Người Việt lạc quan về tình hình tài chính nhất Đông Nam Á

Friday, 15/09/2017, 21:05 PM

“Có đến 82% người Việt Nam trong một cuộc khảo sát của Nielsen cho rằng tình trạng tài chính của họ khả quan hơn. Đây cũng là tỷ lệ cao nhất tại Đông Nam Á”, ông Sabbir Ahmed, Giám đốc toàn quốc Khối dịch vụ tài chính cá nhân và quản lý tài sản, HSBC Việt Nam cho biết.

Ngân hàng HSBC vừa đưa ra kết quả khảo sát tìm hiểu mức độ an toàn tài chính tại 13 quốc gia cũng như tầm quan trọng của việc lập kế hoạch, chuẩn bị để đảm bảo một tương lai tốt đẹp.

Ông Bryce Johns, giám đốc Bộ phận bảo hiểm tập đoàn HSBC nhấn mạnh mỗi người nên có một kế hoạch tài chính để có được sự cân bằng các ưu tiên và đạt được những kỳ vọng trong cuộc sống. Ông Bryce cũng lưu ý việc cần có một tư vấn chuyên nghiệp.

Đối với bối cảnh của Việt Nam, đại diện HSBC tại đây, ông Sabbir Ahmed, giám đốc toàn quốc Khối dịch vụ tài chính cá nhân và quản lý tài sản cho biết người Việt đang sống trong một giai đoạn phát triển sôi động.

Theo đó, thu nhập các hộ gia đình ngày càng tăng và tâm lý người tiêu dùng trở nên lạc quan hơn.

Có đến 82% những người Việt trong một cuộc khảo sát người tiêu dùng của Nielsen cho rằng tình trạng tài chính của họ khả quan hơn. Đây cũng là tỷ lệ cao nhất tại Đông Nam Á”, ông Sabbir nói.

Dù vậy, đại diện HSBC cũng lưu ý người Việt không nên xem nhẹ tầm quan trọng của kiến thức về tài chính. Ông nhấn mạnh: “Một cá nhân cần phải hiểu rõ tình hình tài chính của mình và quản lý đồng tiền một cách thông minh nhằm đảm bảo lợi ích lâu dài cho chính bản thân và gia đình của họ. Thu nhập càng tăng, bạn càng cần phải hiểu biết thấu đáo về quản lý tài chính.”

Theo HSBC, có 4 bước để chuẩn bị tốt tài chính cho các gia đình gồm: xác định thứ tự ưu tiên; đánh giá tình hình tài chính bản thân; lập kế hoạch cho cả gia đình; thảo luận về tương lai. “Nếu bạn cần sự giúp đỡ, hãy tìm sự tư vấn chuyên nghiệp”, ngân hàng này nhấn mạnh.

“Chịu áp lực về tài chính”, là khái niệm chỉ tình trạng của một cá nhân chỉ có khả năng trang trải cho những chi tiêu hằng ngày và không thể thực hiện được tất cả những gì họ mong muốn. Cứ 4 người trên thế giới thì có 1 người chịu áp lực này, theo HSBC. Thất nghiệp hoặc chi phí gia tăng là những mối đe doạ lớn nhất đối với an toàn tài chính.

Khảo sát của HSBC cho biết, cứ 10 người thì có 3 người (31%) “chịu áp lực về tài chính” nói rằng nếu họ mắc phải bệnh kéo dài hoặc bị thương tật, gia đình họ sẽ không thể đảm đương được vấn đề tài chính – so với chỉ 15% trong số những người “chủ động về tài chính” lo ngại điều này.

Dù vậy, chưa đầy 1/4 (22%) số người “chịu áp lực về tài chính” có bảo hiểm để chi trả một số tiền lớn nếu họ mắc phải bệnh hiểm nghèo như ung thư, so với 39% số người “chủ động về tài chính”. Và chỉ gần 1/3 (31%) những người “chịu áp lực về tài chính” có bảo hiểm y tế tư nhân; chỉ hơn 1/4 ( tương đương 27%) có bảo hiểm nhân thọ (so với những người “chủ động về tài chính” với các tỷ lệ lần lượt là 50% và 45%.)

Khảo sát cũng nói rằng hơn 1/3 người “chịu áp lực về tài chính” chưa bao giờ thảo luận với bất cứ ai về kế hoạch đảm bảo an toàn tài chính bền vững nếu có bất trắc xảy ra với họ.

 

Theo trithuctre

Người Việt lạc quan về tình hình tài chính nhất Đông Nam Á
5 (1) vote

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Xử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém còn nhiều vướng mắc, cụ thể thế nào?

Doanhnhanvietuc – Theo NHNN, có 3 nguyên nhân chính gây khó khăn về xử lý nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém… Ngày 11/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật, bàn về dự án Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu và phương án đề nghị sửa… Continue readingXử lý nợ xấu và ngân hàng yếu kém còn nhiều vướng mắc, cụ thể thế nào?

Chỉ số này cho thấy ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục thăng hoa, vượt Thái Lan, Philippines và Malaysia

Báo cáo mới nhất của Nikkei cho biết lĩnh vực sản xuất của Việt Nam kết thúc quý I/2017 với kết quả tích cực, chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI đã tăng từ mức 54,2 điểm hồi tháng 2 lên 54,6 điểm trong tháng 3, cao nhất trong 22 tháng và dẫn đầu Đông Nam Á. Cụ thể, chỉ số PMI của Việt Nam trong tháng 3 là 54,6 điểm, vượt qua các… Continue readingChỉ số này cho thấy ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục thăng hoa, vượt Thái Lan, Philippines và Malaysia

Vượt qua những nền kinh tế hàng đầu thế giới, Đông Nam Á dẫn đầu đà tăng trưởng của khu vực

Sau nhiều thập kỷ sống dưới cái bóng của các nước láng giềng phía bắc, Đông Nam Á đang dần chiếm lấy vị trí dẫn dắt sự tăng trưởng của khu vực. Theo dữ liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng ở khu vực ASEA N 5, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam sẽ vược quá 5% vào năm 2022. Trong khi đó, mức tăng trung bình ở… Continue readingVượt qua những nền kinh tế hàng đầu thế giới, Đông Nam Á dẫn đầu đà tăng trưởng của khu vực

Giám đốc tài chính PepsiCo nói gì về tương lai ngành nước giải khát toàn cầu?

Doanhnhanvietuc – Trong bối cảnh công nghệ phát triển, PepsiCo dường như đang trở thành một công ty công nghệ hơn là công ty nước giải khát. Liệu đó có phải là xu thế trong ngành nước giải khát trên toàn cầu? Trong thời buổi khó khăn của ngành nước giải khát, hầu hết các nhà phân tích trên Phố Wall đều dự đoán PepsiCo sẽ không có được một báo cáo kết quả kinh doanh… Continue readingGiám đốc tài chính PepsiCo nói gì về tương lai ngành nước giải khát toàn cầu?

Báo Philippines: ‘Việt Nam là thế lực công nghiệp mới ở Đông Nam Á’

Trang mạng Inquirer.net của Philippines vừa đăng tải bài báo với tiêu đề “Việt Nam là thế lực công nghiệp mới ở Đông Nam Á,” trong đó dẫn báo cáo mới của Jones Lang Lasalle (JLL), tập đoàn chuyên tư vấn tài chính của Mỹ khẳng định sau 20 năm Việt Nam từ một quốc gia thuần nông nghiệp đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những điểm sản xuất ấn tượng nhất… Continue readingBáo Philippines: ‘Việt Nam là thế lực công nghiệp mới ở Đông Nam Á’

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm