Người Úc mong đợi gì nếu bị bắt ở nước ngoài?

Monday, 24/10/2016, 16:45 PM

Các con số trong phúc trình thường niên của bộ Ngoại giao cũng nhắc nhở những người Úc du lịch ở ngoại quốc là nệu bị bắt, chính phủ Úc không có nghĩa vụ hỗ trợ về mặt pháp lý.

Kết quả hình ảnh cho bị bắt ở nước ngoài

Việc nầy có thể đơn giản là hành động quá đáng của một nhóm ủng hộ viên của giải Formula One tại Mã Lai.

Thế nhưng khi 9 người Úc bị bắt sau vụ cởi hết quần áo tại nơi công cộng, chính phủ Úc không có nghĩa vụ giúp đỡ những người nầy.

May mắn là họ không bị kết án và trở về Úc vài ngày sau vụ việc nói trên, thế nhưng những người khác không được may mắn như vậy.

Trong phúc trình thường niên về Hoạt động Lãnh sự, Bộ ghi con số các trường hợp người dân Úc bị bắt ở hải ngoại gia tăng lên đến 1,551 người trong năm 2015-2016, với mức gia tăng là 23 phần trăm mỗi năm.

Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop nói rằng người dân Úc cần biết rõ là có một giới hạn đối với những gì chính phủ Úc có thể làm để giúp đỡ họ về các khó khăn về luật pháp tại ngoại quốc.

“Các viên chức lãnh sự của chúng ta không thể kéo quí vị ra khỏi nhà tù, mọi người phải chịu trách nhiệm về hạnh kiểm của họ ở hải ngoại, chúng tôi đặc biệt quan ngại rằng mọi người nên hiểu biết về luật lệ và phong tục tại địa phương”.

“Một khi quí vị là đối tượng của hệ thống luật pháp hay tiến trình tư pháo của quốc tế quốc gia khác, rõ ràng có sự giới hạn đáng kể  đối với chính phủ Úc trong việc cung cấp sự trợ giúp”. Ngoại trưởng Úc, bà Julie Bishop.

Bộ Ngoại giao mới đây đã được phép viếng thăm 3 nhân viên người Úc, làm việc cho Crown Resorts bị bắt tại Trung quốc trong tháng nầy, thế nhưng họ chỉ giúp đỡ haydc tiếp xúc với họ rất ít.

Vụ nầy nêu bật tình trạng nguy hiểm mà bất cứ công dân Úc nào bị bắt hay tạm giữ ở nước ngoài.

Trong thời gian từ năm 2015 đến 2016, có gần 300 người Úc bị bắt tại Mỹ, nhiều người vi phạm các điều kiện về visa và cũng gia tăng số người bị giữ tại Thái Lan hay Tiểu vương quốc Ả rập.

Người Úc phần lớn thường bị bắt vì tội dính líu đến ma túy, các tội về lừa đão hay hành hung, cũng như con số ngày càng gia tăng về trộm cắp bao gồm các vụ tại các phi trường quốc tế quan trọng.

Kết quả hình ảnh cho bị bắt

 

“Vì vậy nay không phải là thời gian tốt để mang theo ma túy trong vùng, đặc biệt tại Đông Nam Á bởi vì các chiến dịch chống ma túy của các chính trị gia lấy lòng dân, hiện diễn ra vào lúc nầy”. Giáo sư Ross Tapsell, giảng viên về Nghiên cứu Á châu tại đại học Quốc gia Úc châu.

 

Giáo sư chuyên về luật quốc tế tại Đại học Sydney, ông Tim Stephens nói rằng tình hình có thể phức tạp hơn đối với người Úc có song tịch.

“Về mặt luật quốc tế, nước Úc không có nghĩa vụ trợ giúp công dân Úc ở ngoại quốc và quốc gia nào có chế độ song tịch, nước Úc có thể và nếu muốn có thể để cho quốc gia sở tại trợ giúp”.

“Thế nhưng trong thực tế, chính phủ Úc làm mọi việc để bảo vệ công dân nước mình, bao gồm cả những người có song tịch khi họ bị bắt ở hải ngoại. Thế nhưng chính phủ đối diện với nhiều khó khăn khi làm việc nầy, phần lớn do tài nguyên bị hạn chế”. Giáo sư chuyên về luật quốc tế tại Đại học Sydney, ông Tim Stephens.

Trang mạng Smart Travellers của Úc cho biết, thep luật lệ quốc tế, các nước không có nghĩa vụ nhìn nhận song tịch.
Một quốc gia cũng có quyền từ chối việc trợ giúp lãnh sự của Úc, và theo luật pháp địa phương họ xem xét và đối xử  như công dân của chính nước họ.

Nếu một người có song tịch không du lịch bằng sổ thông hành của Úc, việc trợ giúp lãnh sự của Úc có thể còn hạn chế hơn nữa.

Phúc trình thường niên của bộ Ngoại giao cũng cho thấy con số người dân Úc bị bỏ tù gia tăng 15 phần trăm.

Tại Mỹ, người Úc vào tù về một loạt rất nhiều tội danh, tại Trung quốc, việc lừa đão là lý do tro chính yếu và tại Đông Nam Á, các tội dính líu đến ma túy chiếm phần lớn.

Giáo sư Stephens nói rằng, nhiều người trong tù ở nước ngoài phải tùy thuộc vào đường dây riêng tư của họ để được giúp đỡ.

“Có nhiều thí dụ về những người gặp khó khăn và thực sự cần được giúp đỡ rất nhiều từ gia đình hay công việc cũng như các liên kết khác, để có thể chịu đựng được trong tiến trình thách thức về mặt luật pháp diễn ra, trong nền tư pháp ở nước ngoài”.

Tại một số nước, cũng có sự gia tăng trong số những người bị bắt có liên quan đến rượu chè, một nhắc nhở cho người dân Úc phải biết rõ luật lệ địa phương và phong tục trước khi ra nước ngoài.

Giáo sư Ross Tapsell là giảng viên về Nghiên cứu Á châu tại đại học Quốc gia Úc châu nói rằng, nhiều người Úc tiếp tục đi đến các nước ở Đông Nam Á nói chung, thế nhưng nhiều người không biết về luật lệ gắt gao trong vùng, đặc biệt liên quan đến ma túy.

Ông cho biết việc đó bao gồm chính số lượng ma túy mà họ sử dụng.

Kết quả hình ảnh cho bị bắt

“Đặc biệt chúng tôi thấy tại các nước Đông Nam Á, các chính phủ hết sức nghiêm khắc và thực sự có những luật lệ gắt gao về ma túy, đặc biệt tại Phi luật Tân, tại Nam Dương, nơi các chính trị gia dẫn đầu các phong trào lấy lòng dân khi chống lại việc xử dụng và nghiện ma túy trong vùng”.

“Vì vậy nay không phải là thời gian tốt để mang theo ma túy trong vùng, đặc biệt tại Đông Nam Á bởi vì các chiến dịch chống ma túy của các chính trị gia lấy lòng dân, hiện diễn ra vào lúc nầy”. Giáo sư Ross Tapsell, giảng viên về Nghiên cứu Á châu tại đại học Quốc gia Úc châu.

Trong khi chính phủ Úc không bảo đảm việc trợ giúp, tuy nhiên chính phủ tìm cách cung cấp các dịch vụ lãnh sự căn bản cho người dân Úc gặp khó khăn về luật pháp.

Các dịch vụ nầy có thể bao gồm một danh sách các luật sư nói được tiếng Anh, tin tức cho gia đình và bạn bè cũng như theo dõi các phiên tòa.

Và nếu thích hợp, họ có thể có thể vào Chương trình Di chuyển Tù nhân Quốc tế tại các nước nếu có thỏa thuận.

Theo sbs

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm