Ko chỉ gây xôn xao vì “xóa sổ” cả 1 chi nhánh vì ném đồ, ViettelPost còn có kết quả kinh doanh cũng ấn tượng không kém

Friday, 30/06/2017, 11:57 AM

Doanhnhanvietuc – Đã nhiều năm trôi qua, ViettelPost vẫn đang là cổ phiếu OTC, giống như nhiều doanh nghiệp đại chúng khác thuộc Tập đoàn Viettel. Giá cổ phiếu này trên OTC đang giao dịch ở mức 60.000 đồng/cp.

Nhắc đến các doanh nghiệp bán lẻ với chiến lược mở cửa hàng “thần tốc” để dùng lợi thế quy mô đánh chiếm thị phần, người ta đã quen với Thế giới di động, Vinmart, Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) hay hàng loạt các siêu thị, cửa hàng tiện lợi khác của nước ngoài.

Nhưng bắt đầu từ năm ngoái, ai để ý sẽ nhận thấy tại nhiều vị trí đông dân cư, xen giữa Vinmart, Bibomart và những thương hiệu bán lẻ khá nổi khác, là những cửa hàng mang logo xanh vàng quen thuộc của ViettelPost – một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Viettel chuyên cung cấp dịch vụ bưu chính và chuyển phát.

1 năm mở chuỗi bằng 18 năm trước đó cộng lại

Theo báo cáo tổng kết của ViettelPost, năm 2016, doanh nghiệp này có sự bùng nổ về số bưu cục mở mới. Việc áp đặt bằng mệnh lệnh như trước kia đã chuyển thành chính sách “thực tế”: Tổng công ty đầu tư trước về công cụ dụng cụ, hỗ trợ một phần chi phí thuê mặt bằng, chi phí cải tạo đối với các bưu cục mở mới đúng tiến độ. Do đó, chỉ sau 3 tháng 6, 7, 8, số Bưu cục mới thành lập tăng gấp 3 lần số Bưu cục mở mới trong 5 tháng đầu năm 2016.

Trong năm này, ViettelPost mở mới 315 Bưu cục, nâng số bưu cục đến cuối năm 2016 lên con số 675, đồng thời đưa 155 Bưu cục từ trong ngõ ra mặt đường và cải tạo 541 Bưu cục theo nhận diện hình ảnh mới.

Theo đó, năm 2016, tổng số bưu cục được mở mới bằng tổng số bưu cục được mở trong 18 năm trước đó cộng lại. Đáng nể là 99% Bưu cục mở mới có lãi sau 3 tháng. 1% còn lại là bưu cục vùng sâu, vùng xa cần thiết phải mở để củng cố chất lượng dịch vụ.

Một ví dụ về sự xuất hiện các bưu cục của ViettelPost tại một khu vực ở Hà Nội.

Báo cáo của Ban điều hành đánh giá, việc mở nhanh đã giúp ViettelPost tăng chất lượng dịch vụ, mở rộng tập khách hàng từ khách hàng doanh nghiệp sang khách hàng cá nhân. Điều này cũng dẫn kết quả kinh doanh tăng trưởng cho năm 2016 với doanh thu đạt 2.928 tỷ đồng – tăng 47% và lợi nhuận sau thuế đạt 112 tỷ đồng, tức tăng gấp đôi.

Bên cạnh việc phát triển bưu cục thần tốc thì người tiêu dùng cũng vừa chứng kiến một động thái gây sốt của ViettelPost khi đình chỉ công tác của tất cả cán bộ công nhân viên trong trung tâm khai thác Nam Định từ ngày 15/5/2017, ngay sau khi mạng xã hội lan truyền đoạn video một nhân viên ViettelPost chi nhánh Nam Định ném bưu phẩm của khách hàng lên xe. Động thái này của VIettelPost được cho biết là để khẳng định mục tiêu chất lượng hàng đầu trong cung cấp dịch vụ.

ViettelPost không thể đứng yên

Quả thực, ViettelPost không thể đứng yên trong bối cảnh thị trường logistics, trong đó có lĩnh vực chuyển phát nhanh đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và thu hút sự đầu tư của hàng loạt ông lớn nước ngoài. Lãnh đạo của ViettelPost nhấn mạnh trong báo cáo Đại hội cổ đông 2017 rằng, dù tăng trưởng mạnh nhưng ViettelPost vẫn đi sau đối thủ chính là Vnpost (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) khi đối thủ này có đến hơn 13.000 điểm phục vụ tại 63/63 tỉnh thành. Đặc biệt năm 2016, Vnpost cũng có sự chuyển mình mạnh mẽ về nhận diện, chiến lược kinh doanh đưa Vnpost đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm gần đây (28%).

Không chỉ Vnpost, những tên tuổi lớn trong ngành chuyển phát của nước ngoài là DHL (Đức), TNT (Hà Lan), FedEx và UPS (Mỹ) cũng đã nhanh chóng chiếm lĩnh mảng dịch vụ chuyển phát nhanh tại Việt Nam và vượt trội so với doanh nghiệp nội trên thị trường chuyển phát nhanh quốc tế.

Một ví dụ khác là mới đây, quỹ đầu tư Mekong Capital đã rót vốn vào Nhất Tín Logistics – một doanh nghiệp chỉ mới 2 năm tuổi chuyên cung cấp dịch vụ Bưu chính, dịch vụ nhận và chuyển phát tận nơi. Hay một startup là Giaohangnhanh.vn cũng đang mở rộng quy mô rất nhanh và có sự nhận diện thương hiệu ngày càng lớn.

Thị trường dù lớn và tiềm năng nhưng đã ngày càng nhiều “cá” và nếu không có chiến lược bùng nổ, ViettelPost sẽ thành kẻ chậm chân.

Từ năm 2011 đến nay, ViettelPost đã có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng khi tăng trưởng doanh thu bình quân đạt 41% và tăng trưởng lợi nhuận là 47%. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu năm 2016 là 4.947 đồng.

Nhưng khi đặt cạnh Vnpost, ViettelPost chỉ là một doanh nghiệp quá nhỏ bé với vốn điều lệ 228 tỷ đồng và tổng tài sản hợp nhất 1.075 tỷ đồng. Vnpost có vốn điều lệ 8.122 tỷ đồng và tổng tài sản hơn 20.000 tỷ đồng.

Hợp lý hơn, so sánh ViettelPost với EMS – công ty con cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh của Vnpost thì ViettelPost vượt trội hơn hẳn về quy mô tài sản lẫn kết quả kinh doanh. EMS có tổng tài sản hơn 409 tỷ đồng với doanh thu và lợi nhuận năm 2016 lần lượt đạt 927 tỷ đồng và 30 tỷ đồng.

Đáng chú ý, dịch vụ chuyển phát trong nước luôn giữ tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu của ViettelPost với tỷ trọng chiếm 55% – 58% và có biên lợi nhuận gộp khoảng 15%. Năm 2016, doanh thu mảng dịch vụ của doanh nghiệp này đạt gần 1.700 tỷ đồng và lợi nhuận gộp 239 tỷ đồng.

Dịch vụ Logistics được mở rộng quy mô hoạt động và đặc biệt, dịch vụ chuyển phát giao hàng thu tiền (COD) ngày càng chiếm tỷ trọng cao. ViettelPost cũng cung cấp những dịch vụ đặc biệt như dịch vụ Hành chính công, trong đó hiệu quả nhất là dịch vụ Cấp đổi giấy phép lái xe. Tuy nhiên dịch vụ này đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi Vnpost.

Món ngon liệu có lên sàn?

ViettelPost được thành lập ngày 1/7/1997, tiền thân là Trung tâm phát hành báo chí. Đầu năm 2009, công ty cổ phần hóa thành công, được đánh dấu bằng sự kiện ngày 27/3/2009 chính thức bán hơn 1,5 triệu cổ phiếu ra công chúng với mức giá bình quân 10.171 đồng/cổ phần. Đó là công ty thành viên đầu tiên trong Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tiến hành cổ phần hóa.

Sau khi cổ phần hóa, ĐHCĐ thường niên năm 2011 của công ty đã nhất trí ủy quyền cho Hội đồng Quản trị chọn thời điểm thích hợp để niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và thậm chí lãnh đạo của ViettelPost còn phát biểu rằng việc lên sàn là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011.

Mặc dù vậy, đã nhiều năm trôi qua, ViettelPost vẫn đang là cổ phiếu OTC, giống như nhiều doanh nghiệp đại chúng khác thuộc Tập đoàn Viettel. Giá cổ phiếu này trên OTC đang giao dịch ở mức 60.000 đồng/cp.

Tính đến hiện tại, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel sở hữu 68,08% ViettelPost, nhóm MB Capital nắm 7,17% và ông Nguyễn Duy Tuấn nắm 5,08%.

Nghị quyết ĐHCĐ vừa qua đã thông qua việc phát hành cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để tăng vốn điều lệ cho ViettelPost. Như những doanh nghiệp bán lẻ, với chiến lược mở rộng số lượng cửa hàng, doanh nghiệp này cần có năng lực tài chính lớn hơn nữa để có thể chiếm thị phần nhanh hơn. Cơ hội huy động vốn từ thị trường chứng khoán thiết nghĩ cũng là một động lực để ViettelPost lên sàn.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Khâm phục người phụ nữ từ tài xế taxi đến ‘ông trùm’ bất động sản tại Úc

Stephanie Brennan (26 tuổi) khiến nhiều người ngưỡng mộ khi sở hữu khối bất động sản lớn tại nhiều nơi trên thế giới. Theo Daily Mail, để có được thành công như ngày hôm nay, Stephanie Brennan đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Khi mới 15 tuổi, cô phải nghỉ học và đi làm kiếm tiền. Đến năm 21 tuổi, cô trải qua hơn 20 công việc khác nhau, từ lái taxi đến… Continue readingKhâm phục người phụ nữ từ tài xế taxi đến ‘ông trùm’ bất động sản tại Úc

Đây là lĩnh vực mà cả Bill Gates, Warren Buffett, Jack Ma và Mark Zuckerberg đều đang đầu tư, hứa hẹn mang lại lợi nhuận không tưởng

Doanhnhanvietuc – Các nhà đầu tư phố Wall thậm chí là cả những tỷ phú hàng đầu tư Bill Gates, Jack Ma, Warren Buffett đều đang nhìn thấy một cơ hội béo bở: 8,7 nghìn tỷ USD đang bùng nổ trong số những khoản đầu tư bền vững. Cứ một trong 5 USD được đầu tư tại Mỹ hiện nay nhắm tới những khoản đầu tư bền vững liên quan tới môi trường. Bill Gates,… Continue readingĐây là lĩnh vực mà cả Bill Gates, Warren Buffett, Jack Ma và Mark Zuckerberg đều đang đầu tư, hứa hẹn mang lại lợi nhuận không tưởng

Bộ trưởng Bộ KHĐT: Việt Nam sẽ sớm có 3 đặc khu tạo cú hích cho nền kinh tế

Đây sẽ là 3 khu vực đặc biệt được tự do thỏa sức sáng tạo, ứng dụng các ý tưởng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, qua đó tạo cú hích cho phát triển chung của nền kinh tế.   Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2017 “Tìm bước đột phá” diễn ra chiều ngày 10/8, ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết nền kinh… Continue readingBộ trưởng Bộ KHĐT: Việt Nam sẽ sớm có 3 đặc khu tạo cú hích cho nền kinh tế

Thái Hưng tiếp tục chào mua công khai hơn 14% vốn cổ phần của Thép Việt Ý với giá 25.000 đồng

Doanhnhanvietuc – Thái Hưng đang là cổ đông lớn nhất của Thép Việt Ý với tỷ lệ sở hữu 50,98% sau khi mua thành công 12,8 triệu cổ phiếu vào tháng 10/2016 với giá 17.000 đồng/cp. Theo thông tin từ CTCP Thép Việt Ý (mã chứng khoán: VIS), HĐQT công ty đã chấp thuận đề nghị chào mua công khai cổ phiếu VIS của CTCP Thương mại Thái Hưng với số lượng 7 triệu cổ phiếu… Continue readingThái Hưng tiếp tục chào mua công khai hơn 14% vốn cổ phần của Thép Việt Ý với giá 25.000 đồng

Sau bán lẻ, người Thái ‘để ý’ đến bất động sản Việt Nam

Doanhnhanvietuc – Cuộc đổ bộ vào ngành bán lẻ dường như chưa đủ với sự mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp Thái. Họ đang để ý và tiến tới thị trường bất động sản Việt Nam. Cách đây hơn một năm, thị trường chứng kiến cuộc đổ bộ chưa từng có của các doanh nghiệp Thái Lan vào ngành bán lẻ và sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Central Group mua lại… Continue readingSau bán lẻ, người Thái ‘để ý’ đến bất động sản Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm