Bộ Công Thương nói gì về việc EVN không nhập than từ Vinacomin?

Friday, 21/07/2017, 10:43 AM

Doanhnhanvietuc – Vừa ưu tiên tiêu thụ sản phẩm trong nước, vừa tuân theo quy luật thị trường, Bộ Công Thương đang cố gắng tìm các giải pháp để dung hòa cả hai

Ngày 14/7 vừa qua, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương, vấn đề tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ chối nhập than của Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) có thể làm 4000 công nhân mất việc đã được các phóng viên đặt ra cho các vị lãnh đạo Bộ.

Theo đó, các phóng viên phản ánh rằng EVN “từ chối” mua 2 triệu tấn than trong năm nay của Vinacomin, cùng với số hàng tồn kho mà Vinacomin còn giữ, đã khiến cho Tập đoạn này không khỏi lo lắng về tương lai hàng nghìn nhân viên. Câu chuyện này đã được thông tin từ giữa tháng 6/2017.

Người phát ngôn của Bộ Công Thương là Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay rằng Bộ cũng đã tổ chức nhiều buổi làm việc giữa cơ quan chức năng Bộ Công Thương, đại diện bên Vinacomin và EVN.

Các cuộc thảo luận đều được tổ chức trên tinh thần tuân theo quy luật của thị trường hàng hóa, tức là các sản phẩm phải có tính cạnh tranh. Tất nhiên, đời sống của 4000 công nhân là rất quan trọng và các bên sẽ cố hết sức để thực hiện phương án tốt nhất, tuy nhiên quy luật thị trường vẫn phải đặt lên hàng đầu.

Ông Hải nhấn mạnh rằng song song với tuân thủ quy luật thị trường, 2 bên cần phải đảm bảo ưu tiên cho việc sản xuất trong nước. “Điều này không đơn thuần chỉ là vấn đề kinh doanh giữa 2 công ty mà nó còn liên quan đến đời sống của 113.000 lao động. Bộ Công Thương đang cố gắng tìm các giải pháp để hài hòa giữa hai tiêu chí này”, Thứ trưởng nói.

Đối với EVN, than là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong việc sản xuất điện cho nên giá than ảnh hưởng nhiều tới giá điện, từ đó kéo theo giá hàng loạt các mặt hàng khác cũng bị tác động lớn.

Vì vậy nếu giá điện tăng, rõ ràng giá các sản phẩm khác thậm chí đời sống tiêu dùng cũng tăng. Chính vì vây, Bộ Công Thương và các cấp có thẩm quyền cũng cho phép nhiều doanh nghiệp được phép trực tiếp nhập khẩu than để tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh. Điều này đã phương hại tới lợi ích của Vinacomin là đơn vị bán than cho EVN trước đến nay.

Ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinacomin, cho biết rằng đề xuất của EVN giảm 2 triệu tấn than, cùng với 2 triệu tấn than khai thác thêm khiến ngành than tồn 4 triệu tấn, nâng tổng tồn kho lên đến 13-14 tiệu tấn. Con số này sẽ khiến cho 4.000 công nhân của Tập đoàn này mất việc làm, tương đương với một mỏ than hầm lò bị đóng cửa.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Vì sao nông sản Việt vẫn chưa được gọi tên trên thị trường thế giới?

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng xuất khẩu nông sản và được nhiều thị trường nước ngoài đánh giá cao. Tuy nhiên, 90% nông sản xuất khẩu vẫn ở dưới dạng thô nên giá trị xuất khẩu chưa cao. Ngoài nguyên nhân đa số sản phẩm nông sản ở dạng thô thì theo các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực nông nghiệp, các nguyên nhân khác khiến thương hiệu nông sản Việt chưa… Continue readingVì sao nông sản Việt vẫn chưa được gọi tên trên thị trường thế giới?

Bộ Công Thương lên tiếng về “lùm xùm” nhân sự tại Sabeco

Doanhnhanvietuc – Bộ Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, Bộ đã nhận được thông tin phản ánh trên một số phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến việc kiện toàn chức danh Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu -Nước giải khát Sài gòn (Sabeco). Về việc tạm thời giao thực hiện nhiệm vụ Tổng giám đốc Sabeco, Bộ Công Thương cho biết, căn cứ đề nghị… Continue readingBộ Công Thương lên tiếng về “lùm xùm” nhân sự tại Sabeco

Sản xuất thép có dấu hiệu phục hồi

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, sản xuất thép trong tháng 10 và 10 tháng qua tăng trưởng dương do tận dụng cơ hội từ việc Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ đối với thép dài và phôi thép. Trong tháng 10, sản xuất thép tiếp tục tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ. (Ảnh: Internet) Trong tháng 10/2016, sản xuất sắt thép thô ước đạt 468,1 nghìn tấn, tăng 26,5%… Continue readingSản xuất thép có dấu hiệu phục hồi

Luật Quản lý ngoại thương 2017: Sẽ có nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan

Tại hội thảo phổ biển Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và những định hướng, nội dung cơ bản của một số văn bản hướng dẫn do Bộ Công Thương phối hợp với dự án Hỗ trợ thương mại đa biên (EU MUTRAP) tổ chức tại TP.HCM cuối tuần qua, nhiều đơn vị hải quan đã nêu lên những vướng mắc xung quanh những quy định của Luật. Ông Huỳnh Trung Kiên, Phó Chi… Continue readingLuật Quản lý ngoại thương 2017: Sẽ có nhiều vướng mắc về thủ tục hải quan

12 dự án thua lỗ đang trên đà “hồi sinh”

Doanhnhanvietuc – Phó thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, Chính phủ kiên quyết không dùng tiền ngân sách để cứu các dự án thua lỗ của ngành Công Thương… “Về sơ bộ, có thể thấy nỗ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các dự án của Tập đoàn Hoá chất, như DAP Đình Vũ bắt đầu có lãi, Công ty Thép Việt-Trung từ thua lỗ triền miên đã có lãi hàng chục… Continue reading12 dự án thua lỗ đang trên đà “hồi sinh”

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm