Chuyện học của trẻ con ở Úc

Friday, 05/05/2017, 16:36 PM

Doanhnhanvietuc- Con gái tôi năm nay vào lớp 1, chính thức bước chân vào quãng đời học trò tươi đẹp. Nói chính thức, chứ thực ra cháu đã “cắp sách” đến trường tiểu học từ năm ngoái.

Ở Úc, bậc tiểu học thường kéo dài 7 hoặc 8 năm tùy từng bang và vùng lãnh thổ, bắt đầu từ lớp Kindergarten (tương đương mẫu giáo lớn-5 tuổi ở Việt Nam) cho đến lớp 6 hoặc 7. Ngôi trường nơi con gái tôi theo học gồm vài dãy nhà 1 và hai tầng, trông cũ kỹ, đơn giản (thành lập năm 1923), song sân trường rộng, có 1-2 khu vui chơi cho trẻ và đặc biệt trường nào cũng có một khu vườn và sân bóng rất rộng ngay bên cạnh vì hàng tuần đều có buổi ra vườn chăm sóc cây, còn mỗi ngày, trong 6 tiếng ở trường (giờ học từ 9-15h), học sinh có tới 2 tiếng vận động, chơi thể thao trên sân.

Một buổi trên lớp học.

Trường hiện có hơn 300 học sinh với 13 lớp học. Với tỷ lệ này, sỹ số trong mỗi lớp học là khá cao so với mức trung bình trên khắp Úc. Cũng dễ hiểu vì Sydney là thành phố đông dân nhất ở nước này (ước tính khoảng 5,25 triệu người năm 2016). Nhưng như thầy hiệu trưởng lý giải rằng nhà trường rất muốn tăng số lớp để giảm số học sinh trong mỗi lớp học như năm ngoái thêm lớp thứ 14 với chi phí nhà trường phải tự trả (Sở giáo dục bang New South Wales chỉ cấp kinh phí cho trường với 13 lớp học), song năm nay không thể làm như vậy.

Lớp học thường khá rộng, bày xung quanh rất nhiều sách vở, đồ dùng giảng dạy và học tập. Lớp nào cũng được trang bị màn hình với máy chiếu. Học sinh đến ngồi bệt trước mặt thầy nghe giảng để tiện hoạt động, di chuyển, chỉ khi nào cần viết hay vẽ thì mới ngồi quanh vài chiếc bàn vuông nhỏ kê quanh lớp. Tất cả những gì cần cho việc học đều có sẵn ở lớp, nên trong chiếc ba lô của trẻ đến trường chỉ có hộp cơm nhỏ cho bữa trưa.

Nhà trường có canteen phục vụ bữa trưa, song không khuyến khích trẻ mua đồ ăn ở trường, vì lý do vệ sinh và liên quan tới sức khỏe của trẻ nên việc các gia đình phải chuẩn bị sẵn đồ ăn trưa cho trẻ gần như là điều bắt buộc. Thầy cô giáo không giám sát cũng như không bắt học sinh của mình phải ăn hết suất ăn, cả ở lớp Kindergarten hay trong trường mẫu giáo. Trẻ nhỏ vốn mải chơi, lười ăn, nên khi về còn nguyên hộp cơm trưa là bình thường. Đây cũng là một trong những lý do khiến tỷ lệ trẻ em bép phì ở Úc rất thấp, thậm chí ở đất nước phát triển này có thời điểm truyền thông còn báo động về mức cân nặng dưới chuẩn đối với học sinh tiểu học.

Buổi trao giấy chứng nhận kết thúc đợt học thử nghiệm 5 buổi ở trường trước khi vào lớp Kindergarten.

Năm học ở Úc kéo dài cả năm, bắt đầu từ cuối tháng 1 cho tới gần cuối tháng 12 và được chia làm 4 học kỳ, giữa các học kỳ có thời gian nghỉ 2 tuần và thời gian nghỉ Hè kết thúc năm học khoảng hơn 1 tháng, thường trước Giáng sinh. Ở bậc tiểu học, tên lớp thường được gắn với chữ cái đầu tên của thầy cô chủ nhiệm, chẳng hạn năm ngoái thầy giáo dạy con gái tôi tên là Harty, thì tên lớp là KH, năm nay cô chủ nhiệm tên là Aravopoulos, nên con học lớp 1A (nếu trong khối có thầy cô trùng chữ cái đầu thì có thể lấy chữ cái tên họ), giúp các em khi nói ra tên lớp thì ai trong trường cũng biết luôn thầy, cô của em là ai.

Việc mặc đồng phục và mang mũ khi đến trường là bắt buộc. Tuy nhiên, trong một năm học cũng có rất nhiều ngày được “thoải mái”, như ngày Hòa hợp thì mặc màu cam, ngày Pijama thì cả thầy lẫn trò đến trường trong trang phục như vừa bước ra khỏi giường ngủ, hay ngày sách thì đến trường trong trang phục của một nhân vật trong truyện mà mình yêu thích…

Vào Ngày nhà giáo, Ban phu huynh trường kêu gọi các phụ huynh khi đưa con đến trường mang theo một đĩa nhỏ bánh hay trái cây, tự đặt trong phòng hội đồng để đến bữa trưa các thầy cô liên hoan. Do không đóng góp bất cứ quỹ nào nên khi nhà trường cần một khoản tiền để nâng cấp, sửa chữa…gì đó thì sẽ phối hợp với Ban phụ huynh tổ chức sự kiện như bán đồ ăn, bán đấu giá… để gây quỹ.

Với mục tiêu phát triển thể chất, kỹ năng sống, tạo sự tự tin, tính sáng tạo của trẻ là chính, việc học trên lớp ở lứa tuổi này rất đơn giản, nhẹ nhàng, không điểm số, không bài tập về nhà, không tạo bất cứ áp lực nào cho trẻ, nên con gái tôi lúc nào cũng thích đi học. Mới vào đầu năm lớp 1 mà hàng tuần, bạn nào cũng có thể đứng trước lớp “thuyết trình” về một chủ đề nào đó, chẳng hạn nói về bãi biển thì biết tả biển đẹp, phải vứt rác vào thùng rác, nếu không sẽ làm bãi biển bẩn, nước bẩn, cá chết, mọi người không bơi lội, vui chơi được…

Còn “bài tập về nhà” mà cô gửi về hàng ngày là 1-2 cuốn truyện tranh với những câu chữ đơn giản, gần gũi nhất để bố mẹ đọc cho nghe, hôm sau mang lại lớp để đổi truyện mới, giúp cho trẻ có thói quen đọc sách hàng ngày và làm quen, nhận biết dần mặt chữ đi kèm tranh minh họa. Ngoài ra, ngay từ “mẫu giáo lớn”, hàng tuần lớp đều có 1 buổi cố định lên thư viện.

Một giờ học thực hành ngoài vườn trường.

Giữ an toàn cho trẻ luôn được đặt lên hàng đầu, nên tại các tuyến đường xung quanh khu vực trường học đều đặt các biển báo giao thông hạn chế tốc độ vào giờ trẻ đến trường hay tan trường, mức phạt vi phạm trong khu vực vực này cao hơn nhiều lần so với vi phạm ở các tuyến đường bình thường. Thầy cô phụ trách lớp vẫn đón, giao trẻ tận tay bố mẹ, còn thầy hiệu trưởng thì thường ở ngoài văn phòng của mình, quan sát trẻ chơi đùa ở sân, dẫn học sinh ra xe buýt hay trông trẻ cho những buổi họp phụ huynh… Ở Úc, trẻ dưới 16 tuổi khi ra khỏi nhà không có người lớn đi kèm hay ở nhà một mình là bố mẹ phạm luật.

Mọi hoạt động của trẻ ngoài thời khóa biểu như lên biểu diễn ở hội trường, chụp ảnh, đi dã ngoại…nhà trường đều có giấy thông báo gửi về nhà lấy ý kiến và chữ ký của phụ huynh về việc đồng ý hay không đồng ý cho con mình tham gia cùng những lưu ý về tình trạng sức khỏe.

Ở một nước có nền giáo dục phát triển như Úc, thiết nghĩ cách dạy và học hay cách quan tâm, chăm sóc, bảo vệ trẻ em cũng đáng để suy ngẫm.

Khánh Linh

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Nâng cao hiểu biết của người Việt tại Australia về pháp luật nước sở tại

Cộng đồng người Việt Nam tại Australia hiện có hơn 350.000 người, phần lớn sinh sống tại các bang đông dân cư, kinh tế phát triển như New South Wales, Victoria, Nam Australia, Tây Australia, Tasmania. Việc hiểu và nắm rõ pháp luật của Australia là điều cần thiết đối với người nước ngoài nói chung và người Việt Nam nói riêng khi định cư, sinh sống, học tập hay du lịch tới quốc gia… Continue readingNâng cao hiểu biết của người Việt tại Australia về pháp luật nước sở tại

Viện Khoa học Pháp lý và Kinh doanh Quốc tế hợp tác toàn diện với Nguyen Do Lawyers

Ngày 10/4/2024, tại trụ sở của Viện Khoa học Pháp lý và Kinh doanh quốc tế (Viện IBLA) – Hội luật gia Việt Nam, Viện IBLA và Nguyen Do Lawyers đã chính thức thoả thuận hợp tác toàn diện. Thỏa thuận hợp tác giữa Viện IBLA và Nguyen Do Layers nhấn mạnh vào việc trao đổi hợp tác chia sẻ về kiến thức pháp lý, môi trường kinh tế, xã hội của Australia, trao đổi… Continue readingViện Khoa học Pháp lý và Kinh doanh Quốc tế hợp tác toàn diện với Nguyen Do Lawyers

Australia cắt giảm tài trợ cho giáo dục công

Văn phòng Giáo dục bang New South Wales, Australia, thông báo cắt giảm ngân sách dành cho các trường công lập do tỷ lệ tuyển sinh sụt giảm. Theo đó, ngân sách cho các trường công lập sẽ giảm 1,4 tỷ AUD trong 4 năm tới. Văn phòng Giáo dục New South Wales sẽ giảm chi tiêu quảng cáo, tuyển dụng cố vấn giáo dục… Một trong những thay đổi lớn nhất là các phó… Continue readingAustralia cắt giảm tài trợ cho giáo dục công

Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà là chủ trương nhất quán

Ngày 10/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự thảo Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (Nghị định). Phó Thủ tướng nêu rõ, điện mặt trời mái nhà là nguồn năng lượng tái tạo cần được ưu tiên, khuyến khích phát triển, vừa huy động được nguồn lực của tổ chức, cá nhân, tận dụng mạng… Continue readingKhuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà là chủ trương nhất quán

Trao bằng Tiến sỹ danh dự cho nhà sáng lập DN xã hội đầu tiên của Việt Nam

Ông Jimmy được vinh danh với nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có giải Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Huân chương Australia và giải thưởng UNICEF ZERO về Đổi mới xã hội. Ông Jimmy Phạm, Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của doanh nghiệp xã hội đầu tiên tại Việt Nam – KOTO (Biết một, dạy một) vừa được Trường Đại học MRIT trao… Continue readingTrao bằng Tiến sỹ danh dự cho nhà sáng lập DN xã hội đầu tiên của Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm