Bộ Công Thương: Bỏ 675 điều kiện kinh doanh, một con số chưa từng có trong lịch sử

Friday, 22/09/2017, 13:07 PM

Con số này được Bộ Công Thương đưa ra sau hơn hai tuần các đơn vị tiến hành rà soát cắt giảm. 675 là con số được cho là lớn chưa từng có trong lịch sử ngành công thương được các đơn vị thuộc Bộ đề nghị cắt giảm, cao hơn dự kiến ban đầu 63 điều kiện và chiếm tới 55,5% tổng các điều kiện đầu tư kinh doanh.

Bộ Công Thương: Bỏ 675 điều kiện kinh doanh, một con số chưa từng có trong lịch sử

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký ban hành Quyết định số 3610a/QĐ-BCT ban hành phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2017 – 2018.

Theo quyết định này, 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh sẽ được cắt giảm. Số lượng điều kiện kinh doanh mà các đơn vị đề xuất cao hơn so với dự kiến ban đầu hơn 60 điều kiện và lên tới con số 675 thay vì 612 điều kiện, chiếm 55,5% tổng số các điều kiện thay cho con số 50,3% dự kiến ban đầu.

Như vậy, sau khi cắt giảm, số điều kiện còn lại chỉ còn 541 thay vì con số dự kiến ban đầu là 752 điều kiện. Đây được coi là đợt cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh chưa từng có trong lịch sử ngành công thương với số lượng điều kiện đầu tư kinh doanh bị cắt giảm lớn nhất từ trước đến nay.

Trước đó, vào tháng 10.2016, Bộ Công Thương cũng tiến hành một đợt cắt giảm mạnh mẽ các thủ tục hành chính gồm: bãi bỏ 15 thủ tục hành chính, đơn giản hóa 108 thủ tục hành chính trong tổng số 443 thủ tục, tương đương 27,8% tổng số thủ tục hành chính hiện có của Bộ Công Thương.

Với lần cắt giảm này, trong số 27 ngành nghề nằm trong diện rà soát thì có 10 ngành nghề không có đề xuất cắt giảm gồm: kinh doanh ngành nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; dịch vụ nổ mìn; xuất khẩu gạo (lĩnh vực này đã được đề xuất đơn giản hóa theo hướng bỏ yêu cầu về quy mô trong từng điều kiện và thay vào đó áp dụng quy chuẩn); tạm nhập tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt; tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa đã qua sử dụng; kinh doanh khoáng sản; hoạt động mua bán hàng hóa và mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI; hoạt động dầu khí; kiểm toán năng lượng, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sản xuất, gia công quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài.

17 ngành nghề kinh doanh còn lại được đề xuất cắt giảm gồm: xăng dầu; khí; tiền chất thuốc nổ; hóa chất; rượu; thuốc lá; thực phẩm; điện; tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh; nhượng quyền thương mại; logistic; tiền chất công nghiệp; sở giao dịch hàng hóa; giám định thương mại; đa cấp; thương mại điện tử; vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy).

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: “Việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh lần này sẽ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, được xem là công việc trọng tâm đi suốt quá trình cải cách hành chính, hoàn thiện bộ máy, thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và vì mục tiêu Chính phủ kiến tạo”.

Theo motthegioi

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

TPP-11 có tên mới – Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), vẫn chờ Mỹ quay lại đàm phán

Doanhnhanvietuc – Trưa 11/11, Việt Nam và Nhật Bản tổ chức cuộc họp báo chung về quá trình đàm phán TPP tại thành phố Đà Nẵng, Chủ trì họp báo là Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi. Mở đầu buổi họp báo, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết, bên lề tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng, các Bộ… Continue readingTPP-11 có tên mới – Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), vẫn chờ Mỹ quay lại đàm phán

Việt Nam và Israel ký kết Hiệp định Thương mại tự do

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Israel Nir Barkat ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Israel (VIFTA). Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Israel Nir Barkat ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Israel… Continue readingViệt Nam và Israel ký kết Hiệp định Thương mại tự do

Nhiều cơ hội đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

– Mặc dù nông sản việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng việc thiếu quy hoạch các vùng nguyên liệu có quy mô đủ lớn là một trong những nguyên nhân chính khiến việc đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam còn hạn chế. Hội thảo Xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm. Ảnh: VGP/Lê Anh Nhằm giới thiệu tiềm năng và triển… Continue readingNhiều cơ hội đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

Bộ Công Thương: Sẽ cắt giảm khoảng 600 điều kiện kinh doanh

Dự kiến, có khoảng 464-612 điều kiện kinh doanh sẽ bị cắt giảm trong thời gian tới, tương đương với khoảng 38,15-50,3% tổng số điều kiện kinh doanh. Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đưa ra tại cuộc họp chiều 15/9. Cụ thể, tổ công tác về cải cách hành chính của Bộ Công Thương cùng đại diện các vụ, cục đã trình Bộ trưởng Bộ Công Thương… Continue readingBộ Công Thương: Sẽ cắt giảm khoảng 600 điều kiện kinh doanh

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Có những người âm thầm kiếm cả tỷ đồng Việt Nam mỗi tháng nhưng Nhà nước không thu được một đồng nào

Trao đổi về vấn đề phát triển công nghiệp thông minh, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng người Việt Nam rất sáng tạo trong tận dụng các cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thậm chí có những người đã có thu nhập cả tỷ đồng mỗi tháng, hàng triệu USD mỗi năm. 3 lực lượng quan trọng trong Công nghiệp 4.0 Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, có… Continue readingThứ trưởng Bộ Công Thương: Có những người âm thầm kiếm cả tỷ đồng Việt Nam mỗi tháng nhưng Nhà nước không thu được một đồng nào

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm