TP HCM kiến nghị được tự chủ tài chính

Sunday, 20/08/2017, 12:03 PM

Đảng bộ TP HCM cho rằng, tỷ lệ phân bổ ngân sách thấp, không đủ cho tái sản xuất mở rộng và phát triển hạ tầng.

TP HCM kiến nghị được tự chủ tài chính

Tại kỳ họp thứ 11, Ban chấp hành Đảng bộ TP HCM khóa X đang diễn ra, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đã trình bày đề xuất cơ chế chính sách đặc thù để thành phố phát triển nhanh, bền vững hơn, vì cả nước theo Nghị quyết số 16 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố đến năm 2020.

Có 4 kiến nghị được đưa ra để các đại biểu góp ý. Trong đó, thành phố sẽ xem xét để kiến nghị Trung ương cho thành phố được tự chủ tài chính, tăng tỷ lệ ngân sách phân bổ cho thành phố.

 TP HCM kiến nghị được tự chủ tài chính - Ảnh 1.

Hiện nay TP HCM đang đóng góp 27% ngân sách cả nước.(Ảnh minh họa: KT)

Theo đó TP HCM hiện đứng trước những thách thức kinh tế – xã hội rất lớn nên cần cơ chế đặc thù. Thách thức lớn nhất là về tổng kinh phí được trung ương phân bổ lại để thành phố chi cho phát triển thấp, bất hợp lý. Từ năm 2003, thành phố cứ thu ngân sách 100 đồng thì được giữ lại 33 đồng, sau đó giảm xuống còn 29 đồng, 26 đồng, 23 đồng và giờ là 18 đồng.

Tỷ lệ để lại ít không đủ cho tái sản xuất mở rộng, phát triển đường, làm trường học, bệnh viện. Tốc độ xây dựng hạ tầng giao thông chậm, xây dựng công trình chống ngập chưa đáp ứng yêu cầu cũng chủ yếu do thiếu vốn, do được phân bổ ngân sách thấp.

Trong khi đó, thu ngân sách của thành phố ngày càng tăng và tỷ lệ đóng góp vào ngân sách cả nước cũng đang tăng dần. Hiện nay, thành phố đang đóng góp 27% trong ngân sách cả nước, dân số thành phố chiếm 9,1% dân số cả nước nhưng tỷ lệ được phân bổ lại tư các nguồn để chi chỉ ở mức 4,8%.

Chính vì vậy, thành phố kiến nghị được Trung ương cho phép tự chủ tài chính với điều kiện cụ thể là: Thành phố đóng góp ngân sách gấp 3 lần tỷ lệ dân số (27% tổng ngân sách cả nước) và được thụ hưởng ngân sách bằng 1 lần tỷ lệ dân số (tức là 9,1%); những dự án hạ tầng do trung ương đầu tư trên địa bàn thành phố nếu chưa có tiền thì cho phép thành phố đi huy động và sau đó được trung ương cấp sau; thành phố được thu một số loại phí hợp với đô thị, theo Luật Ngân sách cho phép.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, hiện nay Quốc hội đã quyết định cứ thu 100 đồng thuộc nguồn thu phân chia thì nộp về Trung ương 82 đồng, giữ lại 18 đồng, điều đó không thay đổi, thành phố làm đúng tỷ lệ đó.

“Nhưng nếu mức để lại như vậy mà chi bình quân không đạt 9% ngân sách như là dân số, thành phố đề nghị được bổ sung bằng phần đã chuyển về hết Trung ương như thu xuất nhập khẩu, phạt hành chính của hải quan thì trích lại. Điều đó nghị quyết 16 của Bộ Chính trị cũng đã nêu”, ông Nguyễn Thiện Nhân đề xuất./.

Theo VOV

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Từ chuyện Quảng Nam hụt thu ngân sách 3.000 tỷ đến những “ông lớn” tư nhân tác động đến nền kinh tế Việt Nam ra sao?

Doanhnhanvietuc – Ô tô Trường Hải sụt giảm lượng bán, ngân sách tỉnh Quảng Nam 6 tháng đầu năm hụt 3.000 tỷ đồng và dù làm nhiều cách thì tỉnh cũng không thể bù đắp được khoản hụt đó. Nhưng cũng từ câu chuyện đó, nhiều người có thể nhìn rõ hơn vai trò của những tập đoàn tư nhân lớn như Trường Hải, Vingroup, Masan… với nền kinh tế Việt Nam. Khi ông lớn hắt… Continue readingTừ chuyện Quảng Nam hụt thu ngân sách 3.000 tỷ đến những “ông lớn” tư nhân tác động đến nền kinh tế Việt Nam ra sao?

Bội chi ngân sách 61,8 nghìn tỷ đồng trong 7 tháng

Tính từ đầu năm đến ngày 15/7/2017, ngân sách nhà nước bội chi 61,8 nghìn tỷ đồng. Tổng cục Thống kê cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/7/2017 ước tính đạt 584,6 nghìn tỷ đồng, bằng 48,2% dự toán năm. Trong đó thu nội địa 462,6 nghìn tỷ đồng, bằng 46,7%; thu từ dầu thô 24,6 nghìn tỷ đồng, bằng 64,1%; thu cân đối ngân sách từ… Continue readingBội chi ngân sách 61,8 nghìn tỷ đồng trong 7 tháng

Cận cảnh đại công trường khu Đông Sài Gòn, cung cấp cho thị trường hơn 20.000 căn hộ trong năm 2017

Đi cùng sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng trong thời gian gần đây, thị trường bất động sản tại khu đông TP.HCM đang ngày càng sôi động. Trong đó, sự xuất hiện của một số dự án biệt thự, nhà phố do những chủ đầu tư “có tầm” phát triển được kỳ vọng sẽ góp phần hình thành nên một khu đô thị hiện đại. Thống kê của Cushman & Wakefield Việt Nam… Continue readingCận cảnh đại công trường khu Đông Sài Gòn, cung cấp cho thị trường hơn 20.000 căn hộ trong năm 2017

Cơ chế ngân sách mới cho Thủ đô: Sẽ cho phép Hà Nội vay thêm để đầu tư cơ sở hạ tầng ?

Để chuẩn bị cho phiên họp thứ 5 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa giao Bộ trưởng Bộ Tài chính chuẩn bị tờ trình của Chính phủ về việc ban hành Nghị định quy định về một số cơ chế tài chính, ngân sách đặc thù cho thủ đô Hà Nội.   Mới đây, để chuẩn bị cho Phiên họp thứ 5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội… Continue readingCơ chế ngân sách mới cho Thủ đô: Sẽ cho phép Hà Nội vay thêm để đầu tư cơ sở hạ tầng ?

Đà Nẵng: Nguồn thu từ BĐS đóng góp lớn vào tổng thu ngân sách cho toàn thành phố

Doanhnhanvietuc – Theo báo cáo từ Cục Thuế Đà Nẵng, tổng thu ngân sách toàn thành phố trong cân đối (trừ tiền sử dụng đất) tính đến ngày 31/5 gần 7.000 tỷ đồng, đạt 43,8% dự toán địa phương và 43,9% dự toán Trung ương. Trong đó, nguồn thu từ hoạt động giao dịch BĐS tăng khá. Tính riêng số thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng BĐS đạt hơn 216 tỷ đồng, thu… Continue readingĐà Nẵng: Nguồn thu từ BĐS đóng góp lớn vào tổng thu ngân sách cho toàn thành phố

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm