Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm: Tái định cư cho người dân là chưa đủ mà phải tính cả công ăn việc làm, chỗ học tập cho con cái người dân

Friday, 02/06/2017, 18:22 PM

Doanhnhanvietuc – Theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, việc đền bù, giải tỏa mặt bằng có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân nên phải quan sát chặt chẽ về phương án tổ chức bồi thường, tổ chức cuộc sống, không để phát sinh các khiếu nại phức tạp.

Chiều 1/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tại buổi thảo luận, Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, đoàn đại biểu TPHCM đã nêu nhiều ý kiến về tính hiệu quả của dự án và việc đền bù giải phóng mặt bằng.

Hiệu quả của sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đặt câu hỏi, trước khi xây sận bay Long Thành chúng ta đã phát huy hết năng lực của sân bay Tân Sơn Nhất chưa (về đất đai, công nhân, đầu tư đã hợp lý chưa). Nếu xây dựng sân bay Long Thành, phải chứng minh được tính khả thi của sân bay này trong vai trò trung chuyển như thế nào? Đại biểu cũng tỏ ra băn khoăn về phương án vốn cho sân bay này.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, nhiều ý kiến của người dân TP.HCM , trong đó tập trung ở Tân Bình, chưa đồng tình với việc sử dụng một số quỹ đất trong sân bay Tân Sơn Nhất để làm một số dự án về kinh tế như là sân golf, xây dựng nhà (trước đây là xây dựng nhà cao tầng, sau đó có ý kiến của cử tri thì đã điều chỉnh về tầng cao).

Sau khi trình bày các vấn đề, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm kết luận, việc xây dựng sân bay Long Thành vẫn là cần thiết. “Nói như vậy để thấy rằng việc thảo luận về sân bay cũng nhiều ý kiến, nhưng cuối cùng cần phải có ý kiến thống nhất là nên xây dựng sân bay Long Thành”, đại biểu nói.

Nếu đã đồng ý xây dựng sân bay Long Thành thì các đại biểu có đặt vấn đề làm nhanh, nhưng phải tính đến phương án phát huy năng lực của sân bay Tân Sơn Nhất trong giai đoạn chưa xây Long Thành. Bài toán cũng đặt ra là trong giai đoạn 1 xây Long Thành thì sử dụng sân bay Tân Sơn Nhất như thế nào để không lãng phí.

Vấn đề đền bù, tái định cư cho người dân

Về việc giải phóng mặt bằng, theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, ngay từ Quốc hội khóa XIII, đa số đại biểu đề nghị đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay quốc tế Long Thành và minh bạch trong đền bù, giải tỏa, tái định cư của người dân nên tách dự án thành phần, đảm bảo lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân.

Đại biểu đồng ý với báo cáo thẩm tra đặt vấn đề: Hạn chế lớn nhất khi thu hồi đất là tính pháp lý chưa chặt chẽ ngay từ đầu. Thứ hai, phương án đền bù tái định cư để bảo vệ quyền lợi của người dân, không khách quan. Điều này để xảy ra tình trạng giá ban đầu với giá chốt lại khi người dân đồng tình là rất khác nhau,

Chính vì vậy, điều này ảnh hưởng đến chính quyền, đoàn thể và gây mất lòng tin trong người dân, tạo tiền lệ không hay là người dân cứ khiếu nại về giá, khiếu nại về chính sách, và mong đợi các khiếu nại đó sẽ đem về kết quả là giá được nâng lên, có lợi cho người dân. “Rõ ràng, rất phổ biến là đa số kết quả khiếu nại được cải thiện, nên tạo tiền lệ không hay trong phương án giải phóng mặt bằng, đền bù”, đại biểu nói.

Đại biểu đặt câu hỏi làm sao để người dân ở nơi ở mới phải tốt hơn. Nhưng thực tế số bằng hoặc tốt hơn không nhiều, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện.

“Chúng ta đang thiên về hướng bồi thường, thu hồi đất, tái định cư để người dân có chỗ ở mới. Tuy nhiên, chỗ ở mới không thì chưa đủ, mà họ còn công ăn việc làm, còn phải lo chỗ học tập cho con cái, còn nhiều mối quan hệ khác”, đại biểu nói.

Đại biểu đề nghị đây là các vấn đề lớn, liên quan đến diện tích giải tỏa, thu hồi lớn thì phải quan sát chặt chẽ về phương án tổ chức bồi thường cho người dân, tổ chức cuộc sống cho người dân, không để phát sinh khiếu nại phức tạp.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Phải tạo được thị trường mua bán nợ với sự tham gia của các thành phần kinh tế và người dân

Doanhnhanvietuc – TCTD rất khó bán TSBĐ vì bán cho nước ngoài thì vướng trần “room” nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các TCTD và doanh nghiệp trong nước thì nguồn lực nhỏ lẻ không đủ sức mua. Vì thế, nếu bán từng nhóm nợ xấu có tài sản đảm bảo để lành mạnh thị trường là bước đi cấp thiết. Sáng nay, 7/6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự… Continue readingPhải tạo được thị trường mua bán nợ với sự tham gia của các thành phần kinh tế và người dân

Người dân có nên nhận nhà khi dự án chưa đủ điều kiện bàn giao?

Doanhnhanvietuc – Hiện nay, có rất nhiều chung cư mới xây dựng xong và tiến hành bàn giao nhà cho cư dân vào ở. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, nhiều dự án chung cư chưa đảm bảo về điều kiện sống. Buổi Tọa đàm trực tuyến “Bùng nổ tranh chấp, dân chung cư phải làm gì?” đã thu hút được rất đông đảo cộng đồng cư dân chung cư quan tâm đến những… Continue readingNgười dân có nên nhận nhà khi dự án chưa đủ điều kiện bàn giao?

Sau một tháng, trang web nhận kiến nghị, phản ánh của người dân chuyển trực tiếp đến Chính phủ hoạt động ra sao?

Doanhnhanvietuc – Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết chỉ sau 1 tháng mở kênh thông tin từ ngày 03/04 có tổng số 2.118 ý kiến phản ảnh người dân gửi tới cơ quan này. Trong phiên họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 04/2017, Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng có những nhận xét về hoạt động của kênh thông tin kết nối người dân, doanh… Continue readingSau một tháng, trang web nhận kiến nghị, phản ánh của người dân chuyển trực tiếp đến Chính phủ hoạt động ra sao?

Quảng Ngãi: Người dân “từ giã” tôm hùm vì thua lỗ nặng

Doanhnhanvietuc – Đầu năm 2015, người dân Lý Sơn ồ ạt thả nuôi 100.000 con tôm hùm trên 62 lồng bè. Sau 2 năm thả nuôi gặp nhiều rủi ro dẫn đến thua lỗ tiền tỷ, người nuôi tôm phải bỏ lồng bè tìm sinh kế mới. Theo thống kê của UBND huyện Lý Sơn, bắt đầu từ năm 2015 phong trào nuôi tôm hùm phát triển mạnh. Người dân Lý Sơn đã thả nuôi trên… Continue readingQuảng Ngãi: Người dân “từ giã” tôm hùm vì thua lỗ nặng

Trong hai cuộc kháng chiến, Chính phủ đã vay tiền người dân như thế nào?

Doanhnhanvietuc – Chính phủ đã nhiều lần phát hành công thải, công phiếu, công trái… nhằm huy động vốn từ trong dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Lịch sử vay tiền dân của Chính phủ bắt đầu từ tháng 7/1946 khi đợt phát hành công trái đầu tiên – với tên gọi là công thải, được tổ chức ở Nam Bộ. Giá trị của đợt phát hành này chỉ 5 triệu đồng… Continue readingTrong hai cuộc kháng chiến, Chính phủ đã vay tiền người dân như thế nào?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm