Bài học thuê nhà cho du học sinh sau vụ cựu vô địch Olympia bị kiện

Monday, 17/10/2016, 23:30 PM

Các du học sinh cần đọc kỹ bản hợp đồng thuê nhà trước khi ký, tốt nhất nên mướn từ chính chủ căn hộ, nếu bị chèn ép thì cứ kiện, tòa sẽ xử rất nhanh.

Câu chuyện Lê Vũ Hoàng bị kiện ở Úc gây khá nhiều tranh cãi. Thực ra thì những chuyện như vậy ở Úc xảy ra rất nhiều, mà phần thiệt thường thuộc về người thuê nhà.

Kết quả hình ảnh cho du học sinh thuê nhà

Cô học sinh du học kia đã có đủ can đảm để mang vụ việc ra tòa án của Úc và giành phần thắng. Những thanh minh của Lê Vũ Hoàng thì phần lớn chắc đã được đưa ra ở phiên xét xử. Tòa tuyên như thế nào thì ai cũng biết rồi. Tôi chỉ xin chia sẻ thêm về thị trường thuê nhà của các du học sinh ở Úc.

Nhà cho sinh viên thuê đa phần là chung cư hoặc căn nhà nền đất với 3,4 phòng ngủ. Phần lớn các nhà này phải có 3,4 người ở thì mới cáng đáng được tiền thuê. Chủ của các căn nhà này thường mướn một nhân viên để lo việc cho thuê, thu tiền và báo cáo để sửa chữa khi cần thiết.

Trường hợp lùm xùm trong vụ này thì khả năng là anh Hoàng đã thuê nhà, rồi cho các em sinh viên mướn lại để ăn chênh lệch. Các hợp đồng giữa chủ và người thuê (anh Hoàng) thường có điều khoản cấm cho thuê lại (sublet). Vì thế nên mới có chuyện anh Hoàng bảo các em sinh viên nói là bạn bè tới dọn dẹp chứ không phải ở lại.

Kết quả hình ảnh cho du học sinh thuê nhà

Chủ nhà cho anh Hoàng mướn với điều kiện phải trả tiền trước 9 tháng và không được cho thuê lại. Khi chủ yêu cầu sinh viên dọn đi để lấy lại nhà, anh Hoàng phải thực hiện ngay nhưng vẫn phải trả tiền nhà.

Còn hợp đồng giữa anh Hoàng với các sinh viên vẫn có giá trị, bởi vì nhiệm vụ “không cho thuê lại” là của anh Hoàng. Các em sinh viên đi thuê không có nhiệm vụ kiểm tra xem anh Hoàng có được cho thuê lại hay không, mà có kiểm tra cũng chưa chắc đã được.

Cách cho thuê này rất phổ biến vì các sinh viên hầu hết không đủ tiền để mướn cả căn nhà, thường phải ký hợp đồng theo từng phòng như em Hương. Tất cả các hợp đồng này đều có một khoản ghi rõ: người thuê chuyển đi phải báo trước một tháng. Luật pháp Úc quy định bắt buộc và cho dù không có hợp đồng, hay hợp đồng miệng thì cũng vậy, bởi chẳng ai có thể dọn nhà đi ngay lập tức.

Kết quả hình ảnh cho du học sinh thuê nhà

Nên khi chủ nhà bảo phải chuyển thì người ở trọ có một tháng để dọn đi, chứ không có sự “linh động” nào cả. Theo luật, khi dọn đi mọi hóa đơn tiền điện nước phải chi trả. Sau đó, chủ nhà xem xét có hư hỏng gì thì trừ phí sửa chữa vào tiền đặt cọc.

Người cho thuê phải đưa ra mọi hóa đơn chứng từ về việc sửa chữa nếu có, ngoài ra, phải trình đầy đủ các bằng chứng là tiền điện nước chưa trả – cái này có giấy của công ty điện nước. Việc tòa ở Úc tuyên trả lại cho em Hương tiền đặt cọc, thì có lẽ là anh Hoàng không đưa ra được bằng chứng về việc sửa chữa, hay là tiền hóa đơn còn thiếu.

Vì sao căn nhà cấm cho thuê lại (sublet) mà khi có người mướn tòa vẫn xử? Đó là vì các vấn đề liên quan tới nhà ở thì luật bảo vệ người đi thuê, miễn là họ có ký hợp đồng với bên cho thuê (chủ nhà hay người thuê lại nguyên căn).

Một người thuê nhà cho mướn lại mà hợp đồng của họ cấm cho thuê lại, thì đó là việc của họ và chủ nhà – tức là nếu chủ nhà muốn kiện anh Hoàng thì là việc bên đó. Tòa sẽ xử hợp đồng giữa anh Hoàng với em Hương khi em Hương kiện cáo chứ không xử việc khác.

Những tranh chấp liên quan tới hợp đồng cho thuê nhà rất phổ biến ở Úc, tới nỗi có một tòa riêng để xử các vấn đề liên quan. Tòa này có đặc điểm là thụ lý nhanh chóng và xếp lịch xử rất nhanh. Hai bên liên quan sẽ cãi tay đôi trước mặt tòa và rất ít ai mướn luật sư riêng vì tiền thuê rất đắt, hơn nữa các vụ này thường tranh chấp khoản tiền không quá vài nghìn đôla.

Tuy vậy, tất cả những người tham gia vào vụ tranh cãi, bao gồm hai bên hay các nhân chứng đều phải tuyên thệ trước tòa là sẽ nói thật. Khi tranh cãi thì những ai ngồi phía dưới không được lên tiếng, trừ khi tòa gọi lên. Những quy định này rất nghiêm khắc vì tòa án phải được bảo đảm an ninh. Ngay cả các luật sư khi cãi nếu muốn tới gần quan tòa thì cũng phải xin trước.

Còn chuyện này có phải là “chiếm đoạt tài sản” hay không, thì đó không phải là thuật ngữ mà tòa ở Úc dùng. Đây là một vụ tranh chấp dân sự liên quan tới hợp đồng nhà đất, trong đó anh Hoàng bị tuyên là không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng (trả lại tiền đặt cọc) và phải chấp hành lệnh của tòa (trả tiền lại).

Đây là bài học cho các sinh viên đi thuê nhà một mình. Các em nên ký hợp đồng và đọc kỹ các điều khoản liên quan, nếu bị chèn ép thì cứ ra tòa, tòa sẽ xử rất nhanh. Việc các sinh viên thuê lại không hẳn là bất hợp pháp: chính bên cho các em mướn mới phải lo tới tính hợp pháp.

Sau cùng, việc đưa nhau ra tòa vì vài trăm đôla không có gì là sai trái cả. Luật pháp Úc khuyến khích việc đưa ra tòa để giải quyết mâu thuẫn chứ không “tự xử”.

Người nào ở Úc cũng có quyền như nhau trước tòa án, không có chuyện một người có quốc tịch thì được bảo vệ. Các tranh chấp dân sự thì bên nguyên đơn cùng lắm là không được tòa đáp ứng đòi hỏi trong đơn kiện, chứ trước giờ tôi chưa nghe ai bị tòa phạt hay hủy visa vì đưa đơn kiện bao giờ.

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Mua nhà cho thuê: Nên hay không?

Doanhnhanvietuc – Bất động sản cho thuê có thể là một sự bổ sung tuyệt vời cho danh mục đầu tư hưu trí, nhưng không phải là khoản đầu tư làm giàu nhanh chóng và cũng không dành cho tất cả mọi người. Năm 2005, ở Mỹ xuất hiện một trào lưu mua bất động sản trong khi không có kinh nghiệm và không có tiền. Họ mua những tài sản mà bản thân họ không… Continue readingMua nhà cho thuê: Nên hay không?

Ngày hội Việc làm 2022 của du học sinh Việt Nam tại Australia

Ngày 30/7, tại Sydney, Australia, Tổng hội Du học sinh Việt Nam tại bang New South Wales (UAVS-NSW) đã tổ chức sự kiện Ngày hội Việc làm – UAVS Career Fair 2022. Du học sinh Việt Nam gặp gỡ nhà tuyển dụng tại Ngày Hội việc làm.  Sự kiện này nhằm hỗ trợ du học sinh Việt Nam tại Australia kết nối với các doanh nghiệp Việt Nam và Australia, tìm kiếm cơ hội nghề… Continue readingNgày hội Việc làm 2022 của du học sinh Việt Nam tại Australia

Cựu du học sinh chia sẻ kinh nghiệm du học Australia

Hội Sinh viên Việt Nam tại Australia (SVAU), Hội Sinh viên Việt Nam tại bang New South Wales (UAVS-NSW) đã tổ chức thành công Ngày hội Du học Australia tại trường THPT Chu Văn An (Hà Nội). Ngày hội du học Australia 2023 – Into the Future hội tụ trên 20 trường đại học Australia, cung cấp cho những người tham gia một cái nhìn tổng quan về du học Australia thông qua những kinh nghiệm,… Continue readingCựu du học sinh chia sẻ kinh nghiệm du học Australia

Chủ tịch hội sinh viên vừa xong cử nhân đã nhận học bổng tiến sĩ

Huỳnh Tấn Đạt hiện là chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Úc, đồng thời là nghiên cứu sinh ngành kinh tế. Sinh viên Huỳnh Tấn Đạt – Ảnh: TRỌNG NHÂN Năm 2020, Huỳnh Tấn Đạt (sinh năm 1998) tốt nghiệp Đại học Công nghệ Sydney (Úc), ngành kinh tế, với số điểm tối đa. Nhờ đó, Đạt được trường đưa vào danh sách các sinh viên học “cử nhân danh dự” (Honours) năm… Continue readingChủ tịch hội sinh viên vừa xong cử nhân đã nhận học bổng tiến sĩ

Sydney và Hobart: “Gia đình thu nhập dưới $60,000 khó thuê nhà”

Doanhnhanvietuc – Giá nhà tăng cao ở Úc đã buộc những người đi thuê nhà, đặc biệt là những hộ gia đình có thu nhập thấp, phải chuyển ra sống tại các vùng ngoại ô xa hơn. Người thuê nhà phải dời ra những vùng xa hơn Theo số liệu của bản Phúc trình về Khả năng Thuê nhà – Rental Affordability Index (RAI) vừa được công bố mỗi 6 tháng đã cho thấy dù giá… Continue readingSydney và Hobart: “Gia đình thu nhập dưới $60,000 khó thuê nhà”

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm