Kết nối nhân tài người Việt ở nước ngoài

Saturday, 16/03/2024, 02:49 AM

Chia sẻ với TG&VN trước thềm Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng lần thứ hai được tổ chức tại Pháp, GS.TS. Nguyễn Đức Khương – Chủ tịch Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global), bày tỏ kỳ vọng sự kiện là nơi khơi nguồn cảm hứng để những người có tầm ảnh hưởng ở nhiều lĩnh vực khác nhau đề xuất các sáng kiến và hành động thiết thực giúp đất nước vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn.

Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng (Vietnam Global Leaders Forum – VGLF) được tổ chức rất thành công tại Pháp năm 2019. Với chủ đề “Nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam”, đâu là hiệu ứng tích cực của sự kiện cho đến nay, thưa ông?

VGLF lần thứ nhất là một trong những thách thức lớn nhất của AVSE Global thời điểm đó. Khi bắt đầu, điều duy nhất mà ai trong chúng tôi cũng tin tưởng mạnh mẽ là nhân tài Việt Nam có mặt ở khắp nơi và luôn có tình yêu lớn với đất nước.

Càng vào cuộc và gần đến ngày diễn ra sự kiện thì điều này càng trở nên đúng. Gần 300 người Việt là những doanh nhân, trí thức có tầm ảnh hưởng đến từ 25 nước đã tập hợp tại Paris để cùng thảo luận và kết nối nguồn lực, đánh thức tiềm năng đất nước, góp phần vào sự phát triển chung của Việt Nam.

Chủ đề “Nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam” của VGLF 2019 như là sợi chỉ kết nối mọi người. Có lẽ, ai cũng thấy tự hào là một người Việt Nam, mong muốn đưa tên tuổi, tinh thần và giá trị Việt vươn tầm ra biển lớn.

Sự ra đời của Mạng lưới người Việt có tầm ảnh hưởng (Vietnam Global Leaders Network – VGLN) là kết quả thứ nhất thấy được ngay tại sự kiện.

Tinh thần của Diễn đàn tiếp tục được nuôi dưỡng và lan tỏa vào rất nhiều chương trình dự án do AVSE Global phối hợp với các cá nhân, tổ chức thực hiện.

Nổi bật nhất là các dự án tham vấn và tư vấn chính sách cho một số tỉnh thành trong nước, ra mắt cuốn sách Thương hiệu Việt Nam – Thời khắc vàng của tác giả Trần Tuệ Tri (Giám đốc Thương hiệu và truyền thông AVSE Global), những kết nối phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo (V-Space)…

Trở lại sau năm năm, VGLF 2024 có những nội dung và diện mạo gì mới?

Trước hết, Diễn đàn đã xác định được sứ mệnh của mình, coi đây như kim chỉ nam để vững vàng đi những bước tiếp theo.

Đó là tập hợp, kết nối sức mạnh trí tuệ tập thể của những người Việt và gốc Việt ưu tú, có ảnh hưởng trong chuyên môn, giàu khát vọng đóng góp cho đất nước và khơi dậy tinh thần đoàn kết cùng đem đến lợi ích chung cho Việt Nam.

Chọn chủ đề “Việt Nam – Vươn mình trong biến động” (Vietnam Thriving in Change) cho VGLF 2024 lần này cũng rất gần với thực tiễn.

Trong gần 20 năm trở lại đây, thế giới trải qua nhiều biến động lớn, khủng hoảng có, chiến tranh có và đại dịch có. Chu kỳ lên xuống của nền kinh tế thế giới cũng ngày một ngắn lại.

Bên cạnh đó, còn có cạnh tranh địa chính trị, các thách thức thời đại như biến đổi khí hậu hay yêu cầu tăng trưởng xanh…

Tất cả các yếu tố này tạo nên một thế giới liên tục thay đổi, khó dự báo. Do vậy, suy nghĩ tìm một con đường để cùng nhau đi đến thịnh vượng, tăng trưởng toàn diện bảo đảm bền vững xã hội và môi trường rất có ý nghĩa.

Ngoài các phiên tổng thể về con đường thịnh vượng chung và lãnh đạo trong thế giới biến động, 100 khách mời tiêu biểu sẽ tham gia các đối thoại chuyên đề tập trung vào sức mạnh của văn hóa trong phát triển, câu chuyện nâng tầm vị thế công nghệ, năng lực phục hồi kinh tế và công bằng xã hội và bền vững.

Ban tổ chức muốn truyền tải thông điệp và kỳ vọng gì về Diễn đàn năm nay?

Những năm vừa qua, Việt Nam thường được quốc tế đưa ra như một ví dụ điển hình về năng lực “vươn mình trong biến động”.

Với chủ đề này, Ban tổ chức VGLF 2024 mong muốn truyền tải thông điệp về sự cầu thị, tinh thần linh hoạt, sáng tạo và năng lực thích ứng cao cũng như khát vọng của Việt Nam đi đến thịnh vượng cùng với bạn bè, đối tác năm châu.

Chúng tôi kỳ vọng, Diễn đàn là nơi khơi nguồn cảm hứng để những người có tầm ảnh hưởng nhiều lĩnh vực khác nhau đề xuất các sáng kiến và hành động thiết thực giúp đất nước vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn.

AVSE Global được thành lập từ năm 2011 với mục đích tập hợp những trí thức, chuyên gia cấp cao và nhà khoa học uy tín trên nhiều lĩnh vực ở phạm vi toàn cầu. Xin ông cho biết thành tựu nổi bật của tổ chức sau 13 năm hoạt động?

AVSE Global có một mạng lưới chuyên gia và nhà khoa học đông đảo, đang sinh sống và làm việc ở hơn 20 quốc gia khác nhau. 11 mạng lưới chuyên môn là những nguồn lực quý báu cho năm mảng hoạt động lớn gồm: Tham vấn – tư vấn chính sách, Tri thức và dự án, Hội thảo và diễn đàn chính sách, Nghiên cứu và phát triển và Đào tạo cao cấp.

Trên mảng tham vấn – tư vấn chính sách, chúng tôi đã có vinh dự được đồng hành cùng nhiều địa phương trong nước trong các dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội như Yên Bái, Quảng Trị, Bạc Liêu, và TP. Hồ Chí Minh.

Hiện AVSE Global có chuỗi 16 hội thảo và diễn đàn chính sách, quy tụ hơn 2.000 chuyên gia trong nước và quốc tế hàng năm, trên những chủ đề sống còn của tương lai như năng lượng tái tạo, chuyển đổi khí hậu, quản trị chuỗi cung ứng, tài chính – ngân hàng…

Thành công lớn nhất là chúng tôi cùng nhau trải nghiệm những chuyến công tác thực tế tại các địa phương và tạo dựng được văn hóa trí tuệ tập thể để đưa những kiến thức khoa học công nghệ vào thực tiễn chính sách và các bài toán phát triển.

Nghị quyết 45-NQ/TW cùng với Đề án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” được Chính phủ phê duyệt trong năm 2023 đều chú trọng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam cả trong và ngoài nước với những cơ chế, chính sách đột phá thu hút, trọng dụng nhân tài. Ông suy nghĩ gì về vấn đề này?

Theo tôi, đây là những bước tiến quan trọng, thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc phát triển đội ngũ trí thức, chuyên gia và nhà khoa học.

Ý nghĩa lớn nhất ở đây là trọng dụng nhân tài và tạo điều kiện cho họ đóng góp hiệu quả hơn cho sự phát triển của đất nước.

Việc kết nối nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài giúp tạo ra một mạng lưới trí thức Việt rộng khắp, làm cầu nối cho các hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và thế giới.

Ở giai đoạn phát triển sắp tới trong tầm nhìn Việt Nam 2045, Việt Nam phải thu hút được nhiều nguồn lực từ bên ngoài và là điểm đến của tài năng thì khả năng bứt phá mới cao được.

Cùng với VGLF 2024, AVSE Global có những hướng đi mới nào để phát huy hơn nữa chủ trương và chính sách của Nhà nước đối với nguồn lực kiều bào?

Có rất nhiều chủ đề mà chúng tôi đang nung nấu như công nghệ ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, thị trường phát thải carbon, hay những tác động đến chính sách vĩ mô của mục tiêu phát thải ròng bằng 0…

Tuy nhiên, “một cây làm chẳng nên non”, chúng tôi chờ đợi ngày gặp gỡ các đại biểu của VGLF 2024 để cùng chia sẻ tầm nhìn và kế hoạch hành động chung.

Nguồn: Báo Quốc Tế

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Vải thiều Thanh Hà bán gần 600.000 đồng/kg ở siêu thị Úc

Khoảng 1 tấn vải thiều Thanh Hà đầu vụ 2024 đã được một doanh nghiệp xuất khẩu sang Úc. Giá niêm yết tại siêu thị quốc gia này là 34,99 AUD/kg, tương đương gần 600.000đồng/kg. Ngày 21/5, đại diện lãnh đạo UBND huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương cho biết, những thùng vải thiều chín sớm đầu tiên của địa phương đã xuất khẩu sang Úc và được bày bán trên kệ siêu thị Market… Continue readingVải thiều Thanh Hà bán gần 600.000 đồng/kg ở siêu thị Úc

Australia thúc đẩy chương trình thị thực thu hút nhân tài đặc biệt

Australia mới đây công bố sẽ giới thiệu một loại thị thực mới nhằm thu hút những người nhập cư đặc biệt tài năng, thay thế cho chương trình thị thực kinh doanh được cho là mang lại ít lợi ích kinh tế. Theo đó, Australia đã ngừng chương trình thị thực kinh doanh, bao gồm “thị thực vàng”, như một phần của cải cách chính sách di cư mới nhất của nước này. Thay… Continue readingAustralia thúc đẩy chương trình thị thực thu hút nhân tài đặc biệt

TPHCM và bang Victoria, Australia tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Ngày 16-5, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Australia, đoàn đại biểu TPHCM do đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM làm trưởng đoàn đã làm việc với Viện Phát triển bền vững Đại học Monash và Trung tâm Climate works tại TP Melbourne về tăng trưởng xanh. Nâng cao năng lực chuyển đổi xanh Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND… Continue readingTPHCM và bang Victoria, Australia tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cảnh báo , người lao động trong nước không đăng ký, nộp tiền cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào để đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia theo chương trình PALM. Ngày 16/5, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có công văn gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cảnh báo về việc xuất hiện một số cá nhân, tổ… Continue readingTránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia

Kinh tế tuần hoàn: Con đường ‘gồ ghề’ của doanh nghiệp

Với tình trạng biến đổi khí hậu, rác thải gây ô nhiễm và tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, doanh nghiệp buộc phải thay đổi, hướng đến kinh tế tuần hoàn. Nhưng sự chuyển đổi nào đến dễ dàng. Dù nằm ở số ít và gặp nhiều rào cản, các doanh nghiệp vẫn tiến về phía trước, không có vẻ gì là bỏ cuộc. Trong suốt những thập kỷ “vàng son” của nền kinh tế… Continue readingKinh tế tuần hoàn: Con đường ‘gồ ghề’ của doanh nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm