CEO Eximbank: ‘Nếu thoái vốn Sacombank thành công có thể thu lợi hơn 500 tỷ’

Saturday, 22/04/2017, 02:49 AM

Doanhnhanvietuc – Tổng giám đốc Lê Văn Quyết cho rằng nếu ngân hàng bán hết toàn bộ số vốn tại Sacombank với giá tầm 13.500 đồng mỗi cổ phiếu, có thể mang về khoản lợi hơn 500 tỷ đồng. 

Sáng 21/4, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank đã tiến hành đại hội cổ đông thường niên năm 2017 với tỷ lệ tham dự chiếm trên 71% cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội này cũng sẽ giải quyết một số nội dung còn dang dở của năm 2016 do tổ chức bất thành.

Năm ngoái, Eximbank tổ chức Đại hội cổ đông lần thứ nhất hôm 29/4 đã không thể diễn ra do không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự. Lần 2 cũng bất thành vì lý do bất khả kháng do ngân hàng phải trả lại khán phòng cho khách sạn chuẩn bị đón tiếp phái đoàn Tổng thống Mỹ, trong khi kết quả kiểm phiếu thông qua các tờ trình chưa hoàn tất. Nhà băng dự kiến tổ chức lần ba nhưng cuối cùng bị hoãn.

Ban chủ tọa Đại hội Eximbank sáng nay. Ảnh: Lệ Chi.

Trái ngược hoàn toàn với những kỳ đại hội gần đây, cũng như các thông tin “nóng” liên tục diễn ra trong thời gian qua, không khí hội trường hôm nay khá yên ắng. Cổ đông tham dự lịch thiệp và trật tự.

Điểm đáng chú ý trong đại hội ngày hôm nay là việc ban lãnh đạo Eximbank không trình Đại hội đồng các nội dung được dư luận quan tâm mấy ngày qua liên quan việc xử lý thù lao của HĐQT, BKS các năm 2013,2014 và 2015, cũng như việc chuyển nhượng cổ phần tại Sacombank như dự kiến.

Lý giải việc rút các nội dung tờ trình này, ban lãnh đạo Eximbank cho rằng trên cơ sở ý kiến đóng góp về việc rút ngắn thời lượng họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2017 và căn cứ nhu cầu ưu tiên của ngân hàng đối với các nội dung cần trình Đại hội thông qua, Hội đồng quản trị đã thống nhất điều chỉnh chương trình so với dự thảo trước đó.

Còn trao đổi bên lề Đại hội, ông Lê Văn Quyết, Tổng giám đốc Eximbank cho biết, liên quan việc không trình đại hội thông qua việc thoái vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín là do tới thời điểm này, ngân hàng chưa tìm được các nhà đầu tư phù hợp để có thể chuyển nhượng toàn bộ 8,76% cổ phần tại Sacombank.

Hơn nữa, với tình hình hiện nay của Sacombank, ông Quyết cho rằng Eximbank khó xác định thời gian cụ thể để chuyển nhượng phần vốn trên cho đối tác khác nên đã đăng ký bán trên sàn dần dần. “Với cách thức bán dần này thì ban quản trị Eximbank không cần phải xin ý kiến cổ đông. Vì chỉ khi nào bán cùng lúc toàn bộ số cổ phần trên và với thị giá hơn 14.000 đồng mỗi cổ phiếu thì số tiền lúc ấy sẽ vượt 20% vốn, Eximbank mới phải xin đại hội cổ đông thông qua”, ông Quyết nói.

Theo vị CEO này, nếu Eximbank bán cổ phần tại Sacombank với giá tầm 13.500 đồng mỗi cổ phiếu thì khả năng sẽ mang về cho nhà băng khoản lợi hơn 500 tỷ đồng (hiện giá cổ phiếu của Sacombank là 11.250 đồng). Kế hoạch kinh doanh năm 2017 là chưa bao gồm nội dung thoái vốn, nếu năm nay Eximbank thoái vốn thành công thì kết quả lợi nhuận theo đó sẽ cao hơn nhiều so với kế hoạch năm mà ngân hàng đã trình. “Tuy nhiên, hiện nay Sacombank là một ẩn số, nên cũng khó có thể đưa ra được giá chuyển nhượng vào lúc này”, ông Quyết chia sẻ.

Liên quan đến việc rút tờ trình xử lý thù lao của HĐQT, BKS các năm 2013,2014 và 2015, ông Quyết cho biết, mức chi vượt này đã được thanh tra kết luận rõ. Ban đầu, Hội đồng quản trị đánh giá có thể do nguyên nhân khách quan và chủ quan như tình hình nợ xấu tăng mạnh cùng nhiều khó khăn khác khiến kết quả kinh doanh thấp, dẫn đến chia thù lao vượt.

Hội đồng quản trị do đó dự kiến xin ý kiến đại hội cổ đông dành ra một khoản chi phí nhất định để trả thù lao cho các thành viên này chứ không thu hồi hết 72 tỷ đồng chi vượt. Tuy nhiên, điều này không được cơ quan chức năng cho phép và yêu cầu ngân hàng phải thu hồi toàn bộ số tiền chi vượt của ban quản trị cũ nên ngân hàng không trình xin ý kiến cổ đông nữa.

“Do đó, sau Đại hội đồng cổ đông, ngân hàng sẽ tiến hành từng bước, đề nghị từng thành viên trước đây trả lại các khoản chi vượt theo đúng nội dung thanh tra”, ông Quyết cho biết thêm.

Tại đại hội, một số cổ đông than phiền vì nhiều năm không được chia cổ tức. Về việc này, lãnh đạo Eximbank cho biết hết sức chia sẻ và cho rằng Eximbank có nền tảng vững nhưng còn nhiều vấn đề tồn đọng nên ban lãnh đạo cần thời gian. “Qua năm nay và nửa năm sau mới khắc phục được và sau đó mới tính đến chuyện chia cổ tức. Việc vừa bù đắp lỗ lũy kế vừa chia cổ tức, chúng tôi sẽ xin ý kiến cơ quan giám sát Ngân hàng Nhà nước, nhưng về cơ bản là rất khó”, lãnh đạo Eximbank trần tình.

Liên quan đến đề nghị của cổ đông rằng ban quản trị chỉ nên nhận 1% thù lao cho năm 2017 thay vì 2% và không thấp hơn 12 tỷ đồng, đại diện ngân hàng bộc bạch, thù lao tính theo phần trăm lợi nhuận sau thuế trong khi lợi nhuận thời điểm này không cao vì phải trích lập nhiều. Mà Hội đồng quản trị lại phải làm việc rất vất vả nếu lấy tỷ lệ lợi nhuận thấp cũng khó thuyết phục. Ban quản trị cũng cần mức lương tối thiểu nên ban lãnh đạo sẽ cân nhắc thêm và mong cổ đông chia sẻ. Cuối buổi đại hội, tờ trình về thù lao này đã không được cổ đông thông qua.

Trước đó, trong phần báo cáo kết quả hoạt động, ban lãnh đạo Eximbank cho biết, năm 2016 đánh dấu sự tăng trưởng trở lại của hoạt động cho vay của Eximbank sau khi sụt giảm trong năm 2015. Đồng thời ngân hàng đã thu hồi các khoản nợ có khả năng rủi ro, thu hồi nợ theo kết luận thanh tra. Cụ thể, trong năm 2016, Eximbank đã thu hồi khoảng 3.500 tỷ đồng dư nợ cấp tín dụng (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) theo kết luận thanh tra, đồng thời đã thu hồi thêm trên 3.500 tỷ đồng dư nợ cấp tín dụng có khả năng rủi ro.

Về hoạt động tái cấu trúc trong hệ thống, trong năm qua, Eximbank đã khởi động dự án “Eximbank Mới”, đây là dự án tái cấu trúc và chiến lược Eximbank giai đoạn từ năm 2016 đến 2020. Ban Chỉ đạo tái cấu trúc và chiến lược đã được thành lập cùng với 5 thành viên của Hội đồng quản trị để chỉ đạo và theo dõi tiến độ của dự án…

Kết thúc năm 2016, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tại Eximbank là 53,23%. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 79,23%. Hệ số an toàn vốn (CAR) hợp nhất là 17,12%.

Đến thời điểm 31/12/2016, ngân hàng vẫn đang ghi nhận khoản lỗ lũy kế là 461,4 tỷ đồng. Do vậy, căn cứ theo quy định của Điều lệ Eximbank, ngân hàng không thực hiện chia cổ tức cho năm tài chính 2016.

Lợi nhuận trước thuế năm 2017 dự kiến đạt 600 tỷ đồng, tăng trưởng 53% so với kết quả thực hiện năm 2016. Riêng trong quý I/2017, ngân hàng đã đạt 168 tỷ đồng lợi nhuận.

Trong năm 2017, Eximbank dự kiến sẽ tăng trưởng quy mô tổng tài sản lên 150.000 tỷ đồng. Huy động vốn đạt 120.000 tỷ. Tổng dư nợ cấp tín dụng đạt 108.875 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%.

Theo Vnexpress

5/5 - (1 vote)

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Thoái vốn Nhà nước trong 8 tháng thu về hơn 15.800 tỷ đồng

Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính cho biết, trong 8 tháng qua, các doanh nghiệp Nhà nước đã thoái vốn được 3.713 tỷ đồng, thu về 15.803 tỷ đồng (bao gồm cả các khoản thoái vốn trong năm 2016 các đơn vị mới báo cáo trong 8 tháng). Trong số vốn thu về đó, thoái vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm (chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng tài chính, bất động… Continue readingThoái vốn Nhà nước trong 8 tháng thu về hơn 15.800 tỷ đồng

Các ngân hàng không cổ đông lớn đang làm ăn thế nào?

Doanhnhanvietuc – Trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay, đại đa số đều là có cổ đông lớn và nhà đầu tư chiến lược. Nhưng trên giấy tờ sổ sách vẫn còn có những ngân hàng chẳng có cổ đông nào sở hữu quá 5% vốn điều lệ. Các ngân hàng có cổ đông lớn thường được hỗ trợ nhiều về quản trị, điều hành và đặc biệt là khách hàng,… Continue readingCác ngân hàng không cổ đông lớn đang làm ăn thế nào?

6 điểm nhấn lớn trong nhiệm vụ xử lý sở hữu chéo giai đoạn 2016-2020

Với lộ trình tái cơ cấu giai đoạn II kéo dài từ 2016-2020, nhiệm vụ đặt ra với hệ thống ngân hàng bên cạnh việc tiếp tục xử lý nợ xấu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản trị ngân hàng… thì việc sở hữu chéo kỳ vọng sẽ được xử lý quyết liệt hơn trong năm 2017. Giữa tháng 7 vừa qua, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã làm… Continue reading6 điểm nhấn lớn trong nhiệm vụ xử lý sở hữu chéo giai đoạn 2016-2020

Đại gia ngân hàng bị bắt, nhà nước mất 800 tỷ

Có hơn 800 tỷ đồng vốn nhà nước bị thoái vốn với giá 0 đồng. Đây là khoản đầu tư của tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào ngân hàng bị thua lỗ và NHNN đã mua lại với giá 0 đồng. Cụ thể, ở đây là Tập đoàn Dầu Khí đầu tư vào OceanBank, cũng vì những sai phạm tại các ngân hàng thua lỗ này mà đại gia Hà Văn Thắm cùng… Continue readingĐại gia ngân hàng bị bắt, nhà nước mất 800 tỷ

Ngân hàng than xử lý tài sản đảm bảo ‘vướng trăm bề’

Doanhnhanvietuc – Thủ tục đem tài sản bán đấu giá quá nhiêu khê, thời gian khởi kiện kéo dài hàng năm trời, trong khi thi hành án lại không quy định thời hạn cụ thể… đã gây khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn tại các ngân hàng.  Câu chuyện khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn lại một lần nữa “nóng”… Continue readingNgân hàng than xử lý tài sản đảm bảo ‘vướng trăm bề’

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm