97% doanh nghiệp Việt sẽ có “món quà lớn”?

Wednesday, 07/06/2017, 18:43 PM

Doanhnhanvietuc – Dù còn nhiều tranh cãi nhưng Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Đặng Huy Đông gọi dự thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là “một món quà lớn” nếu được thông qua, còn ông Tô Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nhân nhỏ và vừa Việt Nam nhận xét “ít ra Luật giúp DNNVV có quyền”.

Doanh nghiệp được hưởng gì từ Luật Hỗ trợ DNNVV?

Là một dự luật nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận trong thời gian qua, Luật Hỗ trợ DNNVV đã được “soi” từng con chữ. Như ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nhân nhỏ và vừa Việt Nam nhận định dự thảo Luật đã đạt được một số điểm trọng tâm.

Đó là có biện pháp hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi liên kết.

Thoạt nghe 3 biện pháp hỗ trợ này là khác nhau nhưng ông Nam giải thích rằng chúng sẽ tạo thành hệ thống tương hỗ.

“Một cái tạo nên lực lượng doanh nghiệp, một cái giúp doanh nghiệp chuyển đổi mô hình, từ kém hiệu quả, dựa vào tài nguyên, lao động giá rẻ sang hiệu suất cao hơn nhờ công nghệ – công nghiệp phụ trợ sẽ nổi lên ngay. Và việc tham gia vào chuỗi sẽ giúp cho doanh nghiệp tồn tại ổn định”, ông Nam nói.

Dự thảo Luật cũng tạo điều kiện huy động nguồn lực hỗ trợ ngoài ngân sách nhà nước. Nguồn lực này đang được đánh giá là dồi dào và với đặc tính vốn có, nếu được đưa vào sử dụng sẽ hiệu quả, thực tế và chống lãng phí tốt hơn.

Thông qua đó, ông Nam nhấn mạnh rằng, với dự thảo Luật này, cộng đồng doanh nghiệp đã có 1 văn bản pháp lý quan trọng để “dựa vào, ai làm khó thì có điều khoản mà mang đi kiến nghị”.

“Ít nhất là DNNVV có quyền”, ông nói.

Tuy nhiên, với vai trò Tổng thư ký Hiệp hội doanh nhân nhỏ và vừa Việt Nam, ông Nam cho rằng dự thảo Luật vẫn chưa phản ánh được vai trò, chức năng của các hiệp hội DNNVV, vốn là đầu mối, thấu hiểu nhất những khó khăn của các DNNVV.

Món quà lớn cho DNNVV

Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết tư tưởng của dự Luật là “hỗ trợ người đi hỗ trợ”. Ông khẳng định, không có chuyện mang “tiền tươi” cho một doanh nghiệp cụ thể nào.

“Trong quá trình xây dựng Luật, ban soạn thảo đã đi từ những nhu cầu trực tiếp của doanh nghiệp chứ không đi từ những cái mà hiện tại đang có, dẫn đến khái niệm hỗ trợ người đi hỗ trợ”, Thứ trưởng nói.

Thứ trưởng giải thích rằng, trong quá trình góp ý cho dự thảo Luật, nhiều người đã hiểu sai ý nghĩa của việc hỗ trợ là “tiền ở đâu ra để đưa trực tiếp cho doanh nghiệp”.

Dự thảo Luật hướng đến việc tạo điều kiện để tồn tại những nhóm hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng cách cung cấp thông tin, phân tích thị trường, chiến lược…

“Ví dụ như vải thiều Lục Ngạn, ngàn người dân trồng, nhưng họ không xác định được thị trường muốn gì, vì thế Nhà nước sẽ tạo điều kiện củng cố chuỗi giá trị bao quanh quả vải”, Thứ trưởng nói.

“Không thể trách người dân khi xảy ra các hiện tượng dư thừa trên thị trường, hỗ trợ người đi hỗ trợ chính là việc giúp cho các tổ chức cá nhân cung cấp thông tin, ai làm việc đó sẽ được tiếp cận nguồn lực nhà nước”, ông Đông bổ sung.

Thứ trưởng khẳng định, nếu dự Luật Hỗ trợ DNNVV được thông qua tại kỳ họp Quốc hội lần này sẽ là “món quà lớn cho doanh nghiệp”. Thông qua đó, góp thêm động lực để đạt được mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2020.

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Ngân sách địa phương không được đầu tư quá 30% vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Doanhnhanvietuc – Đối tượng hỗ trợ gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nếu đáp ứng các điều kiện (1) Có thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; (2) Chưa thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với công ty cổ phần. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội… Continue readingNgân sách địa phương không được đầu tư quá 30% vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Chinh phục thị trường nội địa: Chiến lược “đường vòng”

Để rút ngắn thời gian và hạn chế rủi ro khi xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chọn chiến lược “đường vòng”: Làm thương hiệu ở nước ngoài để từ đó làm bàn đạp trở lại thị trường trong nước. Tiên phong trong việc áp dụng công nghệ sấy chân không vào chế biến nông sản với các sản phẩm từ mít, chuối, sầu riêng, xoài, khoai… Continue readingChinh phục thị trường nội địa: Chiến lược “đường vòng”

Doanh nghiệp Việt Nam sắp được tiếp cận nguồn vốn 102 triệu USD

Doanhnhanvietuc – Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa cho biết Ban giám đốc điều hành của họ vừa duyệt khoản vay 102 triệu đô la Mỹ cho Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ nỗ lực của các doanh nghiệp công nghiệp áp dụng công nghệ và giải pháp tiết kiệm năng lượng. World Bank cho biết thông qua dự án này, các doanh nghiệp công nghiệp sẽ tiếp cận được nguồn vốn mới để… Continue readingDoanh nghiệp Việt Nam sắp được tiếp cận nguồn vốn 102 triệu USD

Kiểm toán Nhà nước nhận định gì về doanh nghiệp quân đội?

Doanhnhanvietuc – TCT Xăng dầu Quân đội, TCT Trực thăng Việt Nam, TCT 319 là 3 tổng công ty được kiểm toán về tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2015. Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho thấy, TCT Xăng dầu Quân đội và TCT Trực thăng Việt Nam là 2 trong số 24 TĐ, TCT, công ty nhà nước được kiểm… Continue readingKiểm toán Nhà nước nhận định gì về doanh nghiệp quân đội?

Chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp: Tư vấn thay vì tạo áp lực

Doanhnhanvietuc – Chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp (DN) cần được xem như là một trong những biện pháp mang tính tư vấn, tiếp sức cho hộ kinh doanh có điều kiện phát triển. Không nên tạo áp lực bằng các biện pháp mang tính hành chính nhằm tránh những hành vi đối phó của hộ kinh doanh, làm chệch hướng mục tiêu đề ra. Thực hiện mục tiêu phát triển DN cả… Continue readingChuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp: Tư vấn thay vì tạo áp lực

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm