Ngành điều lại “khổ” với thị trường Trung Quốc

Friday, 13/07/2018, 13:34 PM

Xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc khó khăn hơn dù về chính thức thì nước này vừa giảm thuế nhập khẩu điều từ Việt Nam xuống còn 0%.

Ngành điều lại "khổ" với thị trường Trung Quốc

Theo ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc đang đối mặt nhiều khó khăn khi nước này thực hiện chính sách tăng chất lượng nông sản nhập khẩu và chính quy hóa các thủ tục nhập khẩu.

“Thứ nhất, về thuế nhập khẩu, theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, phần lớn nông sản (trong đó có hạt điều) xuất khẩu sang Trung Quốc được hưởng thuế ưu đãi 0%. Nhưng thực tế là hạt điều Việt Nam không được hưởng lợi khi nước này tăng thuế GTGT đánh vào các nhà nhập khẩu lên 17% nên thực chất là thuế tăng chứ không giảm. Do đó, nhà nhập khẩu điều Trung Quốc buộc phải tính toán lại giá mua điều từ Việt Nam để cân đối lợi nhuận.

Thứ hai, trước đây Việt Nam xuất khẩu được nhiều điều phẩm cấp thấp sang Trung Quốc và xem đây là một lợi thế do bán được nhiều chủng loại nhưng vài tháng gần đây Trung Quốc từ chối nhập khẩu dòng hàng này. Như vậy, dòng sản phẩm phẩm cấp thấp mất thị trường quan trọng.

Thứ ba, Trung Quốc vừa đưa ra lộ trình về việc kiểm soát nguồn gốc tất cả nông sản nhập khẩu từ Việt Nam. Với ngành điều, nếu sử dụng nguyên liệu từ châu Phi (đang chiếm tỉ lệ cao) sẽ không còn hưởng ưu đãi bởi quy định 70% hàm lượng giá trị gia tăng phải được thực hiện tại Việt Nam. Đây là 3 đòn chí mạng mà ngành điều đang gặp phải tại thị trường Trung Quốc” – ông Thanh nhận định.

 Ngành điều lại khổ với thị trường Trung Quốc - Ảnh 1.

Muốn hưởng ưu đãi từ thị trường Trung Quốc doanh nghiệp chế biến phải sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam là chủ yếu

Ngoài ra, theo ông Thanh, trước đây thủ tục thanh toán khi mua bán với đối tác Trung Quốc rất đơn giản nhưng nay thì hồ sơ đề nghị thanh toán ngày càng dày hơn với rất nhiều loại giấy tờ, ngược lại với Việt Nam đang trong xu hướng đơn giản hóa thủ tục. Chính vì vậy, thị phần xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc các tháng đầu năm đã giảm xuống còn 10% so với mức 12-13% bình quân những năm trước.

Không chỉ riêng ngành điều, các ngành nông sản chủ lực khác của Việt Nam xuất hàng sang Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng khi nước này siết kiểm soát tiểu ngạch để chuyển dịch sang xuất nhập khẩu chính ngạch.

Trung Quốc siết xuất xứ nhiều mặt hàng

Việc quản lý chặt xuất xứ, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, tăng chất lượng là yêu cầu chính đáng của nước nhập khẩu nhưng thực tế là nhiều ngành hàng nông nghiệp của Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng các quy định về xuất nhập khẩu chính quy. Ví dụ như mặt hàng gạo, trước đây việc nhập khẩu khá tự do cả đường chính ngạch lẫn tiểu ngạch. Nhưng từ cuối năm 2016 đến nay, chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp gạo Việt Nam được Trung Quốc kiểm tra, cấp phép mới được xuất khẩu sang nước này.

Hay như mặt hàng thịt heo, Việt Nam đã từng xuất khẩu được rất nhiều heo hơi tiểu ngạch sang Trung Quốc nhưng vẫn chưa đàm phán xong để mở cửa thị trường chính ngạch.

Theo NLD

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Tự chủ giống bò sữa, TH góp vai trò lớn giải bài toán khó của nông nghiệp Việt

‘Việc làm chủ được công nghệ phôi IVF sẽ giúp Tập đoàn TH và ngành chăn nuôi bò sữa trong nước hiện thực hóa giấc mơ tự chủ hoàn toàn về giống bò’, TS Hoàng Kim Giao nói. TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đánh giá, với việc làm chủ… Continue readingTự chủ giống bò sữa, TH góp vai trò lớn giải bài toán khó của nông nghiệp Việt

Trung Quốc không còn là ‘phao cứu sinh’ cho ngành sản xuất rượu vang toàn cầu

Ngành công nghiệp rượu vang của Australia vui mừng đón tin Trung Quốc sẽ gỡ bỏ thuế chống bán phá giá, mở cửa trở lại thị trường cho hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, tình hình kinh tế khó khăn năm 2024 khó có thể mang lại mức tăng trưởng mạnh mà các nhà sản xuất rượu mong đợi. Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp… Continue readingTrung Quốc không còn là ‘phao cứu sinh’ cho ngành sản xuất rượu vang toàn cầu

Doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc dồn dập đến Việt Nam để trú ẩn

Đầu tư Trung Quốc tiếp tục ồ ạt vào Việt Nam sau khi nguồn vốn đầu tư từ nước này tăng gần 70% vào năm ngoái. Đáng chú ý, dòng đầu tư này đang có sự gia tăng mạnh mẽ vào công nghiệp hỗ trợ để cung cấp cho các tập đoàn sản xuất thế giới tại Việt Nam. Bên cạnh nhưng con số tích cực về thu hút đầu tư thì làn sóng dịch… Continue readingDoanh nghiệp sản xuất Trung Quốc dồn dập đến Việt Nam để trú ẩn

Mở cơ hội đưa trái xoài chinh phục thị trường thế giới

Sau hơn 10 năm nỗ lực đàm phán, hàng chục tấn xoài hạt lép, xoài keo, xoài tượng da xanh An Giang đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường các nước Australia, Mỹ, Hàn Quốc. Từ đây, mở ra cơ hội đưa trái xoài An Giang chinh phục các thị trường khó tính. Là tỉnh nông nghiệp nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, được thiên nhiên ưu đãi với hơn 70% diện tích… Continue readingMở cơ hội đưa trái xoài chinh phục thị trường thế giới

BAOOV phát huy vai trò tiên phong thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực chip bán dẫn và đào tạo nguồn nhân lực

Vừa qua, tại thành phố Đào Viên, Đài Loan (Trung Quốc), Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV), Hiệp hội Giao lưu thân hữu Nhật – Việt (JVFA) và Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam – Đài Loan (Trung Quốc) (VTBA) ký kết văn bản thỏa thuận toàn diện thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực chip bán dẫn, đào tạo nguồn nhân lực và thúc đẩy giao lưu thương mại –… Continue readingBAOOV phát huy vai trò tiên phong thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực chip bán dẫn và đào tạo nguồn nhân lực

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm