Thủ hiến New South Wales Gradys Berejiklian kêu gọi cắt giảm nhập cư – điều có thể khiến Tiểu bang này phải trả giá

Thursday, 11/10/2018, 17:58 PM

Thủ hiến tiểu bang New South Wales, bà Gradys Berejiklian, người có bố mẹ là những người nhập cư, kêu gọi giảm một nửa lượng người nhập cư vào tiểu bang bang này.

 

Gradys Berejiklian nói rằng đã đến lúc thắt chặt vấn đề nhập cư ở New South Wales.

Ảnh: Brendan Esposito/AAP

Vào thứ tư, thống đốc tiểu bang New South Wales, đã kêu gọi giảm một nửa lượng người nhập cư vào tiểu bang này trước những mối lo ngại về việc gia tăng dân số nhanh quá mức ở Sydney. Bà nói rằng con số dành cho việc nhập cư nên tương đương với thời kỳ cựu Thủ tướng Úc John Howard nắm quyền, vào khoảng 45,000 người mỗi năm.

Tuy nhiên, theo thống kê của Chính phủ, số người thường trú nhập cư vào Úc khi ông Howard còn đương nhiệm thực thế là gần gấp đôi con số đó, vào khoảng 85,802 người vào các năm 1996-1997 và tăng đến 161,217 người vào các năm 2006-07. Đặc biệt nhất, trong hai năm 2006-2007, số người nhập cư theo diện thường trú là 183,608 người, chủ yếu là thị thực dành cho người có tay nghề.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Peter Dutton nói rằng Chính phủ không loại trừ khả năng hạ thấp mức trần nhập cư hiện nay là 190,000 người, và nói rằng chính sách dân số của chính phủ “đang được hoàn thiện”.

Bình luận của ông Dutton được đưa ra sau tuyên bố của thống đốc tiểu bang New South Wales – bà Gladys Berejiklian.

Ông Dutton nói rằng ông không muốn di dân tìm cách “lách luật” bằng cách kê khai họ có những kỹ năng, chuyên môn mà họ thực tế không có.

“Chúng ta cần đảm bảo sự trong sạch trong việc xét duyệt visa và đảm bảo nước Úc sẽ tiếp nhận những người có kỹ năng thích hợp và cần thiết cho những công việc mà họ sẵn sàng đảm nhận, đồng thời loại bỏ những người không có kỹ năng” – ông Dutton nói.

New South Wales có sẵn sàng đánh đổi?

Tuyên bố của bà Thủ hiến Berejiklian không chỉ rõ rằng họ muốn cắt giảm người nhập cư trong lĩnh vực nào.

Vào năm 2016-2017, số người nhập cư thực tế từ nước ngoài của New South Wales là 104,480 người, tăng lên từ 73,570 người tại thời điểm năm 2006-2007.

Điều đáng chú ý là phần lớn những người nhập cư đều là du học sinh tại Úc, có kỹ năng chuyên môn tốt. Trong năm tài chính 2016-2017, 59% tổng số người có thị thực tạm thời ở New South Wales là du học sinh. Kể từ năm 2006-2007, số sinh viên quốc tế theo học ở New South Wales đã tăng tới 92%.

Nhiều chuyên gia đang kêu gọi các nhà hoạch định chính sách cần tính toán cẩn thận để không gây tổn hại đến nền giáo dục quốc tế đang rất thành công và cũng là một nguồn thu chính trong nền kinh tế của Úc”.

Được biết, giáo dục quốc tế hiện đang là ngành nghề mang lại lợi nhuận lớn thứ hai cho New South Wales, thu về 11.2 tỷ đô la mỗi năm và tạo ra hơn 46,000 việc làm.

New South Wales đã từng yêu cầu được nhận thêm 5000 người nhập cư

Thủ tướng Úc, ông Morrison nói rằng chính tiểu bang New South Wales trước đó đã yêu cầu Chính phủ cho phép bổ sung thêm 5000 chỉ tiêu nhập cư trong năm nay cho tiểu bang này, trái hoàn toàn với những tuyên bố của bà Berejiklian vào ngày hôm qua.

Ông Morison nói nước Úc sẵn sàng tiếp nhận những người nhập cư theo chính sách dân số đồng đều tại các bang và khu vực khác của nước Úc.

“Số lượng người nhập cư hiện tại của Úc chỉ đang hơn 160,000 người một chút. Đó là mức nhập cư được áp dụng vào thời điểm kết thúc của chính phủ Howard, và mức đó đã được duy trì ổn định trong một khoảng thời gian.” – ông Morrison nói.

Thủ tướng Úc cũng nhận định chính quyền các tiểu bang lớn như New South Wales hay Victoria không nên chỉ trông chờ vào việc cắt giảm số lượng người nhập cư để giải quyết tình trạng quả tải hiện nay ở các thành phố Melbourne hay Sydney. Xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội mới là chìa khoa giải quyết vấn đề.

“Cơ sở hạ tầng phải được xây dựng và hoàn thành một cách hiệu quả. Nó phải được hoàn thành nhanh chóng và phải đảm bảo rằng các doanh nghiệp – đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ – sẽ phải chịu ít sự gián đoạn nhất có thể” – ông Morrison nhận định.

Phóng viên Giang Vũ

Báo Doanh nhân Việt Úc

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm