức tăng lương tối thiểu tương đối nhanh, với mức trung bình hàng năm đạt hai con số trong giai đoạn từ 2007 – 2015, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và chỉ số giá tiêu dùng.

TS Nguyễn Đức Thành: Năng suất lao động thấp, lương tối thiểu vẫn tăng nhanh đe dọa phá vỡ cân bằng của nền kinh tế Việt Nam

Đây là nhận xét được đưa ra trong báo cáo Tăng trưởng tiền lương và năng suất lao động Việt Nam do Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA Việt Nam) thực hiện.

Khoảng cách giữa lương tối thiểu và năng suất lao động dãn rộng nhanh

TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho biết trong giai đoạn 2007 – 2015, số liệu ghi nhận tốc độ tăng lương tối thiểu cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động, từ 25% năm 2007 đã đạt mức 50% năm 2015.

“Xu hướng này không giống các quốc gia khác như Thái Lan, Indonesia. Khoảng cách giữa tăng trưởng lương tối thiểu và tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam đã dãn rộng nhanh hơn các quốc gia khác”, ông Thành nói.

Lương tối thiểu, cũng theo ông, có tác động đến lương trung bình, khiến cho lương trung bình tăng theo. Từ năm 2007 – 2015 lương trung bình tại Việt Nam tăng 1,5 lần. Lương trung bình tăng nhanh đến năm 2010 nhưng chậm lại đáng kể trong giai đoạn 2010 – 2014 phần nào phản ánh sự suy giảm kinh tế.

Năm 2017, chi phí tối thiểu của các doanh nghiệp tại Việt Nam phải gánh chịu được tính bằng tổng lương tối thiểu và đóng góp vào các khoản bảo hiểm gần chạm mức chi phí tại Thái Lan và cao hơn mức chi phí tại Indonesia.

Về mối quan hệ giữa lương trung bình và năng suất tại Việt Nam, trong giai đoạn 2004 – 2015, năng suất lao động của Việt Nam tăng đáng kể so với mức tăng trung bình đạt 4,4%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bình quân của lương (5,8%) vượt tốc độ tăng năng suất lao động.

Theo tính toán từ bộ số liệu Điều tra doanh nghiệp, trong giai đoạn 2004 – 2009, lương trung bình tăng chậm hơn năng suất lao động. Tuy nhiên từ năm 2009, tốc độ tăng lương trung bình vượt tốc độ tăng năng suất lao động.

“Mức chênh lệch giữa tăng trưởng năng suất lao động với lương tối thiểu và lương trung bình, nếu kéo dài sẽ từ từ phá vỡ cân bằng trên nhiều khía cạnh của nền kinh tế, đặc biệt là cản trở tích luỹ vốn tư bản, giảm động lực của nhà đầu tư, lợi nhuận của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của nền kinh tế”, TS. Đức Thành nhận xét.

Doanh nghiệp bị ăn mòn lợi nhuận

TS. Futoshi Yamauchi, chuyên gia kinh tế cao cấp, Ngân hàng Thế giới cho biết xét về tổng thể nền kinh tế, tăng lương tối thiểu dẫn đến tăng lương trung bình, giảm việc làm và giảm lợi nhuận. “Lương tối thiểu nếu tăng 100%, lợi nhuận trên doanh thu sẽ giảm 2,3 điểm phần trăm”, ông nói.

Tăng lương tối thiểu cũng làm giảm việc làm nhiều hơn trong khu vực nhà nước. Cứ 1 điểm phần trăm lương tăng lên, việc làm sẽ giảm đi 0,25 diểm phần trăm. Tuy nhiên ông Yamamochi lưu ý rằng việc này tác động nhẹ ở khu vực tư nhân và FDI.

Cũng theo ông Yamauchi, khu vực tư nhân sẽ chịu tiêu cực đáng kể về lợi nhuận nếu lương tối thiểu tăng. Cụ thể, khi lương này tăng 100%, tỷ lệ lợi nhuận có khả năng giảm 3,25 điểm phần trăm. Điều này cho thấy chính sách điều chỉnh tiền lương tối thiểu nhanh và liên lục có thể làm giảm tốc độ tích luỹ cơ bản của khu vực doanh nghiệp tư nhân, khiến khu vực này tăng trưởng chậm lại.

Ngoài ra, tăng lương tối thiểu sẽ làm giảm việc làm trong tất cả các ngành công nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ cắt giảm nhiều hơn. Các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như dệt may, sản phẩm gỗ và nội thất có xu hướng thay thế lao động bằng máy móc, trong khi các ngành công nghiệp thâm dụng vốn lại giảm đầu tư máy móc. Điều này cho thấy doanh nghiệp chỉ tiếp tục mở rộng sản xuất và đầu tư máy móc (để thay thế lao động) trong những ngành Việt Nam đang có lợi thế so sánh tĩnh. Còn với một số ngành quan trọng khác, doanh nghiệp có thể không muốn mở rộng vì lo ngại giá lao động sẽ tiếp tục tăng, mất đi lợi thế so sánh.

Theo trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

FDI dự báo đạt kỷ lục, Việt Nam sẽ vào nhóm nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Việt Nam dự báo lượng vốn đầu tư nước ngoài được giải ngân trong năm 2016 sẽ đạt kỷ lục. Kết quả này có được là nhờ việc các công ty lớn như Samsung Electronics Co. và LG Electronics Inc. chuyển nhà máy sản xuất tới đây. Tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh ASEAN 2016 diễn ra ngày 9/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết vốn đầu tư nước ngoài giải ngân trong… Continue readingFDI dự báo đạt kỷ lục, Việt Nam sẽ vào nhóm nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới

GDP 2017: Từ nỗi lo đến sự bứt phá

Doanhnhanvietuc – Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017 ghi dấu ấn quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra, khi Thủ tướng cho biết ông “hết sức lo lắng” trước tốc độ tăng trưởng GDP quý I chỉ đạt mức thấp. Nhìn lại năm 2017, một trong những kết quả nổi bật, có ý nghĩa tổng hợp là việc tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,7%.… Continue readingGDP 2017: Từ nỗi lo đến sự bứt phá

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là đô thị tăng trưởng nhanh bậc nhất châu Á trong 5 năm tới

Thành phố Hồ Chí Minh được dự báo đứng thứ 2 trong số 30 thành phố châu Á có tốc độ tăng trưởng GDP mạnh nhất trong giai đoạn 2017-2021. Theo kết quả nghiên cứu mới được công bố từ Oxford Economics, Delhi, Ấn Độ sẽ là thành phố phát triển nhanh nhất châu Á trong 5 năm tới. Đứng ngay sau nó là Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam. Vị trí thứ… Continue readingThành phố Hồ Chí Minh sẽ là đô thị tăng trưởng nhanh bậc nhất châu Á trong 5 năm tới

Tín hiệu ‘lạ’: GDP Việt Nam tăng trưởng nhưng người dân không tăng được tiền tiết kiệm, phải đi vay để tiêu dùng

Doanhnhanvietuc – Không phải GDP, phần tiền tiết kiệm (saving) mới là cái quan trọng nhất, TS. Bùi Trinh nói với Trí Thức Trẻ. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, đa số người dân Việt Nam phần tiết kiệm ngày càng bị giảm dần. Nghiên cứu gần đây của TS. Bùi Trinh (Viện nghiên cứu Phát triển Việt Nam) và TS. Nguyễn Hồ Phi Hà (Học viện Tài chính) đã chỉ ra một nghịch lý dù… Continue readingTín hiệu ‘lạ’: GDP Việt Nam tăng trưởng nhưng người dân không tăng được tiền tiết kiệm, phải đi vay để tiêu dùng

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 7,42%: “Cao nhưng có cơ sở để đạt được!”

Doanhnhanvietuc – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng. Vấn đề đặt ra là phải quyết tâm, nỗ lực, hành động quyết liệt, cải cách đổi mới mạnh mẽ hơn nữa. Sáng 3/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các lãnh đạo của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước để thảo luận tình hình kinh tế-xã hội trong… Continue readingGDP 6 tháng cuối năm phải tăng 7,42%: “Cao nhưng có cơ sở để đạt được!”

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm