Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định?

Wednesday, 14/12/2016, 10:28 AM

Theo đánh giá của Swift vào năm 2014, đồng Baht Thái là đồng tiền thông dụng thứ 10 thế giới dùng trong các giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, quá trình để đồng Baht Thái được công nhận như vậy không hề dễ dàng.

Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định?

Thái Lan là một nền kinh tế không mấy xa lạ với người Việt trong thời gian gần đây khi hàng loạt những tỷ phú và nhà đầu tư của đất nước này đổ vào Việt Nam. Đặc biệt, thị trường hàng tiêu dùng của Việt Nam ngập tràn các sản phẩm của người Thái thời gian qua cũng cho thấy sức mạnh của nền kinh tế quốc gia này.

Tuy nhiên, có một nghịch lý khá thú vị là tình hình địa chính trị, kinh tế của Thái Lan hiện không được ổn định. Thậm chí, ngân hàng trung ương Thái Lan cũng tuyên bố đã chuẩn bị những kịch bản tồi tệ nhất nếu khủng hoảng xảy ra. Dẫu vậy, đồng Baht Thái lại đang tăng giá so với nhiều đồng tiền trong khu vực qua đó cho thấy sự kỳ vọng của nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn với Thái Lan.

Sẵn sàng cho khủng hoảng

Gần đây, Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) cho biết họ đã sẵn sàng chuẩn bị để đối phó với tình hình thương mại toàn cầu đi xuống, chủ nghĩa bảo hộ và dân túy lên ngôi cũng như rủi ro khủng hoảng kinh tế toàn thế giới diễn ra.

Cụ thể, thống đốc Veerathai Santiprabhob cho biết các nhà hoạch định chính sách sẽ sẵn sàng can thiệp thị trường nếu sự phục hồi của nền kinh tế Thái Lan gặp nguy hiểm. Tăng trưởng năm nay của Thái Lan được dự đoán chỉ đạt 3,2%, thấp hơn nhiều so với mức dự đoán 4,5% trước đó.

Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định? - Ảnh 1.

Tăng trưởng kinh tế Thái Lan thấp hơn so với các nước láng giềng trong khu vực (%)

Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định? - Ảnh 2.

Lãi suất (trắng) và chỉ số CPI cho lạm phát (xanh) tại Thái Lan tính đến ngày 30/11/2016.

Hiện Thái Lan được nhận định là một trong những nền kinh tế tăng trưởng chậm nhất Đông Nam Á với xuất khẩu yếu, đầu tư tư nhân suy giảm, tiêu dùng trong nước giảm tốc và bất ổn chính trị lên cao với sự qua đời của Đức vua Bhumibol Adulyadej.

Trong quý IV/2016, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút 2,1 tỷ USD vốn khỏi thị trường trái phiếu và 1,5 tỷ USD khỏi thị trường cổ phiếu Thái Lan.

Một số ngân hàng như Goldman Sachs dự đoán BoT sẽ buộc phải hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế Thái Lan trong đầu năm 2017.

Trên thị trường tiền tệ, đồng Baht Thái đã mất giá 1,8% so với đồng USD trong vòng 1 tháng qua.

Vẫn còn niềm tin

Tuy nhiên, có một nghịch lý là đồng Baht Thái vẫn cao hơn đồng USD 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Thậm chí, so với nhiều quốc gia trong khu vực như Singapore, Malaysia hay Việt Nam, đồng Baht Thái thậm chí còn tăng giá nếu xét trong 1 năm qua.

Theo thống đốc Veerathai, bất chấp tình hình bất ổn cũng như tăng trưởng chậm hơn các nước láng giềng, nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn kỳ vọng vào nền kinh tế Thái Lan. Thặng dư thương mại của quốc gia này vẫn ở mức 10% GDP trong khi dự trữ ngoại hối cao gấp 3 lần mức nợ nước ngoài ngắn hạn.

Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định? - Ảnh 3.

Đồng Baht vẫn tăng giá so với Việt Nam đồng trong 1 năm qua

Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định? - Ảnh 4.

Đồng Baht vẫn tăng giá so với USD trong 1 năm qua

Nhờ những dấu hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế Thái Lan còn có khả năng bùng nổ trở lại này mà đồng Baht Thái vẫn chưa bị mất giá mạnh. Mặc dù vậy, ông Veerathai cũng cho biết BoT sẵn sàng can thiệp thị trường tài chính, tiền tệ nếu biến động tỷ giá ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế hoặc vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Từ chuyên gia neo tiền đến đồng tiền thông dụng thứ 10 thế giới

Theo đánh giá của Swift vào năm 2014, đồng Baht Thái là đồng tiền thông dụng thứ 10 thế giới dùng trong các giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, quá trình để đồng Baht Thái được công nhận như vậy không hề dễ dàng.

Tiền giấy Thái Lan được phát hành lần đầu vào năm 1902 nhưng đồng xu vẫn thịnh hành tại nước này cho tới năm 1910. Ban đầu, tiền giấy Baht Thái được gắn với bản vị bạc, nghĩa là 1 Baht= 15 gr bạc.

Đến năm 1857, đồng Baht lại được neo vào đồng đô la Mã Lai (Straits Dollar) được phát hành bởi đế quốc Anh với tỷ giá 0,6 Straits Dollar/Baht. Đến năm 1908, đồng tiền này chính thức được neo vào đồng Bảng Anh với tỷ giá ban đầu là 13 Baht/Bảng.

Khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, đồng Baht lại tiếp tục đổi “chủ” khi neo vào đồng Yên Nhật, vốn đang có ưu thế cực lớn tại Đông Nam Á khi đó.

Đến năm 1956, đồng Baht lại được neo theo đồng USD với tỷ giá khoảng 20-25 Baht/USD cho đến năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á nổ ra.

Khi đó, nhà đầu cơ khét tiếng George Soros nhận ra sự bất cập trong nền kinh tế Thái Lan khi chính phủ cố neo đồng Baht vào đồng USD mà không cân nhắc đến sự mất cân bằng trong nền kinh tế.

Thị trường chứng khoán và bất động sản có tăng trưởng bong bóng nhưng không được các nhà hoạch định chính sách chú ý. Kinh tế Thái Lan tăng trưởng nóng bình quân hơn 9% trong giai đoạn 1985-1996, mức cao nhất thế giới thời kỳ đó khiến chính quyền Bangkok mất cảnh giác.

Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định? - Ảnh 5.

Đồng Baht vẫn tăng giá so với Malaysia Ringgit trong 1 năm qua

Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định? - Ảnh 6.

Đồng Baht vẫn tăng giá so với Dollar Singapore trong 1 năm qua

Khi đó, Soros vay khoảng 25 tỷ Baht và đổi chúng ra 1 tỷ USD theo tỷ giá cố định khi đó. Ngân hàng trung ương Thái Lan khi đó buộc phải bán bớt dự trữ ngoại hối cho Soros cũng như để thanh toán các dòng vốn nước ngoài bắt đầu rút khỏi nước này nhằm giữ tỷ giá đồng Baht. Đến khi kho dự trữ ngoại hối cạn tiền, Thái Lan không thể duy trì mức tỷ giá cố định này nữa và buộc phải phá giá đồng Baht.

Ngay lập tức, đồng Baht rơi xuống mức 50 Baht/USD và hầu như không mấy nhà đầu tư mặn mà với chúng. Ông Soros khi đó chỉ việc bán 500 triệu USD đổi lấy 25 tỷ Baht để thanh toán nợ và thu lời 500 triệu USD còn lại.

Hiện con số chính xác của khoản đầu tư năm 1997 của Soros vẫn chưa được xác định, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng số tiền là vô cùng lớn.

Việc Thái Lan phá giá đồng tiền, kéo theo sự khủng hoảng của hệ thống tài chính đã gây ra cuộc khủng hoảng toàn Châu Á năm 1997 và buộc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) phải vào cuộc. Tổ chức này đã bơm 17 tỷ USD cho Thái Lan nhằm ổn định tình hình.

Năm 2001, kinh tế Thái Lan dần ổn định trở lại và quốc gia này đã trả được hết nợ cho IMF vào năm 2003. Tỷ giá đồng Baht cũng đã bình ổn trở lại.

Kinh tế Thái Lan bất ổn, tại sao đồng Baht vẫn ổn định? - Ảnh 7.

Dự trữ ngoại hối của Thái Lan tăng mạnh từ sau bài học khủng hoảng 1997 (triệu USD)

Giờ đây, khi cuộc khủng hoảng 1997 đã qua rất lâu nhưng chính quyền Bangkok vẫn vô cùng cẩn trọng trước những rủi ro trên thị trường tài chính. Dự trữ ngoại hối của nước này liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây lên mức 180 tỷ USD, đứng thứ 14 thế giới.

Những nền tảng về cơ sở hạ tầng, kinh tế, luật pháp… đã giúp Thái Lan thu hút được sự kỳ vọng của nhà đầu tư bất chấp những biến động về địa chính trị. Như một hệ quả tất yếu, đồng Baht Thái dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn được sử dụng nhiều trong giao dịch và đóng vai trò quan trọng trong trong nền kinh tế khu vực hiện nay.

Theo Thoidai

 

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Hàng loạt tín hiệu vui cho các nhà đầu tư của OCB

Doanhnhanvietuc – Lần đầu tiên được Moody’s xếp hạng B2 và lọt vào top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín trong “bảng xếp hạng” của Vietnam Report là những thành quả xứng đáng cho những nỗ lực không ngừng của Ngân hàng TMCP Phương Đông Việt Nam (OCB) trong thời gian qua. Xếp hạng B2 trong bảng xếp hạng của Moody’s Mới đây, một trong 3 hãng xếp hạng tín nhiệm uy… Continue readingHàng loạt tín hiệu vui cho các nhà đầu tư của OCB

Vướng rào cản pháp lý, doanh nghiệp tư nhân vẫn khó tận dụng cơ hội

Khảo sát niềm tin doanh nhân do Diễn đàn kinh tế tư nhân (VPSF) tiến hành cho thấy, niềm tin của các nhà lãnh đạo khối doanh nghiệp tư nhân đang tiếp tục tăng lên, trong bối cảnh khu vực tư nhân ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. Doanh nghiệp tư nhân chế biến thủy sản Hồng Ngọc ở… Continue readingVướng rào cản pháp lý, doanh nghiệp tư nhân vẫn khó tận dụng cơ hội

Vì sao các nhà đầu tư đổ xô đi mua cổ phiếu ngân hàng?

Doanhnhanvietuc – Sau giai đoạn gặp khủng hoảng vì nợ xấu, nhiều tín hiệu tích cực đã trở lại với các ngân hàng, như tín dụng tăng trưởng, Quốc hội cũng đang xem xét thông qua nghị quyết xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh các ngân hàng cũng tăng cao. Thời gian gần đây, cổ phiếu ngân hàng trên sàn chứng khoán đồng loạt tăng giá mạnh Động lực này ảnh… Continue readingVì sao các nhà đầu tư đổ xô đi mua cổ phiếu ngân hàng?

Năm 2018, chi phí sản xuất ô tô ở Việt Nam có thể tăng thêm 20% so với Thái Lan, Indonesia?

Doanhnhanvietuc – “Vấn đề của ngành sản xuất ô tô Việt Nam hiện nay là quy mô thực sự nhỏ”, ông Sumito Ishii, trưởng nhóm Công tác Công nghiệp Ô tô – Xe máy của cho biết tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2017. Ông Sumito Ishii cho biết, quan điểm của các nhà sản xuất ô tô, các nhà cung cấp linh kiện là quy mô ngành công nghiệp ô tô… Continue readingNăm 2018, chi phí sản xuất ô tô ở Việt Nam có thể tăng thêm 20% so với Thái Lan, Indonesia?

Các nhà đầu tư đang mất kiên nhẫn với giá dầu

Doanhnhanvietuc – Giá dầu một lần nữa lại tuột mốc 50 USD/thùng, thổi bay gần như tất cả đà tăng trong suốt tháng 4, đưa giá xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 3. Các nhà đầu tư lớn cũng đang mất dần niềm tin vào sự trở lại của giá dầu. Dữ liệu cho thấy, các quỹ phòng hộ và những nhà quản lý tiền tệ khác đã ngừng đóng vai trò mua vào… Continue readingCác nhà đầu tư đang mất kiên nhẫn với giá dầu

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm