Nguy cơ DN FDI thâu tóm toàn bộ hệ thống thương mại

Monday, 05/02/2018, 13:15 PM

Doanhnhanvietuc – Tại buổi làm việc của Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ với Bộ Công Thương về thực trạng hoạt động và khung chính sách liên quan đến thương mại trong nước và thương mại điện tử trong tuần qua, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Dương Duy Hưng cho biết, về cơ cấu bán lẻ, khối thương mại hiện đại và truyền thống được chia theo tỷ lệ 25% – 75%, trong đó các doanh nghiệp FDI hiện chiếm khoảng 30%-40% hệ thống thương mại hiện đại.

Nguy cơ DN FDI thâu tóm toàn bộ hệ thống thương mại

Ông Hưng lưu ý những ảnh hưởng thương mại lớn của hệ thống siêu thị, đại siêu thị đối với một địa bàn, địa phương. Theo đó, nếu chúng ta không nhanh chóng có những chính sách kịp thời thì khu vực ngoại thành, ngoại thị, nông thôn cũng sẽ bị chiếm lĩnh.

Về thương mại điện tử (TMĐT) tại  Việt Nam, bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số chia sẻ, tỷ trọng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc…) tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Quy mô  thị trường TMĐT bán lẻ tăng nhanh, từ 2,97 tỷ USD năm 2014 đến 6,2 tỷ USD năm 2017. Theo bà Lại Việt Anh, một số khó khăn và thách thức của TMĐT Việt Nam hiện nay như: hạ tầng hỗ trợ TMĐT chưa phát triển đồng bộ; cơ chế pháp lý chưa theo kịp mô hình phát triển TMĐT ; tập quán thương mại (mua sắm nhỏ lẻ) và thói quen tiêu dùng (thanh toán bằng tiền mặt) của người tiêu dùng; sự thiếu cân bằng trong phát triển TMĐT tại thành thị, nông thôn…

Ông Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ tư vấn bày tỏ sự lo lắng đến 3 điểm yếu của thương mại nước ta liên quan đến quản trị chuỗi (vấn đề kết nối từ thượng nguồn đến hạ nguồn, chi phí trung gian cao), khả năng tích hợp chưa cao, năng lực tài chính còn yếu. Đây là điểm yếu của Việt Nam nhưng lại là điểm mạnh của nước ngoài, khiến các doanh nghiệp nước ngoài có điều kiện ồ ạt xâm nhập thị trường Việt Nam trong thời gian qua.

Tổ trưởng Tổ tư vấn đề nghị Bộ Công Thương phân tích, đánh giá rõ tác động của doanh nghiệp nước ngoài đối với kinh tế trong nước, xu hướng của thương mại nội địa và TMĐT trong tương lai. Về việc thành lập Ban chỉ đạo, Ban điều phối phát triển TMĐT quốc gia, ông Vũ Viết Ngoạn thông tin, Tổ tư vấn cũng đã báo cáo Thủ tướng về vấn đề này bởi các thành viên của Tổ cũng nhận thấy, TMĐT là hạ tầng thương mại, muốn phát triển phải có sự chỉ đạo xuyên suốt từ Chính phủ, có sự phối hợp của rất nhiều bộ, ngành, địa phương… chứ không phải trách nhiệm chỉ thuộc về riêng Bộ Công Thương.

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Sau thương vụ Sabeco: Không lo mất thương hiệu, lo dùng vốn hiệu quả

Doanhnhanvietuc – Nhiều lợi thế rất lớn mà nhà đầu tư không “dại gì” sớm nghĩ tới việc thay đổi hoặc bỏ đi thương hiệu của Sabeco. Như vậy là sau 1 năm lên sàn chứng khoán, Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã thoái vốn thành công khi bán trên 53,59% cổ phần cho nhà đầu tư, đứng sau đó là Tập đoàn Thaibev của… Continue readingSau thương vụ Sabeco: Không lo mất thương hiệu, lo dùng vốn hiệu quả

Cà phê Việt 2 USD/kg, Starbucks mua về bán… 200 USD/kg

Doanhnhanvietuc – Xuất khẩu cà phê nhân nước ta đứng thứ hai thế giới với sản lượng 1,78 triệu tấn (đạt 3,34 tỷ USD), tăng 32,8% về lượng và 25% về giá trị. Nhưng giá trị xuất khẩu của cà phê nước ta còn thấp, do chủ yếu xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô. “Khi bán 1kg cà phê nhân, chúng ta thu về khoảng 2 USD (tương đương giá trung bình 1 ly… Continue readingCà phê Việt 2 USD/kg, Starbucks mua về bán… 200 USD/kg

Vì sao ngành cảng biển Việt Năm tăng trưởng gấp đôi thế giới?

Con số lạc quan này chủ yếu đến từ nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu thành phẩm của các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. “Việt Nam là hình mẫu cho thương mại quốc tế, khi có xuất phát điểm gần như không có giao dịch nào vào năm 1990, giờ đây là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về vải… Continue readingVì sao ngành cảng biển Việt Năm tăng trưởng gấp đôi thế giới?

Mức độ chuyển giao công nghệ của khu vực FDI: Chưa đạt như kỳ vọng

Doanhnhanvietuc – Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) trong suốt hơn 30 năm qua tại Việt Nam (1987- 2017), song, một trong những kỳ vọng mà khu vực FDI chưa đạt được, đó là chuyển giao công nghệ (CGCN) cho khu vực doanh nghiệp (DN) trong nước. Doanh nghiệp trong nước cần chủ động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng Không như mong… Continue readingMức độ chuyển giao công nghệ của khu vực FDI: Chưa đạt như kỳ vọng

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm