Chủ tịch FPT Trương Gia Bình hiến kế sách “tam hóa” để nông nghiệp Việt cất cánh trước làn sóng 4.0

Wednesday, 24/05/2017, 12:50 PM

Doanhnhanvietuc – Xa hơn thế, ông còn mơ đến một thời điểm “…sau này sẽ tiêu dùng, không chỉ trí tuệ của người Việt mà cả mặt trời, cả đất, cả nước, cả thiên nhiên, cả văn hóa của người Việt”

Trên thế giới, làn sóng về một cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang được dấy lên một cách mạnh mẽ. Nhiều nền kinh tế đã phải chấp nhận, thậm chí đang làm hết sức để biến mình thành kẻ cưỡi trên, chứ không phải bị nhấn chìm, bởi ngọn sóng mang tên 4.0.

Việt Nam chúng ta cũng không phải ngoại lệ. Hôm ngày 20/5 vừa qua, các tên tuổi doanh nhân lớn của Việt Nam đã gặp nhau tại buổi Hội thảo Quản trị “Cách mạng Công nghiệp thời kỳ 4.0” để cùng bàn xem cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại cho nước ta một hình hài mới ra sao.

Theo lời Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn FPT – ông Trương Gia Bình thì dường như, cụm từ “công nghiệp” trong tên của cuộc cách mạng là chưa được hợp lý. Thực tế, cuộc cách mạng này sẽ tác động sâu rộng đến nhiều ngành của nền kinh tế hơn là chỉ các ngành công nghiệp.

Một trong số đó là ngành nông nghiệp. Không ai khác ngoài Việt Nam là người có lợi thế về nông nghiệp khi làn sóng 4.0 tràn về, bởi lẽ “Việt Nam về bản chất vẫn đang là một nước nông nghiệp, hầu hết người dân Việt Nam vẫn đang sống ở vùng nông thôn” – ông Bình nói.

Nông nghiệp năm 2017 hãy như công nghiệp phần mềm, như FPT của năm 1998

Trả lời một câu hỏi về tương lai ngành nông nghiệp, ông Trương Gia Bình nói: “Việt Nam sẽ trở thành nhà bếp của thế giới. Anh (nói với người đặt câu hỏi) mong muốn những tầng lớp trung lưu đang mọc lên nhanh chóng như ở Trung Quốc, Ấn Độ sẽ sử dụng những thực phẩm chất lượng cao của Việt Nam”

“Việt Nam có cơ hội để làm chuyện này nên nếu làm đúng thì Việt Nam sẽ bay lên rất nhanh” – Vị Chủ tịch của FPT khẳng định.

Từ FPT và xuất khẩu phần mềm năm 1998

Cơ sở nào cho giúp cho vị Chủ tịch FPT khẳng định điều này ? Ông Trương Gia Bình ví von tình thế của nông nghiệp Việt hiện tại cũng như của ngành phần mềm Việt Nam, của FPT ở thời điểm gần 20 năm trước: không biết gì nhưng vẫn ước mơ, vẫn làm để nay đã vươn lên vị thế hàng đầu:

“Năm 1998, FPT đã từng ước mơ rằng Việt Nam sẽ trở thành cường quốc phần mềm, người Trung Quốc làm được, người Ấn Độ làm được, vậy cớ gì mà người Việt Nam không làm được ?”

“Hôm nay, chúng ta hãy coi như những ngày đầu, khi vào năm 1998, chúng ta bắt đầu ước mơ rằng Việt Nam sẽ biết xuất khẩu phần mềm. Năm đó, chúng ta vẫn nhận rằng Việt Nam không biết làm phần mềm, hoặc làm phần mềm quá tệ. Nhưng nay, chúng ta đứng hàng đầu trong khu vực, trong lĩnh vực số hóa chúng ta đứng rất cao trên thế giới. Chúng ta sẽ ước mơ và hy vọng rằng Việt Nam sẽ làm được điều đó”.

Ông Trương Gia Bình ‘hiến kế”: tam hóa ngành nông nghiệp

Một cách cụ thể, ông Trương Gia Bình tập trung ‘hiến’ 3 ‘kế sách’ (ông gọi là ‘tam hóa’) cho nông nghiệp Việt trước làn sóng 4.0:

– “Thứ nhất là công ty hóa. Thay vì sản xuất hộ gia đình, cá thể nhỏ lẻ hoặc các trang trại với quy mô nhỏ thì mình lên thẳng cấp cao nhất là công ty. Công ty là chuẩn mực sáng tạo hay nhất của thế giới”

– “Thứ hai là công nghệ hóa. Công nghệ sau này sẽ trở thành một thứ hàng hóa rẻ tiền, không đắt đỏ và chúng ta hoàn toàn có thể đầu tư được. Thậm chí, đầu tư vào nông nghiệp có thể giúp hoàn vốn khá nhanh. Từ đó, chúng ta cũng có thể công nghệ hóa ở mức cao nhất”

– “Thứ ba là chuỗi hóa. Việt Nam phải được sắp xếp vào một hệ thống, kể cả đối nội, tức là trong nước cũng làm theo chuỗi, chuỗi này kết nối với các chuỗi hàng đầu thế giới”.

Đến nông nghiệp Việt Nam năm 2017

Đồng thời, Chủ tịch FPT cũng chỉ ra mấy bài toán mà nông nghiệp Việt cần giải. Đó là các bài toán về nguồn nhân lực làm sao phải thích ứng được với làn sóng 4.0, là bài toàn về tích tụ đất đai hay bài toán về vốn.

Tin rất vui, theo ông Bình, là các bài toán trên hầu hết đều đang được giải một cách rất chủ động. Lời giải đó bao gồm có những chính sách về ruộng đất của Chính phủ sẽ ban hành sắp tới, hay một gói hỗ trợ 100.000 tỷ Chính phủ đã ban hành để đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. “Làm được những điều này, tôi tin Việt Nam sẽ đi rất nhanh” – ông Bình nói.

Thế giới sẽ tiêu dùng, không chỉ trí tuệ mà cả mắt trời, đất, nước, thiên nhiên, văn hóa…của người Việt”

Kết thúc câu trả lời đầy tính hứng khởi của mình. vị chủ tịch FPT thể hiện một ước mơ lớn lao hơn nữa vào Việt Nam sau khi làn sóng 4.0 sắp tới tràn đến.

“Bây giờ, có một ước mơ mới rằng thế giới sau này sẽ tiêu dùng, không chỉ còn trí tuệ của người Việt mà cả mặt trời, cả đất, cả nước, cả thiên nhiên, cả văn hóa của người Việt…đều đi vào trong những sản phẩm mới mà Việt Nam cung cấp ra thế giới”.

“Tôi tin rằng, cũng như câu chuyện phần mềm, hoặc thậm chí có thể còn nhanh hơn nữa thì 10 năm tới chúng ta sẽ được thấy nông nghiệp Việt Nam hùng mạnh như thế nào”.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá sợi polyester nhập khẩu từ Việt Nam

Doanhnhanvietuc – Cục quản lý cạnh tranh ( Bộ Công thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá với sợi polyester nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Trước đó, ngày 31/5/2017, DOC thông báo đã nhận được đơn kiện của ngành sản xuất nội địa đề nghị khởi xướng vụ việc nêu trên. Sản phẩm bị… Continue readingMỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá sợi polyester nhập khẩu từ Việt Nam

Hàn Quốc tài trợ vốn 100 triệu USD xây dựng 22 cầu trên toàn tuyến quốc lộ Việt Nam

Doanhnhanvietuc – Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế của Chính phủ Hàn Quốc (EDCF) sẽ cho vay 100 triệu USD để triển khai đầu tư xây dựng 22 cầu thuộc các tuyến quốc lộ trên toàn quốc. Theo báo cáo của Ban QLDA 2, Dự án Tín dụng ngành GTVT cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ sử dụng vốn vay EDCF đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt… Continue readingHàn Quốc tài trợ vốn 100 triệu USD xây dựng 22 cầu trên toàn tuyến quốc lộ Việt Nam

Kinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến Việt Nam?

Mới đây, công ty nghiên cứu thị trường Marketintello đã công bố báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý I/2017 với nhiều đánh giá về ảnh hưởng của toàn cầu với Việt Nam. Mỹ rủi ro, Trung hạ cánh, Nhật vật lộn, giá hàng hóa hồi phục Kinh tế thế giới năm 2017 sẽ diễn biến tích cực hơn năm 2016 với động lực tăng trưởng chính là Mỹ hoặc có thể thêm… Continue readingKinh tế thế giới 2017 tác động ra sao đến Việt Nam?

Úc chính thức cấp phép nhập khẩu cho xoài Việt – Cơ hội cho hoa quả Việt Nam

(www.doanhnhanvietuc.com) – Sau 7 năm đàm phán, Úc vừa chính thức cấp phép nhập khẩu cho trái xoài Việt Nam. Đây là loại trái cây thứ hai của Việt Nam được Úc cấp phép nhập khẩu, sau vải thiều. Tiềm năng lớn Xoài là loại quả được yêu thích tại Úc. Ngành công nghiệp xoài Úc cũng đang triển khai chiến dịch tiếp thị mang tên “ăn xoài Úc” nhằm mục tiêu tăng việc sử dụng… Continue readingÚc chính thức cấp phép nhập khẩu cho xoài Việt – Cơ hội cho hoa quả Việt Nam

‘Ngày thanh long’ sẽ mở ra những cánh cửa xuất khẩu nông sản khác của Việt Nam

Doanhnhanvietuc – Ngày cuối tháng 9 vừa qua tại thành phố Melbourne, Úc, Hội doanh nhân Việt Nam tại Úc đã có buổi đón tiếp nồng nhiệt ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ngô Hướng Nam nhân sự kiện trái Thanh long nhập khẩu thành công vào thị trường Úc. Trong buổi gặp gỡ ” ngày thanh long Việt Nam “, chủ tịch Hội, ông Trần Bá Phúc đã có những chia sẻ sâu… Continue reading‘Ngày thanh long’ sẽ mở ra những cánh cửa xuất khẩu nông sản khác của Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm