Chấm dứt 457, còn đường định cư nào cho người lao động?

Saturday, 03/06/2017, 19:39 PM

Doanhnhanvietuc – Sau khi visa 457 – loại visa bắc cầu để có thường trú – bị huỷ bỏ, còn những lựa chọn nào khác cho người lao động trong tiến trình tìm kiếm định cư tại Úc?

Tuy phải đến tháng 3/2018 visa 457 mới chính thức bị huỷ bỏ và sẽ được thay thế bằng visa TSS (Temporary Skill Shortage), nhưng một thay đổi có hiệu lực tức thì từ ngày 19/4/2017, đó là Danh sách tay nghề định cư sẽ được chia thành 2 loại gồm:

– Danh sách Tay nghề Chiến lược Trung và Dài hạn (Medium and Long-term Strategic Skills List – MLTSSL), áp dụng cho các loại visa 189, 489 (người thân bảo lãnh) và 485.

– Danh sách Tay nghề Ngắn hạn (Short-term Skilled Occupation List – STSOL), áp dụng cho các loại visa 186 (trực tiếp), 190, 489 (tiểu bang bảo lãnh) và 407.

Với những thay đổi đó, các du học sinh và người lao động ngoại quốc có thể cân nhắc một trong những loại visa sau đây để nộp đơn xin định cư tại Úc.

A/ Visa 485 (temporary graduate visa):

Visa này dành cho những sinh viên mới tốt nghiệp. Các sinh viên mới tốt nghiệp thường khó xin được việc làm vì không có kinh nghiệm, vì vậy khó có thể xin các visa thường trú ngay lập tức.

– Nếu ngành học nằm trong danh sách tay nghề, thời hạn visa là 18 tháng.

– Nếu ngành học không nằm trong danh sách tay nghề nhưng visa du học được cấp sau ngày 5/11/2011, thì thời hạn được cấp là 2 năm

– Sinh viên hoàn thành khoá học Tiến sĩ sẽ được ở lại 4 năm.

Ưu điểm:

– Thủ tục đơn giản.

– Được cấp bridging visa trong thời gian chờ đợi, nên tổng thời gian từ khi nộp đến lúc hết hạn visa thường dài hơn 2 năm. Trong thời gian này có thể xin việc làm tích luỹ kinh nghiệm hoặc học thêm tiếng Anh.

– Không giới hạn thời gian làm việc.

Một số điểm lưu ý:

– Cần có thẩm định tay nghề (skill assessment)

– Phải nộp hồ sơ trong vòng 6 tháng sau khi đã hoàn tất các môn thi.

– Toàn bộ thư thẩm định tay nghề, giấy chứng nhận của cảnh sát và thư hoàn tất khoá học phải được nộp cùng với đơn xin cấp visa, KHÔNG được bổ sung sau, nộp sau có khả năng bị từ chối hồ sơ.

B/Visa 489

Đây là loại visa tạm trú vùng tỉnh do tiểu bang bảo lãnh có thời hạn 4 năm, dành cho người lao động và cả các bạn sinh viên mới tốt nghiệp.

Lợi thế của loại visa này là người nộp đơn sẽ được cộng 10 điểm nếu được tiểu bang bảo lãnh.

Điều kiện:

– Tính theo thang điểm SkillSelect 60 điểm

– Phải được tiểu bang bảo lãnh.

– Phải có thẩm định tay nghề (skill assessment)

– IELTS 6.0 ( không môn nào dưới 6.0)

Sau khi ở tại vùng tỉnh 2 năm, đi làm toàn thời gian 1 năm (hoặc làm 2 công việc có tổng thời gian là toàn thời) thì có thể xin visa thường trú 887.

Việc duyệt cấp visa sẽ dựa trên thang điểm, điểm càng cao càng nhiều khả năng được cấp visa. Tuy nhiên những sinh viên học tại vùng này luôn được ưu tiên hơn nếu như các hồ sơ bằng điểm nhau.

C/Visa 189 – Visa thường trú tay nghề độc lập.

Loại visa này dành cho những người không có bất kỳ sự bảo lãnh nào của tiểu bang, chủ nhân hay gia đình.

Các điều kiện cơ bản bắt buộc:

– Tính theo thang điểm SkillSelect tối thiểu 60 điểm

– Ielts tối thiểu 6.0 (không môn nào <6.0)

– Phải có thẩm định tay nghề Skill assessment

Có thể cải thiện điểm bằng cách nào?

– Cải thiện điểm tiếng Anh: có thể thi IELTS, TOEFL, Cambridge… Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, thẩm định tay nghề của một số ngành chỉ chấp nhận IELTS (chẳng hạn ngành y tá).

– Có thể cân nhắc đi học ở những vùng như Adelaide để được 5 điểm

– Tích luỹ thêm kinh nghiệm làm việc, nếu có 1 năm kinh nghiệm tại Úc sẽ được thêm 5 điểm và 3 năm là 10 điểm. Lưu ý không cần công việc toàn thời, chỉ cần công việc tối thiểu 20 giờ/tuần.

– Học thêm chứng chỉ Professional year để được 5 điểm

Hiện tại, ngành Kế toán trước đây từng là ngành học để nhập cư, giờ đã quá dư thừa. Điểm yêu cầu tối thiểu cho ngành này hiện là 80 điểm nhưng cũng đã đóng hồ sơ. Vì vậy các bạn sinh viên nên cân nhắc để chuyển sang một ngành học khác.

D/Visa 190 – Visa thường trú tiểu bang bảo lãnh

Tương tự như visa 189, nhưng người nộp sẽ được thêm 5 điểm nếu được tiểu bang bảo lãnh.

Tình hình ở một số tiểu bang:

– Nam Úc & Tasmania: điều kiện để được tiểu bang bảo lãnh là người nộp đơn phải thoả mãn 1 trong 3 yêu cầu sau

  • Phải học một khoá học 1 năm ở Nam Úc/Tasmania.
  • Có việc làm toàn thời tại đây.
  • Hoặc mở một cơ sở kinh doanh tại đây.

Tây Úc: danh sách ngành nghề bị cắt giảm khá nhiều, còn lại đa số những ngành thuộc trong lĩnh vực y tế.

– Brisbane: hiện tại đã đóng hồ sơ 189 & 190, và phải chờ đến tháng 7/2017.

E/Visa 186

Visa thường trú do chủ nhân bảo lãnh theo 2 con đường: trực tiếp và chuyển tiếp từ visa 457 (từ nay cho đến tháng 3/2018)

– Đối với visa 186 chuyển tiếp:

  • Hiện thời gian xét những visa 186 chuyển tiếp từ visa 457 là tối thiểu 6 tháng.
  • Bộ Di trú hiện xét rất kỹ về điều khoản đào tạo của công ty. Theo đó công ty bảo lãnh phải thoả mãn điều kiện trả 1% cho nhân viên đi học và 2% đóng vào quỹ học bổng chính phủ
  • Người nộp visa phải chứng minh đi làm 2 năm liên tục trong thời gian giữ visa 457.
  • IELTS: 5.0

– Đối với visa 186 trực tiếp

  • Người lao động phải có thẩm định tay nghề
  • Người lao động phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc toàn thời trong ngành nghề này.

F/Visa 187

Loại visa thường trú này do chủ nhân một công ty đứng ra bảo lãnh người lao động được sống và làm việc tại vùng tỉnh.

Ưu điểm của loại visa này là người nộp đơn không cần có ngành học nằm trong danh sách tay nghề định cư.

Các điều kiện bắt buộc:

– Tiếng Anh IELTS tối thiểu 6.0

– Phải sống và làm việc ở vùng tỉnh nơi bảo lãnh.

– Được Bộ Công thương chứng nhận ngành làm việc đang bị thiếu ở vùng tỉnh đó. Nghĩa là: trước khi nộp visa 187, phải nộp hồ sơ vào Bộ Công thương, để chứng minh rằng không tìm được người, và chờ Bộ Công thương chấp thuận.

– Phải làm việc ở đó 2 năm, nếu nghỉ vì bất cứ lý do nào không thoả đáng rất có thể bị huỷ visa, trừ khi bị ngược đãi, phá sản, bị đuổi việc.

Tuy nhiên, visa 186 & 187 rất dễ có nguy cơ sẽ bị thay đổi vào năm sau vì có liên quan mật thiết đến visa 457.

G/Visa TSS

Visa TSS sẽ thay thế cho visa 457 kể từ tháng 3/2018

Nếu ngành của bạn nằm trong STSOL, thì visa TSS của bạn chỉ có thời hạn 2 năm, có thể gia hạn thêm 1 lần, nhưng không thể xin PR thông qua visa 186 hoặc 187.

Nếu ngành của bạn nằm trong MLTSSL, thì visa TSS của bạn sẽ có thời hạn 4 năm, được xin visa 186 hoặc 187 sau 3 năm có visa TSS (tức tăng thêm 1 năm so với 457).

Một số điều kiện cần lưu ý đối với TSS thời hạn 4 năm:

– Phải có 2 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành nghề sắp xin

– Mức lương tối thiểu: $53,900

– Nếu bị án tù trên 12 tháng sẽ bị từ chối visa

– Chủ nhân phải chứng minh không được kỳ thị nhân viên người Úc. Nghĩa là nếu trong công ty số lượng người lao động ngoại quốc hoặc du học sinh quá nhiều thì rất có khả năng bị bác hồ sơ.

Theo SBS

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Đầu tư ra nước ngoài để định cư: Xu hướng mới của giới nhà giàu Việt

Doanhnhanvietuc – Khi sở hữu trong tay một số tiền tiết kiệm đủ lớn, nhiều người Việt bắt đầu nghĩ đến việc đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm cơ hội định cư tại các quốc gia phát triển. Những năm gần đây, “đầu tư định cư” hay còn gọi là “định cư theo diện doanh nhân” bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Xu hướng này cho phép các nhà đầu tư Việt Nam… Continue readingĐầu tư ra nước ngoài để định cư: Xu hướng mới của giới nhà giàu Việt

Úc có những thay đổi đáng kể trong visa định cư tay nghề

(www.doanhnhanvietuc.com) – Một số khuyến nghị chính bao gồm giảm giới hạn độ tuổi, và cho điểm nhiều hơn nếu người phụ thuộc đi cùng có các kỹ năng và yêu cầu phù hợp với Úc.  Những thay đổi mà Ủy ban Năng suất đề xuất có thể thay đổi đáng kể cách nước Úc chọn lựa di dân, những người được đến Úc làm việc và sinh sống. Trong một phúc trình tốn hơn 18 tháng… Continue readingÚc có những thay đổi đáng kể trong visa định cư tay nghề

7 sai lầm thường mắc khi định cư Úc theo con đường đầu tư kinh doanh

Doanhnhanvietuc – Định cư Úc theo đường đầu tư kinh doanh (subclass 188 visa) đang là chủ đề nóng hổi tại Việt Nam. Giờ thì không phải chuyên gia di trú hay luật sư, bạn hẳn cũng đã biết đầu tư, mua lại doanh nghiệp tại Úc là một lựa chọn. Câu hỏi đặt ra là mua như thế nào để vừa đạt mục tiêu di trú, vừa kinh doanh có lời? Câu hỏi này… Continue reading7 sai lầm thường mắc khi định cư Úc theo con đường đầu tư kinh doanh

Chủ tịch FPT Software: “Tôi không cần bằng cấp”

Không nặng bằng cấp, thước đo cho người lao động ở kỷ nguyên số là sự đánh giá của doanh nghiệp, các diễn giả tham dự bàn tròn trực tuyến về vấn đề này đều chung nhận định như vậy. Nhân Hội nghị Quan chức cấp cao APEC lần thứ 2 (SOM 2) vừa diễn ra tại Hà Nội, báo VietNamNet phối hợp với báo Thế giới và Việt Nam thực hiện bàn tròn trực… Continue readingChủ tịch FPT Software: “Tôi không cần bằng cấp”

Định cư Úc theo diện doanh nhân

Chương trình định cư theo diện đầu tư/doanh nhân của Úc khuyến khích những doanh nhân thành đạt đến định cư và phát triển kinh doanh tại các vùng nông thôn hoặc các vùng kém phát triển của Úc. Những người nhập cư theo diện doanh nhân mang đến cho nước Úc kiến thức về thị trường quốc tế, nguồn vốn kinh doanh, sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ cũng như những… Continue readingĐịnh cư Úc theo diện doanh nhân

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm