Hạn chế nhập cư để bảo hộ phúc lợi công dân và nền kinh tế quốc nội hay chỉ là bước đi nhằm giành phiếu từ cử tri

Friday, 06/04/2018, 17:39 PM

Mới đây, Thủ tướng Úc Malcolm Turbull đã lập luận một cách dài dòng cho việc kêu gọi cắt giảm số lượng người nhập cư. Để thu hút sự ủng hộ, ông đã đổ lỗi cho người nhập cư gây nên các vấn đề về kinh tế xã hội như việc làm, mức lương, giao thông, tội phạm và các vấn đề về kinh tế khác.

Có thể dễ dàng thấy rằng, các khẩu hiệu nêu cao chủ nghĩa lợi ích dân tộc trước tiên thông qua chính sách chống người nhập cư trước thềm các cuộc bầu cử là một xu hướng chính trị của các đảng nhằm thu hút sự ủng hộ từ lá phiếu cử tri. Bắt đầu là khẩu hiệu tranh cử của Donal Trump với “American First”, tiếp đến là Brixist và cắt giảm nhập cư của Úc.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế học và nghiên cứu độc lập đã chỉ ra rằng, người nhập cư không phải là nguyên nhân của những vấn đề về trên, thậm chí, các nhà chính trị đang cố tình quên những đóng góp to lớn của người nhập cư đối với nền kinh tế Úc trong suốt thời gian qua.

Thực tế chỉ số tăng trưởng kinh tế gắn với tăng số lượng nhập cư đã chứng minh thuyết phục rằng, người nhập cư thúc đẩy mạnh mẽ nên kinh tế Úc. Nếu chúng ta làm phép so sánh đơn giản giữa tăng trưởng GDP và số lượng người nhập cư hàng năm sẽ dễ dàng thấy rằng GDP tăng trưởng tỉ lệ thuận với số lượng người nhập cư.

Trong vài thập kỷ qua, thống kê của Bộ các vấn đề nội địa đã chỉ ra rằng số lượng nhập cư thấp vào khoảng năm 1983-84 với chỉ khoảng 50 nghìn người đã chứng kiến mức GDP giảm kỷ lục -3,50. Tuy nhiên, chương trình nhập cư tăng liên tiếp theo thời gian đạt 148.200 người nhập cư vào 2006-07 và 190.000 vào 2012-13 đã kéo theo sự tăng trưởng GDP trung bình ở mức khoảng 3% (theo Trading Economics).[1]

Đặc biệt, từ năm 2000-01, sự chuyển dịch định cư theo visa diện tay nghề áp đảo visa diện đoàn tụ gia đình đã kéo theo sự tăng tưởng kinh tế mạnh mẽ. Chính sách di trú tăng số lượng nhập cư và tập trung vào dòng thị thực diện tay nghề đã góp phần cung ứng nguồn lao động chất lượng cho Úc trong suốt thời gian qua.

Bên cạnh đó, dân số đông (bao gồm cả từ nguồn nhập cư) rõ ràng sẽ góp phần mở rộng nền kinh tế do nhu cầu tiêu dùng tăng.

Cũng theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và doanh nghiệp, cuộc cách mạng kỹ thuật số sẽ là thời cơ cho các nền kinh tế nhằm thiết lập sức mạnh của mình trên bản đồ quốc tế. Những quốc gia muốn tận dụng cơ hội này sẽ cần một lượng lớn nguồn lao động, đặc biệt là lao động sáng tạo. Trong khi đó, mức tăng dân số tự nhiên của Úc không thể đáp ứng được nhu cầu lao động. Do vậy, nhập cư là cách tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế Úc, tạo động lực mạnh mẽ cạnh tranh với các nền kinh tế đang nổi trong khu vực.

Đối với những vấn đề còn tồn tại như giá cả, thất nghiệp hay các vấn đề xã hội, đây là những bất cập của nhiều quốc gia chứ không phải riêng những quốc gia có lượng người nhập cư đông.

Việc mật độ dân số đông tại các đô thị và vấn đề giao thông đã chỉ ra sự chậm thích nghi và chiến lược dài hạn về phát triển giao đông đô thị của giới chức trách.

Nghiên cứu của Đại học Quốc gia Úc đã cho thấy rằng nhập cư không ảnh hưởng đến tiền lương của các công chức đương nhiệm. Mặc dù một số công nhân bị ảnh hưởng tiêu cực bởi người lao động nhập cư, nhưng những ảnh hưởng tích cực là gấp ba lần so với những hạn chế của nó.

Do vậy, thay vì cắt giảm số lượng người nhập cư hàng năm, Chính phủ Úc nên thay đổi cơ cấu tỉ lệ các dòng visa nhằm đảm bảo sự ổn định số lượng người nhập cư hàng năm. Điều này vừa giúp duy trì sự phát triển ổn định của nền kinh tế thông qua kích thích tiêu dùng, vừa đảm bảo được chất lượng của người nhập cư, qua đó đáp ứng được nhu cầu lao động để cạnh tranh với các nền kinh tế khác.

 

Luật sư Đỗ Gia Thắng
MARA 1687850
Nguyen Do Lawyers
www.nguyendolawyers.com.au

[1] https://tradingeconomics.com/australia/gdp-growth-annual

 

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Bế tắc trước sự tăng trưởng của Uber Grab, cổ phiếu Vinasun phá đáy 3 năm

Doanhnhanvietuc – Sau 3 năm kể từ khi Grab và Uber gia nhập thị trường Việt Nam, hãng taxi lớn nhất Việt Nam – Vinasun đang gặp khó khăn. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/04, cổ phiếu VNS của CTCP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) lại giảm sàn, đánh dấu phiên giảm thứ 5 liên tiếp trong đó có 2 phiên giảm sàn. VNS rơi xuống mức giá 22.250 đồng – mức giá thấp nhất… Continue readingBế tắc trước sự tăng trưởng của Uber Grab, cổ phiếu Vinasun phá đáy 3 năm

Cần có các vùng kinh tế đặc biệt để phát triển kinh tế quốc gia bền vững

Doanhnhanvietuc – Chiều nay 25/5, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV bước vào phiên thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế – xã hội và quyết toán ngân sách năm 2015. Đại biểu Phạm Phú Quốc, Tổng giám đốc SCIC Tp. Hồ Chí Minh mở đầu phiên thảo luận tại tổ. Theo đại biểu, GDP năm 2016 phụ thuộc nhiều vào các yếu tố cấu thành trong đó có công nghiệp khoáng… Continue readingCần có các vùng kinh tế đặc biệt để phát triển kinh tế quốc gia bền vững

Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế không tiền mặt

Việt Nam có đủ cơ sở hạ tầng và các công cụ cần thiết để tiến tới một nền kinh tế phi tiền mặt vào năm 2020. An ninh mạng chính là yếu tố đáng lo ngại khi thúc đẩy nền kinh tế phi tiền mặt (Ảnh minh họa: KT) Trang tin crowdfundinsider.com cho biết, Việt Nam hiện đang hướng tới việc giảm các giao dịch tiền mặt và hợp thức hóa các phương thức… Continue readingViệt Nam đang hướng tới nền kinh tế không tiền mặt

Nền kinh tế số là bước phát triển tất yếu

Nền kinh tế số sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi, thúc đẩy và phát triển ngành công nghiệp nội dung số và công nghệ thông tin. Đại biểu phát biểu tham luận tại diễn đàn Sáng 21/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức ngày Internet 2016 với chủ đề “Sự đóng góp của nội dung số cho nền kinh tế Internet”. Tại diễn đàn, nhiều diễn giả nhận định, ngành… Continue readingNền kinh tế số là bước phát triển tất yếu

Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế nói gì về tác động của tăng thuế VAT lên người nghèo?

Trao đổi về nhận định “tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng nặng nhất đế người nghèo”, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế – Bộ Tài chính nói rằng: “Đúng là người nghèo chịu tác động, nhưng có đến mức như vậy hay không thì câu chuyện chưa chắc”. Chuyên gia về thuế này cũng phân tích thêm về việc tăng thuế VAT trên thế giới khi so sánh với Việt Nam.… Continue readingVụ trưởng Vụ Chính sách thuế nói gì về tác động của tăng thuế VAT lên người nghèo?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm