Đâu là giải pháp tháo gỡ hàng rào hơn 5.000 ‘giấy phép con’ khiến Thủ tướng sốt ruột?

Saturday, 05/08/2017, 12:10 PM

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hiện có tổng số 5.719 điều kiện kinh doanh.

Đâu là giải pháp tháo gỡ hàng rào hơn 5.000 'giấy phép con' khiến Thủ tướng sốt ruột?

Trong phiên họp báo thường ký tháng 7, hôm qua ngày 3/8, câu chuyện hàng rào điều kiện kinh doanh hay còn gọi là “giấy phép con” một lần nữa lại được nêu lên .”Giấy phép kinh doanh rất nhiều, rất nhiều. Bộ trưởng thấy doanh nghiệp lên xếp hàng rất lâu thì phải xem lại cung cách làm việc của Bộ”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khi phát biểu kết luận.

Năm 2017 được xem là năm giảm chi phí cho doanh nghiệp trong đó có chi phí đầu vào. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng cho biết hiện doanh nghiệp gánh những khoản mục chi phí như giấy phép xây dựng, chi phí lao động, vốn, tiếp cận thị trường. Hàng rào “giấy phép con” cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng chi phí cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, Bộ trưởng nêu rõ theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hiện có tổng số 5.719 điều kiện kinh doanh. Trong đó, nhiều nhất là Bộ Công Thương có 27 ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý với 1.220 điều kiện kinh doanh. Ít nhất là Bộ Xây dựng cũng có 17 ngành nghề kinh doanh có điều kiện với 106 điều kiện kinh doanh.

Từ góc độ chuyên gia, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên VIAC cho rằng để gỡ bỏ hàng rào giấy phép con, tăng mức độ tự do kinh tế, Chính phủ nghiên cứu triển khai 3 giải pháp.

Thứ nhất, ngoại trừ các lĩnh vực nhà nước cần duy trì việc cấp phép, chuyển các lĩnh vực còn lại, bao gồm cả lĩnh vực tự do kinh doanh (không kèm điều kiện như hiện nay) sang quản lý bằng hệ thống các tiêu chuẩnthay vì các điều kiện kinh doanh. Hệ thống các tiêu chuẩn kinh doanh cho từng lĩnh vực và ngành nghề sẽ bao gồm nhiều cấp độ khác nhau tùy thuộc vào sự đòi hỏi ở tính chuyên nghiệp của lĩnh vực và ngành nghề đó; đồng thời được phân loại thành tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng theo quy định của pháp luật và tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng theo cam kết của doanh nghiệp.

Khác với các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, hệ thống tiêu chuẩn này được thiết lập chỉ nhằm khuyến khích các quan hệ thương mại lành mạnh và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Mục tiêu hướng tới là tạo điều kiện dễ dàng và thông thoáng nhất cho sự khởi nghiệp và gia nhập thị trường của tất cả mọi người, trên cơ sở đó các doanh nghiệp sẽ tự phấn đấu để đạt các chuẩn bắt buộc và mong muốn trong quá trình kinh doanh.

Thứ 2, để tránh mọi sự áp đặt chủ quan, duy ý chí và phi thực tế của các cơ quan nhà nước khi thiết lập các tiêu chuẩn kinh doanh, hãy để các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp tự xây dựng các tiêu chuẩn kinh doanh theo khuyến nghị hoặc sự phê chuẩn sau đó của các cơ quan nhà nước.

Theo luật sư Lập, cách làm này này đã và đang là thực tiễn ở nhiều nước. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, để áp dụng nó thì cần khẩn trương ban hành Luật về Hội để tạo điều kiện cho các hiệp hội về doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo hướng chuyên nghiệp.

Thứ 3, thông qua chính sách và quy định pháp luật, khuyến khích và tăng cường tối đa sự tự giám sát của xã hội và thị trường đối với việc tuân thủ các tiêu chuẩn kinh doanh của các doanh nghiệp, giảm thiểu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước xuống mức tối thiểu cần thiết, song song với việc hoàn thiện và bảo đảm có hiệu lực của hệ thống tư pháp.

Các thiết chế giám sát phi nhà nước sẽ bao gồm sự tham gia của các chủ thể như hiệp hội doanh nghiệp, hội bảo vệ người tiêu dùng, ngân hàng và các chế định tài chính, công ty bảo hiểm, công đoàn và nghiệp đoàn cũng như chính các đối tác và khách hàng của doanh nghiệp.

Tuy nhiên luật sư Lập cũng nhấn mạnh các đề xuất này đương nhiên cần được nghiên cứu tiếp và bài bản để có thể triển khai, áp dụng. Ông hy vọng đó có thể là một bước đột phá giúp Việt Nam đến nhanh hơn với tự do kinh tế theo tiêu chuẩn toàn cầu.

Theo nhipsongkinhte

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Sắp tới ngân hàng sẽ rót tiền vào lĩnh vực kinh doanh nào?

Doanhnhanvietuc – Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, các doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sạch, các doanh nghiệp khởi nghiệp, DNNVV. Muốn doanh nghiệp phát triển thì việc có được một hệ thống tài chính đủ mạnh để hỗ trợ… Continue readingSắp tới ngân hàng sẽ rót tiền vào lĩnh vực kinh doanh nào?

‘Thả cửa’ cho kinh doanh mua bán nợ

Bộ Tài chính kiến nghị xem xét bỏ các điều kiện về kinh doanh dịch vụ mua bán nợ; đồng thời, nghiên cứu bỏ ngành nghề kinh doanh dịch vụ mua bán nợ ra khỏi Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Trong văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về rà soát các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Bộ Tài chính cho rằng hoạt động mua bán nợ… Continue reading‘Thả cửa’ cho kinh doanh mua bán nợ

Thời của kinh doanh truyền thống “mệt” với công nghệ

Các trào lưu công nghệ thay đổi nhanh chóng đã gây sức ép lên các mô hình kinh doanh truyền thống, đòi hỏi chính sách phải thay đổi kịp thời để quản lý và điều phối, tạo hành lang phát triển, nếu không vô hình trung trở thành lực cản của sự tiến bộ. Nền kinh tế chia sẻ (sharing economy) xuất phát từ mô hình kinh doanh dựa vào nền tảng công nghệ, đã… Continue readingThời của kinh doanh truyền thống “mệt” với công nghệ

Bộ Công thương lý giải việc chậm ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh đối với ô tô

Theo lộ trình, Nghị định về điều kiện kinh doanh đối với ô tô phải có hiệu lực từ 1/7/2017. Tuy nhiên đến nay, Nghị định vẫn chưa được ban hành. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã đưa ra lý do về việc chậm ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh đối với ô tô tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ vào tối 30/8. Theo Thứ trưởng, Nghị… Continue readingBộ Công thương lý giải việc chậm ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh đối với ô tô

Thiếu hụt trầm trọng lao động CNTT, PTT Vũ Đức Đam cho biết sắp tới tất cả các doanh nghiệp có thể cùng tham gia đào tạo

Doanhnhanvietuc – Một trong những chế độ đặc thù đối với việc đào tạo nhân lực ngành CNTT là khuyến khích tất cả DN tham gia cùng các cơ sở đào tạo, đào tạo nhân lực theo hướng rút ngắn thời gian và đào tạo gắn sát với thực tế hơn. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết điều này cũng đòi hỏi áp dụng một số quy định đặc biệt khi thực hiện… Continue readingThiếu hụt trầm trọng lao động CNTT, PTT Vũ Đức Đam cho biết sắp tới tất cả các doanh nghiệp có thể cùng tham gia đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm