Tín hiệu ‘lạ’: GDP Việt Nam tăng trưởng nhưng người dân không tăng được tiền tiết kiệm, phải đi vay để tiêu dùng

Monday, 26/03/2018, 12:05 PM

Doanhnhanvietuc – Không phải GDP, phần tiền tiết kiệm (saving) mới là cái quan trọng nhất, TS. Bùi Trinh nói với Trí Thức Trẻ. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, đa số người dân Việt Nam phần tiết kiệm ngày càng bị giảm dần.

Tín hiệu 'lạ': GDP Việt Nam tăng trưởng nhưng người dân không tăng được tiền tiết kiệm, phải đi vay để tiêu dùng

Nghiên cứu gần đây của TS. Bùi Trinh (Viện nghiên cứu Phát triển Việt Nam) và TS. Nguyễn Hồ Phi Hà (Học viện Tài chính) đã chỉ ra một nghịch lý dù GDP tăng cao nhưng đa số người dân không có tiền để dành mà phải đi vay một phần để tiêu dùng.

Cụ thể, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tỷ lệ giữa tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình từ năm 2010-2017 luôn ổn định ở mức 70-72% GDP. Như vây, mức tiêu dùng bình quân đầu người của dân cư bình quân tháng năm 2016 khoảng 2.572 nghìn đồng, trong khi đó thu nhập từ sản xuất bình quân tháng khoảng 2.386 nghìn đồng.

Từ những con số này, theo hai tác giả nhận định là tín hiệu khá nguy hiểm, không những thế nó còn cho thấy việc GDP tăng cao hầu như không có ý nghĩa với người dân.

Trao đổi thêm với TS. Bùi Trinh, ông cho biết, về nguyên tắc tổng thu nhập của các khu vực thể chế bao gồm: thu nhập từ sản xuất, thu nhập từ sở hữu và thu nhập từ chuyển nhượng (kiều hối đối với hộ).

Phần tiền tiết kiệm (saving) được tính toàn bằng cách lấy tổng thu nhập trừ trừ đi tiêu dùng cuối cùng. Phần tiền này là nguồn cơ bản để đầu tư.

“Đối với một nền kinh tế, tiết kiệm là yếu tố quan trọng hơn cả GDP”, TS. Bùi Trinh nói và nhấn mạnh khi nguồn lực kinh tế qua tiết kiệm ngày càng nhỏ thì để tồn tại và tiếp tục sản xuất thì vay mượn là chuyện đương nhiên. Bởi đầu tư (Gross capital formation) = tiết kiệm (saving) + vay mượn (borrowing).

“Khi bình quân chung cả nền kinh tế thu nhập từ sản xuất không đủ chi tiêu dùng thì họ sẽ phải vay để tiêu dùng và tiền chuyển nhượng (kiều hối) nhẽ ra để đầu tư thì họ phải bù đắp cho chi tiêu”, ông nói thêm.

Việc vay tiêu dùng, theo TS. Bùi Trinh có thể giúp cho GDP tăng trưởng. Tuy nhiên, điều này kéo theo việc nguồn lực ngày càng yếu đi và rủi ro lạm phát, nợ xấu không thể không tính đến.

Một nghịch lý nữa được ông đặt ra là tuy thu nhập của người dân không đủ chi tiêu nhưng hệ số co giãn của người lao động trong nền kinh tế đang là rất lớn (khoảng 80% tổng giá trị gia tăng) và co giãn của vốn chỉ khoảng 20%.

Như vậy, ông cho rằng không tăng lương cũng không được, nhưng nếu tăng lương sẽ làm nguồn lực ngày càng nhỏ. Theo ông, hiện các chính sách đều chưa hướng đến việc giải quyết các nút thắt trên.

“Phải tập trung vào năng suất lao động cũng như chính sách cần hướng tới sự phồn vinh của đất nước”, TS. Bùi Trinh nhấn mạnh.

Cũng trong nghiên cứu của TS. Bùi Trinh và TS. Phi Hà lần này cũng làm rõ một vài hiện trạng khác từ các dữ liệu của Tổng cục Thống kê.

Đơn cử như chỉ tiêu thu nhập của người lao động, một nhân tố của GDP, được hiểu bao gồm thu nhập bằng tiền và hiện vật của người này trong quá trình sản xuất. Tổng cục Thống kê hàng năm không công bố chỉ tiêu này, tuy nhiên, dựa vào bảng cân đối liên ngành có thể ước tính thu nhập từ sản xuất chiếm khoảng 53% GDP.

Như vậy, GDP bình quân đầu người năm 2016 ước tính 2.188 USD, tăng 25% so với năm 2012. Tuy nhiên, một điều trớ trêu, theo hai tác giả, thu nhập từ sản xuất bình quân của người lao động chỉ tăng 1,2%, khoảng 870 USD năm 2016 so với 860 USD hồi 2012.

Các con số cho thấy phần thặng dư bình quân rất cao do nền kinh tế phụ thuộc vào khu vực FDI nên thặng dư dù tăng cao nhưng thực tế không giúp ích nhiều cho Việt Nam, lợi ích đa phần thuộc về khu vực nước ngoài.

Số liệu Tổng cục Thống kê cũng cho thấy tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2016 ước đạt 1.648 USD. Trong đó, khoản thu nhập bình quân đầu người ngoài sản xuất (từ sở hữu và từ chuyển nhượng) khoảng 778 USD. Nếu tỷ lệ giữa thu nhập từ sản xuất so với tổng thu nhập năm 2012 khoảng 74 – 75% thì đến năm 2016, tỷ lệ này giảm xuống 53%, phần còn lại là thu nhập kiếm ngoài sản xuất, chiếm 47%.

Điều này cho thấy GDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người là hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào bên ngoài, từ khâu sản xuất, lưu thông và phân phối lại.

Theo Trithuctre

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về chi tiêu cho hạ tầng

Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á về chi tiêu cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, chiếm 5,7% GDP. Theo CBRE Việt Nam, tầm nhìn của Cộng đồng kinh tế ASEAN hướng đến tự do hóa thương mại, tự do dịch chuyển lao động có tay nghề cao giữa các nước đã khiến mỗi quốc gia chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước mình. Nguồn: CBRE Quá trình… Continue readingViệt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về chi tiêu cho hạ tầng

GDP 2017: Từ nỗi lo đến sự bứt phá

Doanhnhanvietuc – Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017 ghi dấu ấn quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra, khi Thủ tướng cho biết ông “hết sức lo lắng” trước tốc độ tăng trưởng GDP quý I chỉ đạt mức thấp. Nhìn lại năm 2017, một trong những kết quả nổi bật, có ý nghĩa tổng hợp là việc tăng trưởng GDP cả năm đạt 6,7%.… Continue readingGDP 2017: Từ nỗi lo đến sự bứt phá

Việt Nam trở lại “câu lạc bộ” các nước tăng trưởng GDP trên 6%

Doanhnhanvietuc – Nền kinh tế phục hồi trong quý 2/2017, với sự gia tăng xuất khẩu, giúp Việt Nam trở lại nhóm các nước có mức tăng trưởng trên 6%. Sự kiện điện thoại Samsung Galaxy Note 7 bị thu hồi trên phạm vi toàn cầu khiến xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng trong quý I. Tuy nhiên, tình trạng này đã được cải thiện trong quý 2 năm nay, giúp xuất khẩu của… Continue readingViệt Nam trở lại “câu lạc bộ” các nước tăng trưởng GDP trên 6%

TS Nguyễn Đức Thành: Năng suất lao động thấp, lương tối thiểu vẫn tăng nhanh đe dọa phá vỡ cân bằng của nền kinh tế Việt Nam

Hơn một thập kỷ gần đây, Việt Nam đã chứng kiến mức tăng lương tối thiểu tương đối nhanh, với mức trung bình hàng năm đạt hai con số trong giai đoạn từ 2007 – 2015, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và chỉ số giá tiêu dùng. Đây là nhận xét được đưa ra trong báo cáo Tăng trưởng tiền lương và năng suất lao động Việt Nam do… Continue readingTS Nguyễn Đức Thành: Năng suất lao động thấp, lương tối thiểu vẫn tăng nhanh đe dọa phá vỡ cân bằng của nền kinh tế Việt Nam

Không nên tập trung khai thác dầu, tài nguyên để tăng GDP mà coi đó là của để dành cho con cháu mai sau

Doanhnhanvietuc – Sáng ngày 9/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội, thu chi ngân sách. So với các ngày làm việc trước, thời lượng ngày họp hôm nay được kéo dài thêm 1h30 phút, đến tận 18h30 để các đại biểu và các Bộ trưởng có thêm thời gian phát biểu, chất vấn và giải trình. Ngay đầu giờ, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho… Continue readingKhông nên tập trung khai thác dầu, tài nguyên để tăng GDP mà coi đó là của để dành cho con cháu mai sau

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm