Việt Nam nỗ lực cho mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững

Monday, 04/12/2023, 21:47 PM

Tại Phiên thảo luận “Chính sách tài chính vượt qua thách thức thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế” trong khuôn khổ Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2023 diễn ra tại Bình Định ngày 30/11, nhiều ý kiến cho rằng: Chính phủ Việt Nam đang tích cực cải cách, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Phiên thảo luận về chính sách tài khóa.

Nỗ lực cho mục tiêu tăng trưởng xanh

Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam một số chính sách cải cách về năng lượng tái tạo, hỗ trợ tăng cường chính sách tài chính ngân sách, dự án tăng cường quản lý tài chính công, quản lý tài chính từ ngân sách bảo đảm bền vững.

Đề cập về chuyển đổi năng lượng xanh tại phiên thảo luận, Phó Trưởng phòng Hợp tác, Phái đoàn EU tại Việt Nam cho rằng: EU là đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam. JETP sẽ huy động khoảng 15,5 tỷ USD ban đầu từ tài chính công và khối tư nhân trong vòng 3 đến 5 năm tới để hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam (tức là giảm phát thải khí nhà kính và loại bỏ dần việc sử dụng năng lượng than).

Tháng 10/2023 vừa qua, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) đã ký Biên bản ghi nhớ với Việt Nam để cung cấp một khoản tín dụng đa dự án trị giá 500 triệu EUR cho các dự án hỗ trợ JETP. 

Diễn đàn do Bộ Tài chính phối  hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ), Liên minh châu Âu (EU), Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển liên bang Đức (BMZ) tổ chức. Ảnh: BTC

Ngoài ra, EU đã dành 16,6 triệu EUR hỗ trợ kỹ thuật để hỗ trợ Điện lực Việt Nam (EVN) trong các dự án liên kết với JETP. EU cũng đang hỗ trợ Việt Nam các cải cách trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm các điều kiện về năng lượng tái tạo, hiệu quả sử dụng năng lượng, đường dây/lưới truyền tải. Điều này được thực hiện thông qua chương trình hỗ trợ ngân sách trị giá 142 triệu EUR cho Chuyển đổi năng lượng bền vững. Kế hoạch huy động nguồn lực JETP tại Hội nghị COP-28 ở Dubai. Đại diện của EU nhấn mạnh: “Việt Nam đang nắm vai trò chủ đạo để thực hiện JETP với sự hỗ trợ của EU, các quốc gia thành viên và các đối tác phát triển còn lại”.

Trước đó, đại diện Liên minh châu Âu (EU) cho biết: 2023 là năm rất khó khăn của các nước trên thế giới và EU, ảnh hưởng lớn đến các nước có mức tăng trưởng thấp, trong đó có Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng đang tích cực cải cách, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Liên minh EU sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam một số chính sách cải cách về năng lượng tái tạo, hỗ trợ tăng cường chính sách tài chính ngân sách, dự án tăng cường quản lý tài chính công, quản lý tài chính từ ngân sách bảo đảm bền vững.

“Việt Nam cũng đang trên lộ trình chuyển đổi tăng trưởng xanh, cam kết thực hiện rác thải bằng 0 năm 2050. Vì vậy, Việt Nam phải huy động nguồn lực, đảm bảo nguồn tài chính công ổn định, phát triển. BMZ cam kết chia sẻ kinh nghiệm quốc tế với Bộ Tài chính Việt Nam; phối hợp các cục, vụ tăng cường quản lý nợ công, quản lý thuế, chương trình cải cách chiến lược ngành Tài chính đến năm 2030”, ông Arne Fraemk – Trưởng nhóm Hợp phần với Bộ Tài chính Chương trình “Cải cách kinh tế vĩ mô/tăng trưởng xanh”, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tại Việt Nam cho biết.

Chính sách tài khóa hỗ trợ phục hồi kinh tế

Trưởng Đại diện thường trú, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam, Lào và Campuchia, ông Jochen Schmittmann phát biểu tại Diễn đàn.

Đánh giá về tác động và vai trò của chính sách tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh tế trong thời gian qua, ông Trương Bá Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho rằng: Từ năm 2020 khi COVID – 19 bùng phát đã ảnh hưởng và tác động sâu rộng tới kinh tế của thế giới trong đó có Việt Nam, trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành nhiều các giải pháp về thuế phí, các giải pháp đó đã góp phần quan trọng khôi phục thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Năm 2023, trước diễn biến phức tạp và khó lường của tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng sâu rộng tới sản xuất kinh doanh của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền, trình Chỉnh phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp tục có giải pháp hỗ trợ thuế phí và lệ phí cho người dân.

Quy mô các giải pháp thực hiện trong năm 2023 khoảng 196.000 tỷ đồng, gia hạn thuế 121.000 tỷ đồng, các giải pháp miễn giảm 1 số khoản thuế phí, lệ phí khoảng 13.000 tỷ đồng (trong đó giảm 2% thuế giá tri gia tăng (VAT), tiếp tục giảm mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với xăng dầu để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh giá xăng dầu trên thế giới tiếp tục tăng cao. 

“Các giải pháp được Bộ Tài chính ban hành đã nhận được đồng tình, đánh giá cao doanh nghiệp, người dân và dư luận xã hội”, ông Trương Bá Tuấn nhấn mạnh. Theo ông Trương Bá Tuấn, để có được các chính sách đúng, Việt Nam phải nhận diện và đánh giá kịp thời diễn biến để có thể chủ động tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội; cần phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và các chính sách có liên quan.

Bên cạnh đó, đánh giá kỹ tác động của các chính chính, để lựa chọn nhằm mục tiêu hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vừa góp hỗ trợ định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh giá tăng cao, đảm bảo vai trò chính sách tài khóa được duy trì, và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Nguồn: baotintuc.vn

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm