Tình hình kinh tế – chính trị Úc đầu năm 2016

Monday, 17/10/2016, 13:37 PM

(www.doanhnhanvietuc.com) – Kể từ khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Tự do và trở thành Thủ tướng vào tháng 9/2015, Chính phủ của ông Malcolm Turnbull đã trải qua một thời gian thuận lợi, được công chúng mến mộ và đặt nhiều kỳ vọng cho tới nửa đầu quý I năm 2016.

Tình hình chính trị

Kể từ khi lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Tự do và trở thành Thủ tướng vào tháng 9/2015, Chính phủ của ông Malcolm Turnbull đã trải qua một thời gian thuận lợi, được công chúng mến mộ và đặt nhiều kỳ vọng cho tới nửa đầu quý I năm 2016. Kể từ đó uy tín cá nhân Thủ tướng cũng như Liên Đảng đã bắt đầu có chiều hướng giảm xuống.

Thăm dò dư luận trong đầu quý II cho thấy Công Đảng đã giành lại vị thế tuy còn khá mong manh với tỷ lệ Công Đảng/Liên Đảng là 51/49. Tuy vậy Thủ tướng đương nhiệm vẫn được ưa thích hơn trong vai trò Thủ tướng so với Lãnh tụ đối lập Bill Shorten.

Nhằm gia tăng quyền lực cũng như đảm bảo thuận lợi cho việc thông qua các quyết sách tại Thượng viện, Liên Đảng đã thành công trong việc thông qua Luật cải cách bầu cử thượng viện nhằm loại bỏ các đảng nhỏ trúng cử.

Vào cuối tháng 3 Chính phủ do Liên đảng lãnh đạo đã đưa ra một số dự luật bỏ phiếu tại Thượng viện nhằm có cơ sở để giải tán lưỡng viện và tổ chức bầu cử sớm. Kết quả đúng như dự đoán là các dự luật đã không được thông qua. Kể từ đây, Liên Đảng đã bắt đầu chuẩn bị cho kế hoạch giải tán lưỡng viện.

Lẽ ra ngày 10/5 mới là ngày họp để công bố dự thảo ngân sách nhưng Liên Đảng đã lên kế hoạch công bố sớm một tuần tức là vào ngày 3/5 để có thêm thời gian cho việc chuẩn bị bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 2/7/2016.

Ngân sách mới được đưa ra đã không gây được ấn tượng đối với cử tri Úc. Người dân Úc không thấy rõ được những cải cách đáng kể nào về thuế hay biện pháp đáng kể nào để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách đang bị thâm hụt nghiêm trọng. Bên cạnh đó để tránh làm mất lòng cử tri, Liên Đảng cũng đã hoãn kế hoạch tăng thuế suất GST.

Điểm trái ngược giữ Liên Đảng và Công Đảng là một bên muốn giảm thuế cho doanh nghiệp tức giảm nguồn thu và cũng đồng thời cắt giảm chi tiêu thì Công Đảng lại muốn tăng thuế, tức tăng thu đồng thời cũng tăng chi tiêu cho các lĩnh vực đã bị Liên Đảng cắt giảm như bệnh viện, y tế, giáo dục.

Nếu Liên Đảng thắng cử thì trong 10 năm tới Chính phủ Liên đảng sẽ cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 30% hiện này xuống còn 25% vào năm 2025, ưu tiên cho việc tư nhân hóa bảo hiểm y tế Medicare. Cắt giảm thuế cũng đồng nghĩa với việc ngân sách bị hụt nguồn thu mỗi năm là 5 tỷ AUD.

Kết quả là cử tri Úc lúng túng không biết nên bầu cho Liên Đảng hay công Đảng trong cuộc bầu cử sắp tới bởi họ thấy rõ với chính phủ của Đảng nào thì ngân sách Liên bang cũng sẽ tiếp tục thâm hụt và khả năng xếp hạng tín dụng AAA có thể sẽ không còn và khi đó thì sẽ gây khó khăn rất nhiều cho Úc do uy tín, thực lực đã sút giảm, sẽ kéo theo hệ lụy khác về tài chính và thu hút đầu tư.

Dự đoán về kết quả bầu cử

Theo kết quả thăm dò dư luận thì Công Đảng sẽ giành đa số phiếu tính theo phiếu phổ thông nhưng sẽ không giành đủ số ghế để thành lập được chính phủ đa số mặc dù được dự báo là Công đảng sẽ liên danh với Đảng Xanh để nắm quyền.

Trong điều kiện như vậy thì nguy cơ có một Chính phủ thiểu số đang hiện hữu và nước Úc lại nhớ lại thời kỳ cựu Thủ tướng Gilard nắm quyền chính phủ thiểu số trong cuộc bầu cử vào tháng 9 năm 2010. Năm đó cả Công Đảng và Liên Đảng mỗi bên chỉ giành được 72 ghế, chưa đủ 76 ghế để tự thành lập Chính phủ.

Sau đó Công Đảng đã thỏa thuận được thêm 4 ghế nữa với Đảng Xanh, vừa đủ để thành lập Chính phủ. Tuy nhiên chính phủ Gilard đã hoạt động kém hiệu quả và liên minh này đã tan rã vào đầu năm 2013.

Tình hình kinh tế

Chỉ số kinh tế cơ bản

1 Tốc độ tăng GDP quý I/2016 1,1%
  Tốc độ tăng GDP cả năm tính đến hết quý I/2016 3,1%
2 Tỷ lệ thất nghiệp 5,7%
3 Tỷ lệ lạm phát 2015 1,3%
4 Tỷ lệ lãi suất thời điểm tháng 3/2016 1,75%
5 Thâm hụt cán cân thương mại tháng 4/2016 (tỷ USD) -3,153
6 Tỷ lệ % nợ chính phủ so với GDP 36,8%

Tiếp theo kết quả đạt tốc độ tăng GDP 3% năm 2015 thì GDP quý I/2016 tiếp tục tăng cao hơn quý IV/2015 và đạt 1,1%. Vì thế tốc độ tăng trưởng tính theo năm đến hết quý I/2016 là 3,1%. Kết quả này đã thực sự gây bất ngờ cho nhiều nhà quan sát.

Tuy nhiên triển vọng kinh tế Trung Quốc nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung vẫn chưa có gì sáng sủa nên niềm hứng khởi này chỉ làm cho đồng AUD nhíc lên xấp xỉ 76 xu Mỹ rồi lại trở về với khoảng giá 73-75 xu trong suốt gần tháng qua.

Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng 2016 đạt 56,3 tỷ USD, giảm 13,3%, trong khi nhập khẩu đạt 59,4 tỷ USD và giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thất nghiệp vẫn đang là vấn đề thường trực của Úc và suốt trong 3 tháng qua tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 5,7%. Đã có 18 nghìn việc làm mới được tạo ra trong tháng 5 nhưng đó đều chỉ là việc làm bán thời gian hiện tại nước Úc vẫn có 723 nghìn người thất nghiệp trong đó tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ lên tới 12,3%, cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ thất nghiệp chung.

Lạm phát năm 2015 là 1,7% nhưng đến hết quý I/2016 giảm xuống còn 1,3%. Chính vì thế mà tỷ lệ lãi suất đã được giảm xuống 1,75%, lãi suất tiền gửi ngân hàng chỉ còn 2,3%/năm.

theo vietnamtradeoffice

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

TS. Trần Đình Thiên: Sau 30 năm đổi mới, đẳng cấp kinh tế Việt Nam nói chung vẫn chậm thay đổi, du lịch có khá hơn nhưng vẫn ngẫu hứng

“Sau 30 năm đổi mới, đẳng cấp kinh tế Việt Nam vẫn chậm thay đổi, nông nghiệp, công nghệ vẫn thế, du lịch có khá hơn về tính chuyên nghiệp đặc biệt trong những năm qua, nhưng cơ bản là chưa thay đổi nhiều!”, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói. Tính chuyên nghiệp trong du lịch là một trong hai chủ đề chính được bàn luận tại Hội thảo… Continue readingTS. Trần Đình Thiên: Sau 30 năm đổi mới, đẳng cấp kinh tế Việt Nam nói chung vẫn chậm thay đổi, du lịch có khá hơn nhưng vẫn ngẫu hứng

Sếp VNA, ông chủ Khai Silk kỳ vọng gì năm 2017?

Chia sẻ với PV, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế đều cho rằng 2017 là thời điểm tuyệt vời để đầu tư làm ăn, đồng thời kỳ vọng nền kinh tế sẽ có nhiều đổi mới. Trao đổi với PV về kỳ vọng năm 2017, ông Lê Chí Công, Tổng giám đốc K+ nói: “Giờ mà kêu cứu thì vô vọng. Phải tự cứu lấy mình thôi. Thị trường truyền hình… Continue readingSếp VNA, ông chủ Khai Silk kỳ vọng gì năm 2017?

TS Nguyễn Đức Thành: Tăng trưởng 6,7% cũng có thể đạt được, nhưng năm sau thì như thế nào?

Doanhnhanvietuc– Đây là câu hỏi được ông Nguyễn Đức Thành đưa ra tại Hội thảo Công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2017, tổ chức sáng 16/6. Hai kịch bản cho tăng trưởng 2017 TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho rằng kinh tế Việt Nam 2017 sẽ có 2 kịch bản tăng trưởng. Một trong hai kịch bản đó là Chính phủ sẽ đạt… Continue readingTS Nguyễn Đức Thành: Tăng trưởng 6,7% cũng có thể đạt được, nhưng năm sau thì như thế nào?

Tái cơ cấu nền kinh tế: Hiểu đúng để làm đúng

Đang còn những cách hiểu không đúng và những điều cần làm rõ trong Đề án Tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 – 2020. Tái cấu trúc diễn ra như thế nào Về mặt lý thuyết, cho đến giờ, các nhà kinh tế vẫn chưa thể phát triển những khung phân tích chuẩn tái cấu trúc diễn ra như thế nào. Một trong những cách tiếp cận cổ điển và thường được các… Continue readingTái cơ cấu nền kinh tế: Hiểu đúng để làm đúng

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Số liệu GDP đáng tin cậy, được quốc tế công nhận!

Doanhnhanvietuc – Đây là một trong số những nội dung được Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng giải trình tại Nghị trường chiều nay 31/11. Trước con số tăng trưởng ngoạn mục của quý III/2017, Bộ trưởng Dũng khẳng định số liệu là đáng tin cậy, phương pháp thống kê có cơ sở khoa học, khách quan, được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, đồng thời được quốc tế công nhận. Bộ trưởng… Continue readingBộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Số liệu GDP đáng tin cậy, được quốc tế công nhận!

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm