Tiêu chuẩn lãnh đạo ngân hàng Việt Nam vừa siết lại chỉ qua một chữ!

Monday, 27/11/2017, 01:16 AM

Doanhnhanvietuc – Chỉ thay một chữ nhỏ trong bộ luật vừa thông qua, nhưng đã tạo điều kiện siết chặt an toàn cho cả hệ thống…

Tiêu chuẩn lãnh đạo ngân hàng Việt Nam vừa siết lại chỉ qua một chữ!

“Hoặc”, có nghĩa ứng viên đảm bảo được một trong những điều kiện song song. “Và”, quy định đã trở nên chặt chẽ hơn khi ứng viên phải đảm bảo đồng thời các điều kiện đó.”Hoặc”, có nghĩa ứng viên đảm bảo được một trong những điều kiện song song. “Và”, quy định đã trở nên chặt chẽ hơn khi ứng viên phải đảm bảo đồng thời các điều kiện đó.

Ngày 20/11, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Có một chữ đã thay đổi trong quy định, điều kiện để trở thành lãnh đạo ngân hàng thương mại.

Cụ thể, chữ “hoặc” được thay bằng chữ “và”, trong điều kiện, tiêu chuẩn để được làm thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc ngân hàng thương mại.

“Hoặc”, có nghĩa ứng viên đảm bảo được một trong những điều kiện song song.

“Và”, quy định đã trở nên chặt chẽ hơn khi ứng viên phải đảm bảo đồng thời các điều kiện đó.

Trước đó, theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010, thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện như: là cá nhân sở hữu hoặc người được ủy quyền đại diện sở hữu ít nhất 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp là thành viên hội đồng thành viên, thành viên độc lập của hội đồng quản trị hoặc có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc có ít nhất 3 năm là người quản lý của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp hoạt động trong ngành bảo hiểm, chứng khoán, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 5 năm làm việc trực tiếp tại các bộ phận nghiệp vụ trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kiểm toán hoặc kế toán.

Như trên, chữ “hoặc” xen giữa các điều kiện và tiêu chuẩn, mở ra nhiều cơ hội.

Hay nói cách khác, người có tiền, sở hữu lượng lớn cổ phần, hoặc được ủy quyền sở hữu cổ đông lớn… đều có thể trở thành lãnh đạo cao cấp ngân hàng thương mại.

Nhưng nay, với bộ luật sửa đổi, bổ sung Quốc hội vừa thông qua, các điều kiện, tiêu chuẩn nói trên đã thay đổi hoàn toàn.

Cụ thể, chữ “và” với nghĩa là bao gồm đã được nối thêm bằng điều khoản bổ sung mới, quy định rõ phải có số năm kinh nghiệm trong quản lý điều hành.

Với bổ sung trên, từ đầu năm 2018 trở đi (luật bắt đầu có hiệu lực), những người có tiền, sở hữu hoặc thâu tóm lượng lớn cổ phần không có nghĩa là dễ dàng ngồi vào cơ cấu hội đồng quản trị ngân hàng thương mại.

Tương tự, ở điều kiện và tiêu chuẩn trở thành tổng giám đốc ngân hàng thương mại, chữ “và” thay cho chữ “hoặc” đã trở nên khắt khe và chặt chẽ hơn trước.

Trước đây và hiện nay, một trong những điều kiện và tiêu chuẩn quy định, người có kinh nghiệm 5 năm làm tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) một doanh nghiệp ngoài ngành có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định của ngân hàng đó, hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán hoặc kiểm toán, đều có thể trở thành tổng giám đốc ngân hàng.

Với luật mới thông qua, chữ “và” thay cho chữ “hoặc” nói trên đã bao gồm yêu cầu những trường hợp đó phải có chuyên môn, số năm kinh nghiệm trực tiếp làm chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.

Như vậy, quy định mới đã bao gồm yêu cầu tiêu chuẩn lãnh đạo ngân hàng thương mại phải có chuyên môn, chuyên ngành trực tiếp hoặc liên quan, cùng số năm kinh nghiệm. Theo đó, những ứng viên “ngoại đạo” bị loại trừ.

Nói cách khác, với quy định mới, không hẳn cứ có tiền rót vào hoặc thâu tóm là có thể trở thành lãnh đạo ngân hàng thương mại.

Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có trường hợp “ngoại đạo”, qua thâu tóm, rót vốn đầu tư để trở thành lãnh đạo cao cấp, qua đó thao túng, rút ruột ngân hàng, gây rủi ro đến cả hệ thống, mà đến nay, hệ quả còn xử lý chưa xong.

Theo Vneconomy

Tiêu chuẩn lãnh đạo ngân hàng Việt Nam vừa siết lại chỉ qua một chữ!
Vui lòng đánh giá bài viết

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Ngành nào tại Việt Nam có tỷ lệ nghỉ việc cao nhất?

Doanhnhanvietuc – Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây, bán lẻ là ngành có tỷ lệ nghỉ việc nhiều nhất. Theo khảo sát mới nhất của Mercer – Talentnet về tỷ lệ nghỉ việc tại Việt Nam, 3 ngành nghề có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao nhất là bán lẻ (32.2%), bất động sản (18.8%), hàng tiêu dùng (17.3%); các ngành có tỷ lệ nghỉ việc thấp lần lượt là thương mại… Continue readingNgành nào tại Việt Nam có tỷ lệ nghỉ việc cao nhất?

Thời khắc Brexit tới gần, nhiều ngân hàng gấp rút rời khỏi Anh

Dự kiến sẽ có khoảng 20,000 nhân viên đến từ các ngành tài chính, ngân hàng có trụ sở tại Anh chuyển sang làm việc tại Paris sau Brexit. Theo đó, Paris đang bàn bạc kế hoạch thu hút một khối lượng lớn nhân viên thuộc ngành ngân hàng đến từ London nhằm cạnh tranh với các đối thủ đến từ các thành phố lớn như Frankfurt (Đức). Dẫn lời ông Benoit de Juvigny –… Continue readingThời khắc Brexit tới gần, nhiều ngân hàng gấp rút rời khỏi Anh

Ông chủ 8X sở hữu công ty 2.000 tỷ, làm siêu dự án 10.000 tỷ trên đất vàng Nha Trang là ai?

Thị trường BĐS Nha Trang được xem là rất sôi động ở phân khúc condotel, thế nhưng một siêu dự án đô thị đang được xây mới trên khu đất vàng (sân bay cũ) với tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ lại đang khiến giới địa ốc nơi đây xôn xao. Siêu dự án đô thị 10.000 tỷ trên đất vàng Nha Trang Đây là siêu dự án đô thị lớn nhất từ trước… Continue readingÔng chủ 8X sở hữu công ty 2.000 tỷ, làm siêu dự án 10.000 tỷ trên đất vàng Nha Trang là ai?

BIDV bán 49% vốn công ty con BLC cho đối tác Nhật

NHNN đã chấp thuận BIDV chuyển từ sở hữu 100% vốn Công ty Cho thuê tài chính TNHH MTV BIDV thành công ty liên doanh với 49% vốn của Ngân hàng Tín thác Sumitomo Mitsui (Nhật Bản). Ngày 21/02/2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Công văn số 946/NHNN-TTGSNH về việc chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý của Công ty Cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP… Continue readingBIDV bán 49% vốn công ty con BLC cho đối tác Nhật

Xử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém còn nhiều vướng mắc, cụ thể thế nào?

Doanhnhanvietuc – Theo NHNN, có 3 nguyên nhân chính gây khó khăn về xử lý nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém… Ngày 11/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật, bàn về dự án Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu và phương án đề nghị sửa… Continue readingXử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém còn nhiều vướng mắc, cụ thể thế nào?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm