Vì sao Trung Quốc ồ ạt thâu tóm các công ty nông nghiệp khắp thế giới?

Friday, 28/07/2017, 17:43 PM

Theo hãng tin CNN, Trung Quốc hiện đang tăng cường thâu tóm các công ty nông nghiệp trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của đất nước.

Vì sao Trung Quốc ồ ạt thâu tóm các công ty nông nghiệp khắp thế giới?

Gần đây, tập đoàn quốc doanh ChemChina đã hoàn tất thương vụ mua lại hãng thuốc trừ sâu và hạt giống Syngenta của Mỹ với giá 44 tỷ USD. Đây là thương vụ lớn nhất của Trung Quốc trong mảng nông nghiệp.

Không dừng lại ở đó, hãng Dow Chemical cho biết một công ty nông nghiệp quốc doanh Trung Quốc mới đề nghị mức giá 1,1 tỷ USD cho mảng nghiên cứu giống ngô Brazil của doanh nghiệp này.

Số liệu của Dealogic cho thấy trong 10 năm qua, Trung Quốc đã chi tới 91 tỷ USD để thâu tóm gần 300 doanh nghiệp nước ngoài liên quan đến mảng nông nghiệp, hóa chất và cây giống.

Vậy tại sao Trung Quốc lại thèm khát những hãng nông nghiệp như vậy?

Theo các chuyên gia, việc mua ồ ạt những công ty nông nghiệp nằm trong kế hoạch đảm bảo an ninh lương thực cho 1,4 tỷ dân Trung Quốc. Mức sống tăng cao kèm nhu cầu với Protein buộc chính quyền Bắc kinh phải chú ý hơn đến nguồn cung thịt cũng như nhiều nông sản khác.

Dẫu vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường, lao động nông nghiệp giảm đã khiến sản lượng nông sản của nước này bị đe dọa nghiêm trọng. Thêm vào đó, lối canh tác manh mún và ít áp dụng công nghệ khiến năng suất tại Trung Quốc không cao.

Với động thái mua lại Syngenta, chính quyền Bắc Kinh cho thấy rõ họ muốn học hỏi thêm công nghệ nhằm phát triển kỹ thuật canh tác trong nước.

Mặc dù an ninh lương thực là vấn đề trọng yếu với nhiều quốc gia nhưng Trung Quốc lại đặc biệt chú trọng đến vấn đề này khi họ đã từng trải qua vài nạn đói vào cuối thập niên 1950 khiến hàng chục triệu người tử vong do đói ăn.

Bên cạnh đó, việc mua ồ ạt các công ty nông nghiệp vẫn khiến nhiều chuyên gia nghi vấn về khả năng đáp ứng an ninh lương thực khi các công ty đặt lợi ích của cổ đông lên trên quốc gia. Vào năm 2013, hãng Shuanghui Internatioanl của Trung Quốc mua lại công ty thịt lợn Smithfield Foods nhưng sản lượng thịt lợn của Smithfield không hề tăng cũng như không bị nhập khẩu quá đà sang Trung Quốc.

Tất nhiên, việc Trung Quốc mua ngày càng nhiều các hãng nông nghiệp sẽ thu hút thêm sự chú ý của các quốc gia. Mặc dù nhiều nước như Ả Rập Xê Út hay Nhật Bản cũng mua các hãng nông nghiệp trên thế giới nhưng họ không có những động thái ồ ạt với mức tiền lớn như Trung Quốc. Trong trường hợp mất mùa lớn, nhiều chính trị gia lo ngại các công ty bị thu mua bởi Trung Quốc sẽ không tôn trọng hợp đồng thương mại để mang lương thực về quốc gia Châu Á nay.

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Làm gì để khép lại tình trạng bấp bênh của nông sản?

Để chấm dứt tình trạng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của nông sản là được mùa mất giá mà được giá thì mất mùa, cần tăng cường tiêu thụ nông sản qua các hợp đồng liên kết, khép kín chuỗi liên kết trong nông nghiệp. Châu Âu hiện có gần 290.000 hợp tác xã (HTX) với 140 triệu thành viên. Các sản phẩm thịt, sữa, rau quả sạch mang thương hiệu HTX nông nghiệp… Continue readingLàm gì để khép lại tình trạng bấp bênh của nông sản?

TS. Trần Đình Thiên: Sau 30 năm đổi mới, đẳng cấp kinh tế Việt Nam nói chung vẫn chậm thay đổi, du lịch có khá hơn nhưng vẫn ngẫu hứng

“Sau 30 năm đổi mới, đẳng cấp kinh tế Việt Nam vẫn chậm thay đổi, nông nghiệp, công nghệ vẫn thế, du lịch có khá hơn về tính chuyên nghiệp đặc biệt trong những năm qua, nhưng cơ bản là chưa thay đổi nhiều!”, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói. Tính chuyên nghiệp trong du lịch là một trong hai chủ đề chính được bàn luận tại Hội thảo… Continue readingTS. Trần Đình Thiên: Sau 30 năm đổi mới, đẳng cấp kinh tế Việt Nam nói chung vẫn chậm thay đổi, du lịch có khá hơn nhưng vẫn ngẫu hứng

Australia công bố điều kiện nhập khẩu cuối với thanh long Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Australia vừa công bố bản Báo cáo cuối cùng phục vụ việc đánh giá các yêu cầu an toàn sinh học đối với việc nhập khẩu thanh long tươi từ Việt Nam. Đóng gói thanh long chuẩn bị cung ứng ra thị trường. (Nguồn: TTXVN) Báo cáo cũng nêu rõ, phía Australia cho phép nhập khẩu thanh long tươi từ tất cả các vùng sản xuất thanh long thương… Continue readingAustralia công bố điều kiện nhập khẩu cuối với thanh long Việt Nam

Vì sao nông nghiệp “nhìn đâu cũng thấy tiền” nhưng chỉ có dưới 1% doanh nghiệp đầu tư?

Doanhnhanvietuc– Ông Lê Bá Ngọc, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ VietCraft cho rằng: “Trong ngành nông nghiệp, nhìn đâu cũng thấy tiền nhưng làm sao để kiếm tiền từ ngành này lại là vấn đề không hề dễ”. Tại Diễn đàn “Doanh nghiệp, doanh nhân đối với phong trào Khởi nghiệp trong xây dựng nông thôn mới”, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đồng thuận rằng, tiềm năng trong lĩnh… Continue readingVì sao nông nghiệp “nhìn đâu cũng thấy tiền” nhưng chỉ có dưới 1% doanh nghiệp đầu tư?

Nông nghiệp trở lại đường đua

Doanhnhanvietuc – Nếu như năm ngoái thời tiết không thuận, ElNino, xâm nhập mặn ở miền Nam, hạn hán ở miền Trung… khiến ngành nông nghiệp điêu đứng và trở thành gánh nặng kéo tụt đà tăng trưởng GDP cả nước thì 6 tháng đầu năm 2017 bức tranh của ngành nông nghiệp đã tươi sáng hơn rất nhiều. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy nửa đầu năm nay ngành nông lâm nghiệp… Continue readingNông nghiệp trở lại đường đua

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm