Nguy cơ DN FDI thâu tóm toàn bộ hệ thống thương mại

Monday, 05/02/2018, 13:15 PM

Doanhnhanvietuc – Tại buổi làm việc của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ với Bộ Công Thương về thực trạng hoạt động và khung chính sách liên quan đến thương mại trong nước và thương mại điện tử trong tuần qua, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Dương Duy Hưng cho biết, về cơ cấu bán lẻ, khối thương mại hiện đại và truyền thống được chia theo tỷ lệ 25% – 75%, trong đó các doanh nghiệp FDI hiện chiếm khoảng 30%-40% hệ thống thương mại hiện đại.

Nguy cơ DN FDI thâu tóm toàn bộ hệ thống thương mại

Ông Hưng lưu ý những ảnh hưởng thương mại lớn của hệ thống siêu thị, đại siêu thị đối với một địa bàn, địa phương. Theo đó, nếu chúng ta không nhanh chóng có những chính sách kịp thời thì khu vực ngoại thành, ngoại thị, nông thôn cũng sẽ bị chiếm lĩnh.

Về thương mại điện tử (TMĐT) tại  Việt Nam, bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số chia sẻ, tỷ trọng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc…) tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Quy mô  thị trường TMĐT bán lẻ tăng nhanh, từ 2,97 tỷ USD năm 2014 đến 6,2 tỷ USD năm 2017. Theo bà Lại Việt Anh, một số khó khăn và thách thức của TMĐT Việt Nam hiện nay như: hạ tầng hỗ trợ TMĐT chưa phát triển đồng bộ; cơ chế pháp lý chưa theo kịp mô hình phát triển TMĐT ; tập quán thương mại (mua sắm nhỏ lẻ) và thói quen tiêu dùng (thanh toán bằng tiền mặt) của người tiêu dùng; sự thiếu cân bằng trong phát triển TMĐT tại thành thị, nông thôn…

Ông Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ tư vấn bày tỏ sự lo lắng đến 3 điểm yếu của thương mại nước ta liên quan đến quản trị chuỗi (vấn đề kết nối từ thượng nguồn đến hạ nguồn, chi phí trung gian cao), khả năng tích hợp chưa cao, năng lực tài chính còn yếu. Đây là điểm yếu của Việt Nam nhưng lại là điểm mạnh của nước ngoài, khiến các doanh nghiệp nước ngoài có điều kiện ồ ạt xâm nhập thị trường Việt Nam trong thời gian qua.

Tổ trưởng Tổ tư vấn đề nghị Bộ Công Thương phân tích, đánh giá rõ tác động của doanh nghiệp nước ngoài đối với kinh tế trong nước, xu hướng của thương mại nội địa và TMĐT trong tương lai. Về việc thành lập Ban chỉ đạo, Ban điều phối phát triển TMĐT quốc gia, ông Vũ Viết Ngoạn thông tin, Tổ tư vấn cũng đã báo cáo Thủ tướng về vấn đề này bởi các thành viên của Tổ cũng nhận thấy, TMĐT là hạ tầng thương mại, muốn phát triển phải có sự chỉ đạo xuyên suốt từ Chính phủ, có sự phối hợp của rất nhiều bộ, ngành, địa phương… chứ không phải trách nhiệm chỉ thuộc về riêng Bộ Công Thương.

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Nền kinh tế số là bước phát triển tất yếu

Nền kinh tế số sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi, thúc đẩy và phát triển ngành công nghiệp nội dung số và công nghệ thông tin. Đại biểu phát biểu tham luận tại diễn đàn Sáng 21/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức ngày Internet 2016 với chủ đề “Sự đóng góp của nội dung số cho nền kinh tế Internet”. Tại diễn đàn, nhiều diễn giả nhận định, ngành… Continue readingNền kinh tế số là bước phát triển tất yếu

Doanh nghiệp nội vẫn khó ‘bắt tay’ với khối FDI

Doanhnhanvietuc – Sự lệch pha giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng là rào cản lớn khiến doanh nghiệp nội và khối đầu tư nước ngoài khó hợp tác với nhau. Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ năm 2017 được tổ chức hôm nay (16/6) tại Hà Nội với một trong những mục tiêu chính là tháo gỡ khó khăn trong hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước và khối đầu tư… Continue readingDoanh nghiệp nội vẫn khó ‘bắt tay’ với khối FDI

FDI dự báo đạt kỷ lục, Việt Nam sẽ vào nhóm nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Việt Nam dự báo lượng vốn đầu tư nước ngoài được giải ngân trong năm 2016 sẽ đạt kỷ lục. Kết quả này có được là nhờ việc các công ty lớn như Samsung Electronics Co. và LG Electronics Inc. chuyển nhà máy sản xuất tới đây. Tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh ASEAN 2016 diễn ra ngày 9/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết vốn đầu tư nước ngoài giải ngân trong… Continue readingFDI dự báo đạt kỷ lục, Việt Nam sẽ vào nhóm nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Lược sử Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng

Ở bất kỳ quốc gia nào, tại bất kỳ giai đoạn nào, nhu cầu tư vấn chính sách là luôn có. Dọc theo dòng thời gian, trải qua nhiều tên gọi từ Tổ tư vấn cải cách của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho đến Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới ra đời, những “think tank” như vậy đã ghi dấu ấn quan trọng trong quá trình phát… Continue readingLược sử Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng

Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới: Có ngăn được chuyển giá?

Sau 30 năm thực hiện, bên cạnh thành tựu, chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế. Bộ KH&ÐT đang xây dựng chiến lược FDI thế hệ mới với nhiều thay đổi. Hình hài chiến lược này ra sao, liệu có khắc phục hạn chế đang tồn tại? FDI công nghệ cao hay bất động sản? Theo ông Nguyễn Nội, Phó cục trưởng Cục… Continue readingChiến lược thu hút FDI thế hệ mới: Có ngăn được chuyển giá?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm