Du học sinh Việt ở Úc: Làm liên tục 12 tiếng & phải ngủ trốn trong nhà vệ sinh

Thursday, 27/04/2017, 03:20 AM

Doanhnhanvietuc – Một du học sinh Việt tại Australia cho biết 12 tiếng làm việc cùng thời gian trên lớp khiến cô mệt mỏi. Do đó, nữ sinh thường xuyên phải ngủ trốn trong nhà vệ sinh để lấy sức.

Gần đây, nhiều du học sinh Việt tại Australia lên án chuyện họ bị chính đồng hương bóc lột sức lao động một cách tàn tệ. Số tiền họ nhận sau một tiếng lao động là 8-12 AUD, thấp hơn nhiều so với con số 17,7 AUD do chính phủ Australia quy định.

Thực tế đó diễn ra ở nhiều quốc gia và không chỉ giới hạn ở chủ người Việt. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ số giờ làm thêm quy định đối với sinh viên quốc tế và nhu cầu làm chui của du học sinh. Theo luật, nếu bị phát hiện, quốc gia sở tại sẽ đuổi học và buộc họ về nước.

Đỗ Hoàng Minh, du học sinh Việt tại Singapore, chia sẻ vớiZing.vn: “Trước đây, mình từng làm phục vụ tiệc ở các khách sạn với mức lương 9 SGD/giờ. Con số này chỉ bằng 1/2 mức mà họ trả cho người bản địa. Đôi lúc, họ trả thiếu tiền nhưng mình cũng không dám thắc mắc bởi đi làm chui, không có hợp đồng”.

Trong khi đó, Nguyễn Kim Long, du học sinh tại Nhật Bản, cho biết đa số sinh viên đi làm quá thời gian quy định. Họ lách luật bằng cách nhận tiền mặt và không ký hợp đồng. Điều này có nghĩa người lao động cũng trốn thuế.

Những câu chuyện không vui

Bỏ tấm bằng đại học trong nước, Nguyễn Tuyết quyết định sang Australia du học. Giống nhiều bạn khác, cô tìm việc làm thêm để trang trải cuộc sống.

Với suy nghĩ đồng hương có thể chiếu cố nhau nơi xứ người, Tuyết tới hỏi một loạt nhà hàng người Việt song đều bị từ chối với lý do không có kinh nghiệm. Cuối cùng, cô được nhận vào làm tại một quán phở với mức lương 10 AUD/giờ.

“Quán rất đông khách, người ở đó hướng dẫn khá tận tình. Mình làm thử hơn 5 tiếng không nghỉ và được trả công bằng một bát phở. Lúc đó, mình đang ở thế đường cùng nên nghĩ có một tia hy vọng xin được việc thôi cũng mừng lắm’”, nữ sinh chia sẻ.

Tuy nhiên, tính tình người chủ này không dễ chịu. Mỗi lần vắng khách, bà lại giận cá chém thớt, động tay chân và lườm nguýt nhân viên. Thậm chí, đến giờ ăn, mọi người cũng phải nhìn sắc mặt của chủ.

“Chủ quán rất hay kiếm chuyện để lên giọng với nhân viên và bắt bẻ. Một lần, bà kiểm tiền cuối ngày và thấy thiếu 40 AUD. Hôm đó, mình làm thu ngân. Bà buộc tội mình ăn cắp dù camera ghi rõ mình không lấy thứ gì. Cũng vừa lúc ấy, mình xin được việc khác nên nghỉ luôn”, Tuyết thông tin.

Cùng hoàn cảnh như Tuyết, sau quãng thời gian dài tìm việc, Nguyễn Trà Mi được nhận vào một quán ăn với mức lương 8 AUD/giờ. Tuy nhiên, mọi thứ không diễn ra như cô mong đợi.

12 tiếng làm việc ở quán cùng thời gian học trên lớp khiến nữ sinh mệt mỏi. Cô thường xuyên ngủ trốn vài phút trong nhà vệ sinh.

“Một lần, chủ quán bắt gặp, mắng rất nặng lời khiến mình cảm thấy bẽ bàng. Sau ngày hôm đó, mình không dám quay lại và bỏ cả tiền lương”, Mi kể.

Đã làm chui thì phải chấp nhận?

“Những người chủ hoàn toàn sai về luật pháp lẫn tình người. Số tiền họ trả quá thấp. Tuy nhiên, các bạn phải nhìn vào số đông sinh viên khi mới sang muốn có việc làm để trang trải cuộc sống là rất khó nếu không nói không thể.

Những nơi trả lương đúng quy định yêu cầu kỹ năng rất cao. Các bạn mới sang không có kinh nghiệm, tiếng Anh kém, bưng bát phở còn đổ thì khó xin việc. Nếu làm vài năm, thao tác đã linh hoạt, các bạn cứ bỏ chỗ ít tiền và kiếm chỗ khác. Chủ làm kinh doanh chứ không phải từ thiện, phải giữ lợi nhuận cao nhất”, Sa Lê, một du học sinh, nhận định.

Phóng viên đài SBS Vietnamese, mang theo camera bí mật, đến xin việc tại quán ăn người Việt tại Australia và phát hiện tình trạng trả lương như bóc lột tại đây.

Đồng quan điểm, bạn Anh Đỗ cho hay đi làm cho nhà hàng Việt là một lựa chọn thích hợp của bản thân lúc mới qua. Chủ cũng nói lương và mình chấp nhận, không ai ép.

Trong khi đó, Tuyết cho biết: “Nhiều du học sinh lên các diễn đàn tố cáo chủ quỵt tiền, xúc phạm và đòi quyền lợi song chính họ đang đi làm chui và phạm luật thì đòi đâu ra công bằng. Lao động hợp pháp mới được bảo vệ”.

Phóng viên đài SBS Vietnamese, mang theo camera bí mật, đến xin việc tại quán ăn người Việt tại Australia và phát hiện tình trạng trả lương như bóc lột tại đây.

Theo alouc

 

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Vì sao khi người thân sang Úc du lịch để thăm con thì nên mua bảo hiểm?

Dù Bộ Di trú không yêu cầu nhưng các phụ huynh khi sang Úc du lịch thăm con vẫn nên mua bảo hiểm. Vì sao? Nguyễn Đức Quyết – Giám đốc Điều hành Công ty Du học Rightway (Melbourne), đồng thời cũng là đại diện của các hãng bảo hiểm có cung cấp OSHC, chia sẻ các thông tin xoay quanh việc mua bảo hiểm cho những người phụ thuộc đi cùng hoặc người thân… Continue readingVì sao khi người thân sang Úc du lịch để thăm con thì nên mua bảo hiểm?

Úc: Điều tra cái chết của một người đàn ông bị vứt xác ven đường ở ngoại ô Melbourne

– Thi thể của người đàn ông 36 tuổi, tên là Patryk Bondar, cư ngụ ở vùng Caroline Springs, đã được một người qua đường phát hiện trên đường Caravel Lane vào khoảng gần 10pm ngày 4/6. Đoạn phim ghi lại cảnh nhóm năm người đàn ông đang ở gần một khu bảo tồn trên đường The Esplanade, đoạn từ đường Swan Street đến đường Garretty Road, trong khoảng thời gian trước khi phát hiện… Continue readingÚc: Điều tra cái chết của một người đàn ông bị vứt xác ven đường ở ngoại ô Melbourne

Tìm hiểu về LAVISA – Hội du học sinh Việt đình đám tại Đại học La Trobe, Australia

La Trobe University (LTU) là một trong những trường đại học nổi tiếng tại Australia về chất lượng giáo dục, theo The UK Times Higher Education Supplement Review 2005. Và đại diện cho hội du học Việt nam đang theo học tại đây đó chính là LAVISA, vậy LAVISA gồm những ai và hoạt động như thế nào? Với hơn 10 năm đồng hành và kinh nghiệm trong việc là cầu nối giữa các bạn… Continue readingTìm hiểu về LAVISA – Hội du học sinh Việt đình đám tại Đại học La Trobe, Australia

Úc: Đảng Lao động sẽ tăng gấp ba mức phí áp dụng cho công nhân nước ngoài thay vì bỏ visa 457

Lãnh đạo Đảng Lao động, ông Bill Shorten mới đây tuyên bố nếu lên nắm chính quyền, Đảng Lao động sẽ tăng gấp ba lần mức phí áp dụng đối với công nhân người nước ngoài làm việc tại Australia, xây dựng một chương trình visa mới cho các viện sĩ, thành lập quỹ đào tạo mới thay vì bãi bỏ chương trình visa 457. – Hơn thế, vị lãnh đạo chính quyền đối lập… Continue readingÚc: Đảng Lao động sẽ tăng gấp ba mức phí áp dụng cho công nhân nước ngoài thay vì bỏ visa 457

Úc phản hồi về lệnh cấm nhập khẩu tôm

Doanhnhanvietuc – Theo Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương, phía Úc vừa có phản hồi trước đề nghị của Bộ Công Thương liên quan đến việc ban hành lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín. Trước đó, ngày 09 tháng 02 năm 2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có công thư gửi Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Nông nghiệp và Tài nguyên… Continue readingÚc phản hồi về lệnh cấm nhập khẩu tôm

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm