Úc đã sẵn sàng hợp tác với nền kinh tế “tuần hoàn kép” của Trung Quốc?

Friday, 16/10/2020, 15:22 PM

(Ảnh: Internet)

Trong bài báo đăng tải trên tờ Australian Financial Review, nhà báo Robert Guy cho biết Bộ trưởng Ngân khố Úc Josh Frydenberg và người đứng đầu phụ trách ngân khố bang Tây Úc Ben Wyatt hết sức quan tâm tới số liệu Chỉ số Nhà quản trị mua hàng – một chỉ số cho thấy thể trạng của nền kinh tế Trung Quốc. Hai vị “thuyền trưởng” của nền kinh tế quốc gia và bang có tỷ lệ xuất khẩu quặng sắt lớn nhất sang Trung Quốc đều mong muốn đưa ra được một đánh giá chính xác nhất về sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và điều này sẽ đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới kế hoạch ngân sách quốc gia, với một khoản thâm hụt lớn nhất trong lịch sử Úc.

Thực tế này cũng cho thấy sự phụ thuộc thương mại mạnh mẽ vào Trung Quốc của Úc, trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước đang xấu đi và giá quặng sắt dường như đã chạm mức “đỉnh”. Thực tế, giá quặng sắt thế giới hiện đã giảm từ mức đỉnh 130 USD/tấn xuống 114 USD/tấn. Theo dự báo của Bộ Công nghiệp Úc giá quặng sắt sẽ tiếp tục giảm và giao dịch ở mức 100 USD/tấn (chưa tính giá vận chuyển) và tới cuối năm tài chính 2020-21 sẽ bị điều chỉnh về mức 85 USD/tấn. Ngân sách liên bang được cho là đã tính toán giá quặng sắt sẽ nằm ở mức 55 USD/tấn (chưa tính giá vận chuyển là 7,12 USD/tấn) và bang Tây Úc ước tính giá quặng sắt trong dài hạn ở ngưỡng 64 USD tấn (bao gồm cả giá vận chuyển). Việc giá quặng sắt thực tế cao hơn ước tính (theo báo cáo của Bộ Công nghiệp) sẽ là những tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Úc, vốn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, vẫn có thể xuất hiện nhiều yếu tố bất ngờ mới. Nhu cầu tăng cao từ các nhà máy thép của Trung Quốc, cùng với việc nguồn cung của Brazil gặp vấn đề, mang đến một năm tăng trưởng bất ngờ cho ngành xuất khẩu quặng sắt Úc, kéo theo các tín hiệu tốt cho cả ngân sách quốc gia và ngân sách bang Tây Úc.

Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình đang thúc đẩy kế hoạch xây dựng một nền kinh tế “tuần hoàn kép”, nhằm mục đích duy trì xuất khẩu của Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Trung Quốc sẽ nỗ lực gấp đôi để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong nước và “tự cung tự cấp” trong lĩnh vực công nghệ, trong khi vẫn tiếp tục hưởng lợi tốt nhất có thể từ quá trình toàn cầu hóa. Đây là một kế hoạch phản ánh sự thay đổi của thực tế địa chính trị và đòi hỏi các chính trị gia, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp Úc phải suy nghĩ vượt ra khỏi tư duy chỉ tập trung vào “khai khoáng và nông nghiệp” đã chi phối mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Trong vài tuần nữa, Trung Quốc để xem xét Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ 14. Kế hoạch này dự kiến đưa ra lộ trình tái thiết nền kinh tế Trung Quốc ít phụ thuộc hơn vào môi trường không chắc chắn bên ngoài và quay trở lại dựa nhiều hơn vào thị trường nội địa khổng lồ để đạt được mục tiêu tăng trưởng. Trung Quốc đang thể hiện quyết tâm nâng cao chất lượng tăng trưởng, một tham vọng dựa trên việc áp dụng công nghệ mới và có lẽ sẽ ít phụ thuộc hơn vào tài nguyên khoáng sản nhập khẩu từ Úc. Điều này, chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới xuất khẩu của Úc và đây là một kết quả không thể tránh được. Do vậy, các doanh nghiệp Úc cần suy nghĩ nghiêm túc về cách mà họ có thể hưởng lợi từ một nền kinh tế sẽ chuyển đổi để tập trung vào người tiêu dùng và là nơi đầu tư được nhắm mục tiêu vào các khoản đầu tư chất lượng cao hơn như mạng viễn thông thế hệ mới 5G, phương tiện giao thông thông minh, năng lượng tái tạo và xây dựng khả năng công nghệ nội địa của Trung Quốc.

(Nguồn: Bnews)

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm