Thủ tướng: ‘Tôi tin chắc quan hệ Việt – Mỹ sẽ tốt hơn’

Thursday, 17/11/2016, 12:45 PM

Trước chất vấn của đại biểu về diễn biến sau bầu cử Tổng tống Mỹ, Thủ tướng cho hay Việt Nam đã ký kết 10 cơ chế quan hệ với chính quyền Mỹ và sẽ tiếp tục thực hiện các cơ chế đó.

“Trong những ngày qua sự kiện bầu cử tổng thống tại Mỹ nhận được sự quan tâm lớn của dư luận trong và ngoài nước”, đại biểu Lê Quân nói và đề nghị Thủ tướng cho biết ý kiến về tương lai của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi Hiệp định này không nhận được sự ủng hộ của Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Đại biểu Lê Thanh Vân chất vấn việc Chính phủ Việt Nam có những kịch bản, chính sách nào liên quan kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua?

Trả lời các chất vấn trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia TPP, tuy nhiên Mỹ tuyên bố dừng TPP nên Việt Nam chưa đủ cơ sở trình Quốc hội.

“Tinh thần lớn là chúng ta sẵn sàng tham gia TPP, và dù tham gia hay không thì Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng. Chúng ta có 12 hiệp định thương mại tự do, nếu không tham gia TPP thì vẫn thực hiện các chương trình đã ký kết thời gian qua, bao gồm với ASEAN”, Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết Việt Nam có quan hệ với cả đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ ở Mỹ, có 10 cơ chế quan hệ với chính quyền Mỹ về giáo dục, y tế, sông Mê Kông, rà phá bom mìn…, và sẽ tiếp tục thực hiện các cơ chế đó.

“Đảng, Nhà nước thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, chúng ta sẵn sàng hợp tác với Mỹ để cùng nhau phát triển trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không làm phương hại lẫn nhau. Với tinh thần đó, tôi tin chắc thời gian đến quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ sẽ tốt hơn, vì lợi ích chung của hai nước”, Thủ tướng khẳng định.

Về cộng đồng ASEAN, Thủ tướng nói đây là thị trường lớn đứng thứ ba sau EU và Hoa Kỳ, nên việc trao đổi, hợp tác thời gian tới rất quan trọng. Việt Nam sẽ đẩy mạnh hợp tác toàn diện với ASEAN trong thời gian tới; tìm hiểu vì sao kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN sụt giảm để khắc phục. Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị các địa phương, bộ ngành chỉ đạo các doanh nghiệp chủ động hơn trong quan hệ với ASEAN.

Không dùng tiền thuế bù cho dự án thua lỗ

Nhiều đại biểu nêu chất vấn về 5 dự án nghìn tỷ thua lỗ, nguy cơ phá sản, gồm: Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ; nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất; nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2; nhà máy bột giấy Phương Nam và nhà máy Đạm Ninh Bình.

Giải đáp nội dung trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh “không sử dụng tiền thuế của dân để bù cho những việc thua lỗ này”, việc xử lý trách nhiệm cũng sẽ được thực hiện kịp thời trong thời gian tới. “Tinh thần là cắt lỗ, phải tự hoạt động hiệu quả, nếu không thì bán khoán, cho thuê, thậm chí phá sản. Không để những khoản thua lỗ, đắp chiếu này là gánh nặng của nền kinh tế”, Thủ tướng nói.

Đề cập đến công tác phòng, chống tham nhũng, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm “không để chìm xuồng bất cứ vụ việc nào, nếu vụ nào đã phát hiện mà chìm thì đại biểu báo ra Quốc hội và Chính phủ sẽ xử lý nghiêm bất cứ cán bộ nào”.

Cần trung tâm tài chính ngang tầm khu vực

Đại biểu Phạm Phú Quốc phản ánh, trong 63 tỉnh thành Việt Nam chưa có tỉnh, thành nào trở thành trung tâm kinh tế – tài chính đúng nghĩa. Sở Giao dịch chứng khoán là một doanh nghiệp chứ không phải cơ quan quản lý Nhà nước.

Dẫn chứng việc Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM đang nắm giữ 88% giá trị vốn hoá, 70% tính thanh khoản của thị trường, dự kiến tới 2020 TP HCM hình thành 500.000 doanh nghiệp, chiếm 50% tổng số doanh nghiệp toàn quốc, ông chất vấn nên đặt Sở chứng khoán quốc gia nằm trong hoặc ngoài TP HCM để phù hợp với kinh tế thị trường.

Ông Quốc lưu ý, một số trung tâm tài chính Phố Wall của Mỹ đặt tại New York chứ không phải Washington; Trung Quốc đặt tại Thượng Hải chứ không phải Bắc Kinh…

Đồng tình với quan điểm Việt Nam cần một số trung tâm kinh tế – tài chính mang tầm khu vực, Thủ tướng cho rằng, trước hết cần xây dựng Hà Nội, TP HCM trở thành những trung tâm tài chính như vậy. Phải có cơ chế để hình thành những trung tâm này. Đây cũng là việc Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và cơ quan liên quan thảo luận, sớm đưa ra cơ chế tạo điều kiện để HN, HCM trở thành trung tâm kinh tế tài chính dịch vụ của cả nước.

Giải đáp chủ trương sáp nhập 2 Sở giao dịch chứng khoán HN và TP HCM vừa qua, Thủ tướng lưu ý, hiện có 2 thị trường là cổ phiếu, trái phiếu. “Ở đâu đi chăng nữa thì căn bản là “bảng điện tử thôi chứ không phải văn phòng”, lãnh đạo Chính phủ nói. Lý giải rõ hơn, Thủ tướng phân tích: việc này nhằm mục tiêu để thị trường giao dịch cổ phiếu tập trung tại TP HCM; còn thị trường trái phiếu sẽ đặt tại Hà Nội do liên quan tới các cơ quan trung ương.

Văn hoá từ chức là cần thiết

Đại biểu Nguyễn Anh Trí nêu chất vấn về quy trình bổ nhiệm nhân sự, với ý kiến cử tri cho rằng có những điều chưa ổn, không phù hợp. “Có trường hợp bổ nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí còn bắn giết nhau. Chính phủ có hành động cụ thể nào để bổ nhiệm được người tài, có tâm, có tầm?”, ông Trí nói.

Cho rằng quy trình bổ nhiệm cán bộ triển khai lâu nay cơ bản tốt, tuy nhiên cũng có sơ hở, Thủ tướng cho hay tới đây Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu đưa ra quy trình minh bạch, với các giải pháp đột phá như: Tăng tính cạnh tranh lành mạnh của công tác cán bộ qua thi cử, ký hợp đồng có thời hạn, thử thách năng lực, phẩm chất, bầu cử có số dư; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng thực chất hơn; đồng thời với đánh giá cán bộ công khai.

Nhà sử học Dương trung Quốc

Hai đại biểu đề cập đến việc xây dựng văn hoá từ chức ở Việt Nam là nhà sử học Dương Trung Quốc và Uỷ viên thường trực Uỷ ban kinh tế Phùng Văn Hùng. Trả lời chất vấn vấn đề này, Thủ tướng tiếp thu ý kiến đại biểu và cho biết có những người do sức khoẻ, do hoàn cảnh gia đình, do năng lực mà từ chức thì hoan nghênh. Người đứng đầu Chính phủ khẳng định văn hoá từ chức là cần thiết.

Trả lời câu hỏi về việc “Thủ tướng có nhận xét như thế nào về năng lực của các thành viên Chính phủ qua phiên chất vấn lần này”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Năm ngón tay có ngón ngắn, ngón dài nhưng cùng chung một bàn tay hướng về sự phục vụ, chỉ đạo và điều hành để quản lý nhà nước tốt nhất theo luật pháp đã quy định”.

Đã có 36 đại biểu chất vấn Thủ tướng trên hội trường, trong đó 7 đại biểu sẽ được Thủ tướng trả lời bằng văn bản do không đủ thời gian trả lời trực tiếp.

Một trong những câu hỏi sẽ được trả lời văn bản là của đại biểu Vũ Trọng Kim, với nội dung “đề nghị làm rõ con đường ông Trịnh Xuân Thanh đi từ Bộ Công Thương về làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang”.

Ông Kim cũng chất vấn người đứng đầu Chính phủ về việc Ngân hàng nhà nước mua ngân hàng thua lỗ 0 đồng, vậy khoản chênh lệch nợ có của các ngân hàng tại thời điểm mua 0 đồng là bao nhiêu, cho tới nay đã giải quyết ổn chưa? Chính phủ có tiếp tục biện pháp tương tự?

Theo vnexpress

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thủ tướng: Đầu tư, chi tiêu tràn lan thì rất nguy hiểm

Doanhnhanvietuc – Chiều 29/12, chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2017, Thủ tướng nhấn mạnh phải coi tái cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, phải hiểu rõ sự cần thiết, tầm quan trọng của tái cơ cấu “đầu tư tràn lan, chi tiêu, đào tạo tràn lan… thì rất nguy hiểm”. Phiên họp Chính phủ thường kỳ cuối cùng của năm 2017 diễn ra ngay sau Hội nghị trực… Continue readingThủ tướng: Đầu tư, chi tiêu tràn lan thì rất nguy hiểm

Đại sứ Australia Andrew Goledznowski: ‘Đến Việt Nam với tư cách Đại sứ: Trọn vẹn một giấc mơ dài’

Tháng 9 vừa qua, Đại sứ Australia Andrew John Lech Goledznowski trình quốc thư lên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam. Bày tỏ hào hứng trước một nhiệm kỳ dự kiến có nhiều hoạt động hiệu quả, sôi động tại Việt Nam, Đại sứ Australia Andrew John Lech Goledznowski cho biết, ông luôn muốn được đến Việt Nam với tư cách Đại sứ; do đó, nói… Continue readingĐại sứ Australia Andrew Goledznowski: ‘Đến Việt Nam với tư cách Đại sứ: Trọn vẹn một giấc mơ dài’

Thủ tướng: Chính sách được hình thành từ báo chí

Doanhnhanvietuc – Bày tỏ sự ủng hộ báo chí đấu tranh với tiêu cực, lợi ích nhóm, Thủ tướng cho biết nhiều vấn đề được phát hiện qua báo chí. Chiều 18/6, chủ trì cuộc gặp mặt Đoàn báo chí – doanh nghiệp đồng hành cùng APEC 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ qua việc tham gia vào quá trình công khai kết quả xử lý công việc của cơ quan nhà nước, báo chí góp phần bảo… Continue readingThủ tướng: Chính sách được hình thành từ báo chí

Cổ phần hóa DNNN ‘ì ạch’, TP.HCM bị nhắc nhở

Doanhnhanvietuc – “Thành phố Hồ Chí Minh chưa cổ phần hóa được doanh nghiệp nào trong số 39 doanh nghiệp” – văn bản của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nêu đích danh. Trong buổi Họp báo thường kỳ Quý II năm 2017 14/7, chuyện về cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước được đặt ra với lãnh đạo của Bộ Công Thương. Bộ Công… Continue readingCổ phần hóa DNNN ‘ì ạch’, TP.HCM bị nhắc nhở

TP.HCM hướng đến “siêu đô thị”

42 năm sau ngày giải phóng, diện mạo TP.HCM đã có nhiều thay đổi lớn. Các chuyên gia cho rằng, với diện tích khá lớn cùng quy mô dân số khổng lồ, không lâu nữa, TP.HCM sẽ trở thành một “siêu đô thị”. Diện mạo TP.HCM có thay đổi rất lớn so với 42 năm trước. Tuy nhiên, để làm được điều này thành phố sẽ phải giải quyết rất nhiều bài toán khó đang… Continue readingTP.HCM hướng đến “siêu đô thị”

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm