Dữ trữ ngoại hối châu Á tăng kỷ lục

Thursday, 07/09/2017, 00:59 AM

Cuối tháng 7, dự trữ ngoại hối của các nước châu Á, không tính Nhật Bản và Trung Quốc, là 2,4 nghìn tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái…

Dữ trữ ngoại hối châu Á tăng kỷ lục

Trong bối cảnh vốn nước ngoài rót vào mạnh, ngân hàng trung ương các nước châu Á tìm mọi cách ổn định đồng nội tệ, tờ Nikkei cho biết.

Chính phủ và ngân hàng trung ương các nước tại châu Á hiện đang giữ lượng trái phiếu Mỹ và các tài sản nước ngoài khác cao kỷ lục. Tính tới hết tháng 7, dự trữ ngoại hối của các nước trong khu vực, không tính Nhật Bản và Trung Quốc, là 2,4 nghìn tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của ngân hàng trung ương các nước.

Trong đó, riêng Indonesia tăng dự trữ ngoại hối thêm 15% trong vòng 1 năm qua. Khu vực này hiện sở hữu lượng dự trữ ngoại hối lớn gấp 6 lần so với thời điểm khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

Theo tờ Nikkei, với lượng dự trữ ngoại hồi khổng lồ, các nền kinh tế châu Á cùng hệ thống tiền tệ của họ có khả năng chống đỡ tốt các cú sốc tài chính. Tuy nhiên, các nước này vẫn dễ dàng bị ảnh hưởng nếu các quốc gia phương Tây thắt chặt chính sách tiền tệ.

Trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài liên tục rót vốn vào khu vực này nhờ triển vọng tăng trưởng kinh tế, giới chức các nước bắt đầu bán ra đồng nội tệ và mua vào USD. Chính phủ các nước châu Á nhìn chung tỏ ra quan ngại và tìm cách tránh khả năng tăng giá đồng nội tệ, điều có thể khiến hàng hóa xuất khẩu của họ trở nên kém cạnh tranh hơn.

Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (Reserve Bank of India) đã và đang bán mạnh đồng Rupee đồng thời mua vào USD, theo lãnh đạo một ngân hàng tại Mumbai. “Một lượng tiền lớn đang đổ vào Ấn Độ từ các nước như Nhật Bản và ngân hàng trung ương đang vật lộn tìm cách ngăn chặn đồng Rupee tăng giá”, nhân vật trên cho biết.

Các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô vào Ấn Độ với nền kinh tế tăng trưởng đều đặn ở mức 6 – 7%/năm. Đầu tư nước ngoài vào chứng khoán nước này đã chạm ngưỡng cao nhất kể từ khi Thủ tướng Narendra Modi lên nắm chính quyền năm 2014. Bất chấp việc ngân hàng trung ương nước này giảm lãi suất cơ bản xuống còn 6% vào tháng trước và tung các biện pháp can thiệp tiền tệ, đồng Rupee vẫn ở mức cao nhất trong 2 năm qua.

Không giống Ấn Độ, Trung Quốc – nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, đã chủ động duy trì mức sàn của đồng Nhân dân tệ. Tính tới hết tháng 7/2017, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc là 3,08 nghìn tỷ USD, tăng tháng thứ 6 liên tiếp. Với việc giao dịch đồng Nhân dân tệ ở mức chấp nhận được, cơ quan chức năng của nước này giờ đây không còn cần phải bán USD để chống đỡ cho đồng nội tệ.

Nhìn chung, kinh tế các nước châu Á đang tăng trưởng khả quan, lạm phát thấp, lãi suất ổn định. Các điều kiện đó giúp cân bằng cán cân thương mại và khả năng thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, châu lục này cũng có nguy cơ phải gánh khối nợ khổng lồ.

Với các dự án cơ sở hạ tầng lớn đang được triển khai trên khắp châu lục, giới ngân hàng tỏ ra thận trọng hơn về khả năng không thu hồi được nợ nên thường đưa ra các gói vay ngắn hạn cho những dự án như vậy.

Một mối lo lớn là nếu các ngân hàng và nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn, các nền kinh tế tại châu lục này sẽ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn vốn.

Năm 2015, việc đồng Nhân dân tệ liên tục giảm giá cùng nhiều đồn đoán cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể bắt đầu tăng lãi suất lần đầu trong 8 năm đã “châm ngòi” cho cơn bán tháo tiền tệ châu Á.

Khi đó, đồng Rupiah của Indonesia giảm xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 1997.

Teppei Ino, nhà phân tích cấp cao tại Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ, nhận định: “Ngân hàng trung ương các nước trong khu vực đang cố gắng tăng nguồn dự trữ ngoại hối nhiều nhất có thể, để chuẩn bị cho nguy cơ cạn tiền trong tương lai”.

Hiện nay, một trong những mối quan tâm lớn nhất của các nước này là giữ cho đồng nội tệ ở mức ổn định.

Việc đồng Baht tăng giá là mối lo lớn cho Thái Lan bởi ngành công nghiệp xuất khẩu ôtô và các mặt hàng khác là trụ cột của kinh tế nước này. Cơ quan tiền tệ nước này được cho là đang chủ động bán đồng Baht và mua vào USD.

Kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, FED cùng các ngân hàng trung ương châu Âu vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Tuy nhiên, theo Nikkei, các nước này sớm triển khai thắt chặt chính sách tiền tệ và điều đó sẽ ảnh hưởng lớn tới kinh tế châu Á.

Theo vneconomy

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Nhật Bản thông qua TPP để nhanh chóng tiến tới RCEP

Phòng thương mại và công nghiệp Nhật Bản (JCCI) cũng nhận định rằng có nhiều doanh nghiệp nước này quan tâm đến RCEP hơn là TPP. Bất chấp sự quan tâm của các nền kinh tế Châu Á đang chuyển sự chú ý từ Hiệp định Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) sang thỏa thuận thương mại mới khởi xướng bởi Trung Quốc, Nhật Bản mới đây vẫn thông qua hiệp định… Continue readingNhật Bản thông qua TPP để nhanh chóng tiến tới RCEP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Thủ đô Tokyo, Nhật Bản

Chiều ngày  4/6 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Haneda, Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản và tham dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 23. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam  bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản… Continue readingThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Thủ đô Tokyo, Nhật Bản

Nhật Bản giục Việt Nam đẩy nhanh các dự án ODA

Doanhnhanvietuc – Đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) nhận định tỷ lệ thực hiện dự án tại Việt Nam khá cao, nhưng các thủ tục hành chính liên quan vẫn còn chậm trễ. Trong buổi họp báo thường niên của JICA hôm nay, ông Fujita Yasuo – Trưởng đại diện JICA Việt Nam cho biết Việt Nam là một trong những nước có quy mô dự án lớn nhất của cơ… Continue readingNhật Bản giục Việt Nam đẩy nhanh các dự án ODA

Dự trữ ngoại hối Việt Nam có thể sớm đạt 50 tỷ USD

Doanhnhanvietuc – Kỷ lục 50 tỷ USD dự trữ ngoại hối Việt Nam có thể sớm đạt ngay trong năm 2017… Với dự kiến sẽ sớm đạt quy mô 50 tỷ USD, quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng trong hai năm trở lại đây. Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, vừa qua Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua vào lượng lớn ngoại tệ, nâng quy… Continue readingDự trữ ngoại hối Việt Nam có thể sớm đạt 50 tỷ USD

Nước Mỹ ra sao khi Trump kiên quyết rút khỏi TPP?

Việc Trump rút khỏi TPP phản ánh quan điểm về chủ nghĩa bảo hộ của ông, khiến nhiều đồng minh như Nhật Bản và Australia thất vọng, nhưng tạo ra cú huých lớn cho Trung Quốc. Tổng thống Trump phát biểu ở Phòng Bầu dục. Ảnh: Bloomberg. Một trong những hành động đầu tiên ở Nhà Trắng của Trump là giữ đúng cam kết với cử tri Mỹ bằng việc ký quyết định hành pháp… Continue readingNước Mỹ ra sao khi Trump kiên quyết rút khỏi TPP?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm