Brexit chưa xong, người dân thủ đô London đã dính đòn từ phía Liên minh Châu Âu

Tuesday, 16/05/2017, 11:57 AM

Mối quan hệ giữa Anh và Liên minh Châu Âu (EU) vẫn chưa được giải quyết triệt để nhưng việc Anh rời EU (Brexit) đã bắt đầu có ảnh hưởng đến thủ đô của nước này, thành phố London.

Brexit chưa xong, người dân thủ đô London đã dính đòn từ phía Liên minh Châu Âu

Đầu tháng 5/2017, Ủy ban Châu Âu (EC) đã xem xét đưa ra các quy định mới đối với ngành kinh doanh thanh toán bù trừ trên thị trường phái sinh bằng đồng Euro, vốn là ngành tạo nguồn thu chủ lực cho trung tâm tài chính London.

Trong khi chính phủ Anh muốn giữ các hoạt động này diễn ra bình thường tại London dù sau Brexit nhưng phía Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) lại không đồng ý như vậy.

Phía Châu Âu hiện đang cân nhắc 2 biện pháp, hoặc là ban hành các quy định thắt chặt hơn nữa cho nghiệp vụ thanh toán bù trừ thị trường phái sinh ở London hoặc buộc các hoạt động này phải chuyển về EU.

Chính quyền London hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về động cơ của EU khi muốn dịch chuyển các nghiệp vụ thanh toán bù trừ này sau khi Brexit xảy ra. Tuy nhiên, điều đáng bàn ở đây là liệu một sự dịch chuyển như vậy có đem lại lợi ích cho cả đôi bên?

Mặc dù Anh vẫn dùng đồng tiền riêng của họ nhưng London vẫn là nơi giải quyết đến 3/4 các thương vụ bù trừ thị trường phái sinh bằng đồng Euro.

Những nhà thanh toán bù trừ trên thị trường phái sinh là một phần thiết yếu của hệ thống tài chính. Họ đứng giữa người mua và bán, đảm bảo hợp đồng tương lai được thực hiện theo đúng điều khoản cũng như hạn chế những rủi ro trong quá trình giao dịch. Loại hình kinh doanh này nhằm đảm bảo những vụ lừa đảo, sai sót trong các hợp đồng tương lai, hay thị trường phái sinh.

Trước đó vào năm 2011, ECB đã từng đề nghị chuyển toàn bộ hoạt động bù trừ này quay lại khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone). Dẫu vậy, cuối cùng Ngân hàng trung ương Anh (BoE) và ECB đã thống nhất được một khuôn khổ giám sát chung. Theo đó, nếu những công ty thanh toán bù trừ tại London cần Euro gấp để trả thì ECB và BoE sẽ hỗ trợ nhằm đảm bảo thanh khoản tài chính được thông suốt.

Khuôn khổ giám sát chung này có lợi thế là giúp các công ty thanh toán bù trừ ở London có thể sử dụng nhiều loại ngoại tệ ngoài Euro trên thị trường phái sinh. Tuy nhiên nếu chuyển về Châu Âu, khuôn khổ này sẽ bị buộc phải đàm phán lại. Đặc biệt là vai trò thanh toán bù trừ của đồng Euro sẽ được ưu tiên hơn, qua đó hạn chế việc thanh toán bằng các đồng tiền khác.

Nếu điều này xảy ra, cả 2 phía Anh lẫn Eu đều chịu thiệt hại. Phía Anh sẽ mất nguồn thu đáng kể trong khi thị trường phái sinh Châu Âu sẽ hoạt động kém hiểu quả hơn với các quy định mới.

Mặc dù Anh không có quyền mặc cả với EU sau Brexit nhưng có lẽ các nhà hoạch định Châu Âu cần xem xét lợi ích lâu dài hơn là những biện pháp thúc đẩy bởi các yếu tố chính trị.

Theo thoidai

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Tương lai nào cho nước Anh nếu “Brexit cứng”

Doanhnhanvietuc – Theo đánh giá của chính phủ, có 58 ngành công nghiệp ở Vương quốc Anh (UK) sẽ bị ảnh hưởng từ Brexit nếu như tiến trình đàm phán giữa nước này và Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục đi vào ngõ cụt như hiện nay. Hiện tại, Brexit đã trải qua 5 vòng thương thuyết nhưng các nội dung chủ chốt liên quan đến quyền công dân EU, biên giới Ireland, người… Continue readingTương lai nào cho nước Anh nếu “Brexit cứng”

“Nguy cơ Brexit không thoả thuận hiện là cao nhất”

Bộ trưởng Thương mại Liam Fox nhận định, kịch bản Anh rời EU mà không đạt được thoả thuận nào đang có khả năng trở thành hiện thực nhất hiện nay. Trả lời phỏng vấn trên tờ Thời báo Chủ nhật (Sunday Times) của Anh vào ngày 5/8, Bộ trưởng Thương mại Anh, ông Liam Fox nhận định, khả năng nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu vào tháng 3/2019 mà không đạt được… Continue reading“Nguy cơ Brexit không thoả thuận hiện là cao nhất”

Hậu Brexit, ngành hàng không đối mặt với nguy cơ ‘rung lắc’

Ngành hàng không đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của các nền kinh tế Châu Âu, đặc biệt là với các ngành cần nhiều lao động. Khi Brexit diễn ra, ngành hàng không sẽ phải đối diện với rất nhiều thử thách. Điều này đặc biệt đúng đối với British Airways, thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Hàng không Quốc tế (IAG), và EasyJet. Cả 2 đều… Continue readingHậu Brexit, ngành hàng không đối mặt với nguy cơ ‘rung lắc’

Lý do Australia đối mặt khủng hoảng năng lượng dù có nguồn cung dồi dào

Australia đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng mặc dù có nguồn khí đốt tự nhiên và than đá dồi dào. Tàu chở than khai thác tại cảng Newcastle. Ảnh: LLI Australia đang trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng mặc dù nước này nổi tiếng là nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu. Sự kết hợp của nhiều thách thức đã dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng và giá tiêu… Continue readingLý do Australia đối mặt khủng hoảng năng lượng dù có nguồn cung dồi dào

Đức đang ở vị thế nào so với các nước láng giềng?

Doanhnhanvietuc – Nhập cư vẫn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều cử tri Đức trong cuộc bầu cử vào ngày 24/9 vừa qua sau khi hơn 1 triệu người tị nạn xin nhập cảnh tại quốc gia này trong vòng 2 năm trở đây. Cư dân Đức cũng coi trọng các vấn đề khác như bất bình đẳng về thu nhập, biến đổi khí hậu và dân số già. Khi đem Đức so… Continue readingĐức đang ở vị thế nào so với các nước láng giềng?

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm