4 nguyên nhân khiến lãi vay tiêu dùng của các công ty tài chính cao hơn ngân hàng

Monday, 17/07/2017, 11:41 AM

Doanhnhanvietuc – Vai trò của tài chính tiêu dùng là không thể phủ nhận, tuy nhiên, vẫn còn các ý kiến cho rằng lãi suất cho vay tiêu dùng của các CTTC hiện đang ở mức cao?

Quy mô thị trường tài chính tiêu dùng sẽ đạt mốc 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019

Theo các chuyên gia, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước cơ hội phát triển vàng nhờ những điều kiện lý tưởng như: Nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, quy mô dân số đạt ngưỡng gần 95 triệu dân với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 52%; Nhóm lao động có xu hướng chi tiêu vượt mức lương, đồng thời chuyển đổi hành vi từ tiết kiệm sang mua sắm và chuyển từ việc sử dụng tiền mặt sang tín dụng tiêu dùng.

T.S Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho biết tính đến cuối năm 2016, dư nợ tín dụng tiêu dùng là 646.000 tỷ đồng (khoảng 28 tỷ USD), chiếm 11,7% tổng dư nợ của nền kinh tế. Còn theo dự báo mới nhất của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), quy mô thị trường tài chính tiêu dùng sẽ đạt mốc 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019.

Tuy nhiên, với mức tăng trưởng liên tục 20% – 30%/năm từ năm 2010, con số 1 triệu tỷ đồng có thể sẽ còn đạt được sớm hơn so với dự báo.

Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN cho hay, cùng với sự phát triển kinh tế, tỷ trọng tiêu dùng trong tổng GDP của Việt Nam liên tục tăng cao.

Cụ thể, tỷ trọng tiêu dùng trong tổng GDP của Việt Nam đã tăng phi mã từ 52,5% vào năm 2005 lên đỉnh điểm 77,7% vào năm 2009. Giai đoạn 2010-2016 nền kinh tế rơi vào giai đoạn suy giảm khiến chỉ số này cũng suy giảm đến đáy vào năm 2012 nhưng từ năm 2013 đến nay tỷ lệ này liên tục tăng cao và đạt 78,34% vào năm 2016.

Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất vào tháng 6/2017 của Stoxplus,tín dụng tiêu dùng của Việt Nam (9,8%) vẫn còn thấp so với các nước khác như Malaysia (14%), Anh (16%), Mỹ (23%) nên dư địa phát triển vẫn còn rất lớn.

Về mặt tích cực, hoạt động cho vay tiêu dùng được coi là động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, hợp lý hóa quá trình luân chuyển hàng hóa trên thị trường; Giúp tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính thức cho người dân, đặc biệt là nhóm khách hàng dưới chuẩn vay ngân hàng, góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”; Giúp người nghèo, người thu nhập thấp có điều kiện tích lũy tài sản… nhờ sự linh hoạt, đáp ứng nhanh, kịp thời nhu cầu tiêu dùng của người dân và hộ gia đình với nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phong phú.

Có nên khống chế trần lãi suất cho vay tiêu dùng?

Theo TS. Cấn Văn Lực, về lãi suất cho vay tiêu dùng không nên khống chế trần lãi suất, thực tế đã cho thấy đa số các nước đều áp dụng lãi suất thỏa thuận. Lãi suất cho vay tiêu dùng tại Việt Nam từ 20-25%, không cao so với các nước trên thế giới và tương đương với Trung Quốc và Ấn Độ.

Vai trò của tài chính tiêu dùng là không thể phủ nhận, tuy nhiên, vẫn còn các ý kiến cho rằng lãi suất cho vay tiêu dùng của các CTTC hiện đang ở mức cao?

Giải thích vấn đề này, ông Phạm Xuân Hòe – Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng cho biết thứ nhất, đối tượng khách hàng phục vụ và phương thức hoạt động của CTTC tiêu dùng rất khác NHTM nên không thể so sánh mức lãi suất của 2 tổ chức tín dụng này với nhau.

Các NHTM tập trung vào nhóm khách hàng đạt chuẩn về điều kiện cấp tín dụng và cung cấp các khoản vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, gói vay lớn nên rủi ro thấp hơn, kéo theo mức lãi suất cũng sẽ thấp hơn. Trong khi đó, các CTTC hướng đến phân khúc khách hàng gồm nhóm đối tượng “dưới chuẩn”, không đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng.

Thứ hai, mức độ rủi ro khi cho vay của các CTTC cao hơn nên phần bù rủi ro trong yếu tố cầu thành lãi suất tăng cao.

Các CTTC cung cấp các khoản vay nhỏ, không tài sản đảm bảo, phục vụ nhu cầu mua sắm trang thiết bị gia đình, xe máy, tiền mặt phục vụ nhu cầu đột xuất… thủ tục lại phải rất nhanh chóng, thuận tiện. Trong khi đó, quy định, thủ tục của các NHTM thường rất nhiều và tốn kém thời gian thẩm định.

Thứ ba, chi phí vốn đầu vào của các CTTC luôn ở mức cao nên lãi suất cho vay cũng cao tương ứng. Do phải hoạt động bằng vốn điều lệ cộng với phát hành trái phiếu cho các pháp nhân là người mua, đi vay các NHTM mà không được trực tiếp huy động vốn từ dân cư hay doanh nghiệp như NHTM nên chi phí vốn đầu vào của các CTTC luôn bị “đội” lên khá nhiều.

Thứ tư, chi phí hoạt động trên một khoản vay ở mức cao. Do các khoản vay của CTTC có giá trị nhỏ, kỳ hạn ngắn (khoảng 6 – 18 tháng) trong khi chi phí thẩm định, làm hồ sơ thủ tục, thu hồi nợ, quản lý, phí phục vụ,… cũng vẫn giống như một khoản vay thông thường, dẫn đến việc họ buộc phải áp dụng mức lãi suất cao hơn NHTM.

Với góc nhìn thận trọng, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, cho vay tiêu dùng đã góp phần giảm tín dụng đen. Song tốc độ tăng cho vay tiêu dùng trên GDP 70% là quá nhanh, trong khi đó tiết kiệm là ít. Hơn nữa, tỷ trọng tiêu dùng trong GDP ở Việt Nam cao hơn nhiều nước Âu, Mỹ là không bình thường. Do đó, cần phải phát triển tín dụng tiêu dùng một cách bài bản, ít nhất là một dạng kinh doanh có điều kiện, đăng lý, kế toán, nộp thuế, giảm sát, điều kiện tối thiểu, lãi suất cho tự do.

Cũng theo TS. Lê Xuân Nghĩa cũng cảnh báo cần xem xét lại một vài thành tựu trong những năm qua về tín dụng tiêu dùng.

Cụ thể hoạt động cho vay này tại Việt Nam chủ yếu thời gian qua là mua nhà và ô tô nhưng một số tập đoàn bất động sản biến tướng cho cán bộ nhân viên vay mua nhà của chính mình, không tạo ra thanh khoản thực sự trên thị trường. Do đó, nếu không giám sát thì tín dụng tiêu dùng sẽ có sự biến tướng.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Những lưu ý cho người vay vốn ngân hàng để có quyền lợi tốt nhất

Doanhnhanvietuc – Mặc dù ký hợp đồng vay hàng chục trang, ràng buộc các điều kiện pháp lý chặt chẽ trong nhiều năm cũng như chuyển hết chứng từ sở hữu tài sản dành dụm cả đời cho ngân hàng quản lý… nhưng thực tế là, nhiều khách hàng ít khi đọc hết và hiểu đầy đủ về nội dung hợp đồng. Khách hàng chủ yếu tin tưởng cán bộ ngân hàng là chính chứ chưa… Continue readingNhững lưu ý cho người vay vốn ngân hàng để có quyền lợi tốt nhất

Vietjet tài trợ đội bay 38 chiếc như thế nào?

Phải tới nửa đầu năm 2016, Vietjet Air mới sở hữu riêng cho mình một chiếc máy bay. Phần lớn tài sản của hãng hàng không này hiện đang nằm ở các khoản tiền và tương đương tiền, tiền đặt cọc mua máy bay, dự phòng bảo dưỡng máy bay… Sự vươn lên của kẻ đến sau Thị trường hàng không Việt Nam dù được đánh giá là rộng lớn và nhiều tiềm năng tăng… Continue readingVietjet tài trợ đội bay 38 chiếc như thế nào?

Quý 1/2017, Lazada, VietinBank, VPBank, Trần Anh cùng bị người tiêu dùng khiếu nại

Doanhnhanvietuc – Lazada bị khiếu nại tới 11 lần trong quý 1, VPBank chậm hoàn tiền cho người tiêu dùng và Trần Anh bán điện thoại có nhiều dấu hiệu là hàng đã qua sử dụng. Đây là các vụ việc khiếu nại điển hình đầu năm nay. Theo thông tin từ Cục Quản lý Cạnh tranh, trong 4 tháng đầu năm, Cục đã tiếp nhận và xử lý 112 vụ việc khiếu nại bằng văn… Continue readingQuý 1/2017, Lazada, VietinBank, VPBank, Trần Anh cùng bị người tiêu dùng khiếu nại

USD ngân hàng lại tăng giá

Doanhnhanvietuc – Sau nhiều ngày khá yên tĩnh, tỷ giá tại các ngân hàng đã tăng trở lại từ hôm qua tới nay, mạnh nhất là 30 đồng ở Vietcombank Cụ thể sáng ngày 6/7, Vietcombank báo giá USD tại 22.715 – 22.795 đồng (mua – bán), tăng 10 đồng mua vào và 20 đồng bán ra so với hôm qua. Trước đó sáng hôm qua giá USD của ngân hàng này cũng đã tăng 10… Continue readingUSD ngân hàng lại tăng giá

ABBank là ngân hàng phát triển bán lẻ tốt nhất Việt Nam do Global Banking và Finance Review bình chọn

Doanhnhanvietuc – Từ nỗ lực không ngừng với khách hàng đến xây dựng mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vừa được Tạp chí Tài chính và Ngân hàng toàn cầu (Global Banking and Finance Review) bình chọn là “Ngân hàng Phát triển bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2017”. Đây là giải thưởng danh giá được Tạp chí có quy mô phát hành rộng… Continue readingABBank là ngân hàng phát triển bán lẻ tốt nhất Việt Nam do Global Banking và Finance Review bình chọn

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm