Hơn 124.000 tỷ đồng vốn giá rẻ cấp cho doanh nghiệp TP HCM

Wednesday, 21/06/2017, 11:36 AM

Doanhnhanvietuc – Đây là số tiền cấp cho doanh nghiệp, hộ sản doanh vay theo chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp 5 tháng đầu năm tại TP HCM.

Tại hội nghị kết nối ngân hàng với doanh nghiệp ở TP HCM sáng 16/6, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố cho biết, đến 31/5, tổng số tiền cho doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh vay với lãi suất ưu đãi theo chương trình đã đạt 124.327 tỷ đồng cho 4.138 khách hàng, bằng 44,2% so với năm 2016. Đây là hoạt động mang lại ý nghĩa rất lớn và tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hơn 124.000 tỷ đồng đã giải ngân cho doanh nghiệp sau 5 tháng. Ảnh: PV.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Hoàng Dũng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Công Thương cũng cho biết, tại đợt ký kết sáng nay, 21 chi nhánh của ngân hàng thực hiện ký hợp đồng hỗ trợ tín dụng với 100 khách hàng doanh nghiệp, tổng giá trị các hợp đồng hơn 8.000 tỷ đồng.

Theo ông Dũng, từ đầu năm 2017 đến 30/4/2017, nhà băng đã đăng ký tham gia chương trình với tổng doanh số giải ngân đạt hơn 49.000 tỷ đồng, đứng đầu trong các ngân hàng thương mại tham gia chương trình trên địa bàn Thành phố.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Phước Thanh cho rằng, chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp khởi phát tại TP HCM năm 2012 và được nhân rộng trên toàn quốc, góp phần hỗ trợ vốn kịp thời cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế. Mới đây, hoạt động này đã được Chính phủ đưa vào Chương trình mục tiêu Quốc gia trong hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, đóng góp thiết thực cho sự tăng trưởng cao của nền kinh tế.

Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM cho rằng, đối tượng được hỗ trợ vốn chưa tập trung nhiều vào doanh nghiệp vừa và nhỏ – vốn ít tài sản thế chấp, không có nhiều lợi thế tiếp cận ngân hàng bằng doanh nghiệp lớn.

Đề xuất giải pháp để thực hiện việc này tốt hơn trong thời gian tới, đặc biệt là với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh nghiệp tại thành phố, ông Thanh cho rằng trước tiên, các ngân hàng thương mại cần cải tiến thủ tục, giảm chi phí để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn hơn, đừng để còn khái niệm xin – cho trong mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Bởi ngân hàng cũng là doanh nghiệp, nếu không có khách hàng vay vốn thì ngân hàng cũng không tồn tại được.

“Đây là mối quan hệ kinh tế sòng phẳng, không thể nói ban bố hay xin cho ở đây, ngân hàng cũng cần khách hàng và ngược lại doanh nghiệp cũng cần ngân hàng. Ngân hàng cần giảm thủ tục, cải tiến thủ tục, giảm chi phí, nâng cao năng lực thẩm định”, ông Thanh nói.

Song song đó, ông Thanh đề nghị phía các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất phù hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh để nâng chất lượng sản phẩm, phù hợp thị trường mới tồn tại được. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần minh bạch hoạch toán, kế toán để ngân hàng nhìn thấy được, tạo niềm tin lẫn nhau bởi thời gian qua đây là vấn đề bị nghẽn giữa quan hệ ngân hàng với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo Vnexpress

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Chủ tịch Hải Phòng đối thoại với doanh nghiệp nợ phí hạ tầng cảng biển

Chủ tịch TP Hải Phòng khẳng định sẽ xem xét điều chỉnh mức thu phí hạ tầng khu vực cảng biển Hải Phòng cho phù hợp nhưng cũng kiên quyết hơn đối với các doanh nghiệp nợ phí. Ngày 29-9, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, đã chủ trì cuộc đối thoại với đông đảo các doanh nghiệp (DN) nợ đọng phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công… Continue readingChủ tịch Hải Phòng đối thoại với doanh nghiệp nợ phí hạ tầng cảng biển

Vì sao chỉ định thầu dự án BOT?

Có những doanh nghiệp rất kinh nghiệm, năng lực trong lĩnh vực công trình giao thông nhưng mấy năm qua không hề nộp hồ sơ làm BOT. “Mời thầu là công khai. Nếu doanh nghiệp (DN) nói bị gây khó dễ, không tham gia đấu thầu dự án BOT được thì phải có bằng chứng cụ thể” – ông Nguyễn Danh Huy (ảnh), Vụ trưởng – Trưởng ban Quản lý đầu tư các dự án… Continue readingVì sao chỉ định thầu dự án BOT?

Nợ doanh nghiệp Nhà nước có nên “đứng ngoài” nợ công?

Doanhnhanvietuc – Nợ doanh nghiệp Nhà nước có nên “đứng ngoài” nợ công? Tiếp tục trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5/2017 Phát biểu tại hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật Quản lý nợ công vừa được tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà cho biết, sau 6 năm thực hiện, Luật Quản lý nợ công năm 2009 đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để Việt… Continue readingNợ doanh nghiệp Nhà nước có nên “đứng ngoài” nợ công?

Khi Thủ tướng đi tiếp thị nông sản

Khi người đứng đầu Chính phủ sốt sắng ra tay, người được lợi chính là đất nước, doanh nghiệp và người dân. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm dự án VinEco Hà Nam của Tập đoàn Vingroup. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Rốt ráo Là từ miêu tả có lẽ chính xác nhất tâm thế của người đứng đầu Chính phủ với trăn trở thay đổi bộ mặt ngành nông nghiệp. Hồi đầu tháng 12 năm ngoái,… Continue readingKhi Thủ tướng đi tiếp thị nông sản

Thị trường Bia Việt Nam: Mảnh đất màu mỡ hút doanh nghiệp ngoại

Thị trường bia Việt Nam đã tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây các doanh nghiệp (DN) nội địa lại thể hiện sức chiến đấu có phần “hụt hơi”, tạo điều kiện để DN ngoại thâm nhập thị trường dễ dàng hơn. Cùng với chính sách thoái vốn nhà nước mạnh mẽ tại hai doanh nghiệp bia lớn là Habeco và Sabeco, tham vọng thống lĩnh thị… Continue readingThị trường Bia Việt Nam: Mảnh đất màu mỡ hút doanh nghiệp ngoại

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm