Người Úc có thể trở thành “dân tị nạn khí hậu” khi nhiệt độ toàn cầu tăng cao

Saturday, 01/02/2020, 15:22 PM

Theo nhà khí hậu và địa vật lý học Hoa Kỳ, ông Michael Mann, khi nhiệt độ toàn cầu tăng cao, nước Úc sẽ trở nên nóng và khô đến nỗi cư dân của quốc gia này có thể trở thành những người tị nạn khí hậu.

Chuyên gia khí hậu Hoa Kỳ cảnh báo người Úc có thể trở thành dân tị nạn khí hậu.

Nguồn ảnh: AAP

Nước Úc vừa chìm giữa một trong những mùa hỏa hoạn tồi tệ nhất trong lịch sử, với những vụ cháy rừng diễn ra liên tiếp từ tháng 9 đến nay, cướp đi gần 30 sinh mạng, giết chết hơn một tỷ động vật và phá hủy các khu rừng và đất nông nghiệp.

Điều kiện thời tiết khô hạn kéo dài ba năm gần đây khiến rừng bị khô và rất dễ bùng phát các đám cháy, cùng với tính chất lạ lùng của nhiều vụ hỏa hoạn tạo ra những biến thể thời tiết riêng trong khu vực cháy, gây ra sét khô và lốc xoáy lửa.

Những người di tản từ thị trấn Mallacoota của Victoria được hộ tống đến các tàu Hải quân Úc

Nguồn ảnh: AAP

Tiến sĩ Michael Mann, giám đốc Trung tâm Khoa học Hệ thống Trái đất tại Đại học Bang Pennsylvania, hiện đang nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Úc, cho biết phần lớn nước Úc đơn giản đang trở nên quá nóng và khô đối với môi trường sống của con người, điều đó sẽ đẩy người Úc gia nhập hàng ngũ dân tị nạn khí hậu trên thế giới.

Người tị nạn khí hậu, hay người di cư do môi trường, là những người buộc phải từ bỏ nhà cửa do thay đổi hình thái khí hậu hoặc do các sự kiện thời tiết khắc nghiệt.

Tiến sĩ Mann từng nhận giải thưởng Tyler về thành tựu môi trường năm ngoái. Ông cũng là người đồng sáng lập trang web khoa học từng đoạt giải thưởng RealClimate.org. Theo tiến sĩ Mann, bầu trời u ám ở Sydney trong những ngày gần đây là hệ quả của biến đối khí hậu do con người gây ra, được cộng hưởng bới sức nóng kỷ lục và hạn hán chưa từng thấy.

Nhận định này cho thấy quan điểm đồng nhất của vị chuyên gia này với bản báo cáo khoa học dài 57 trang của các đồng nghiệp của ông. Theo đó, biến đổi khí hậu được cho là đã dẫn đến sự gia tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của hiện tượng mà các nhà khoa học gọi là “thời tiết hỏa hoạn” – thời kỳ xảy ra nguy cơ cháy cao do sự kết hợp của nhiệt độ cao hơn, độ ẩm thấp, lượng mưa thấp và gió mạnh.

Thủ tướng Scott Morrison đã nhiều lần nói rằng chính phủ của ông sẽ “đạt được và vượt lên trên” mục tiêu cắt giảm phát thải toàn cầu 26% đã cam kết ở Paris, mặc dù không thể hiện sự sẵn sàng đánh đổi mục tiêu đó với việc làm và tăng trưởng kinh tế.

Tiến sĩ Mann, tác giả của bốn cuốn sách về khoa học khí hâu, trong đó có cuốn Hiệu ứng Madhouse, cho rằng Úc vẫn có thể “dễ dàng đạt được” mục tiêu bằng cách chuyển sang năng lượng tái tạo. Ông khẳng định phát triển kinh tế, tạo việc làm và bảo vệ môi trường có thể thực hiện được cùng một lúc, chỉ cần chính phủ sẵn sàng hành động trên cơ sở trách nhiệm quốc gia thay vì bị chi phối bởi lợi ích của những đại gia than đá.

 

Nguồn tin: sbs.com.au

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm