Cần chấp nhận phá sản doanh nghiệp và ngân hàng yếu kém

Sunday, 11/06/2017, 12:49 PM

Doanhnhanvietuc – Đó là một trong những kiến nghị mà đại biểu Quốc hội đề xuất trong buổi thảo luận về kinh tế xã hội ngày 9/6 trước Quốc hội.

Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Lương Công Quyết) –đoàn Quảng Ninh đã đặt câu hỏi, tốc độ tăng trưởng tín dụng 5,76% cuối tháng 4 năm 2017 so với đầu năm là cao nhất kể từ tháng tư năm 2010, trong khi GDP bốn tháng qua tăng trưởng thấp cho thấy tăng trưởng tín dụng cao đã không thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế, nguyên nhân là do đâu?

Đại biểu cũng băn khoăn về chất lượng, sức cạnh tranh, mô hình phát triển kinh tế thấp và chưa hợp lý. Lãi suất huy động tiền đồng tăng mạnh, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp thoái vốn, các tập đoàn kinh tế nhà nước còn chậm và xuất hiện tiêu cực. Những vấn đề khó khăn nội tại của nền kinh tế chưa được khắc phục, hoạt động của các doanh nghiệp và sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa kiểm soát hết, gây thiệt hại đến tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe và niềm tin của nhân dân. Trong khi đó, chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng cao là 65% mà chưa có giải pháp khả thi hiệu quả. Chi cho đầu tư phát triển thấp làm tăng nợ công, mất cân đối về nguồn lực.

Đại biểu Thích Thanh Quyết kiến nghị với Chính phủ thời gian tới cần tiếp tục kiên trì mục tiêu, biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng gắn với đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chú trọng chất lượng tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Bên cạnh đó phải chấp nhận phá sản, giải thể các doanh nghiệp, các ngân hàng yếu kém để phát triển mạnh, bền vững trong tương lại.

Đại biểu cũng kiến nghị cần tăng cường và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nợ công, xử lý nợ xấu, sử dụng vốn vay, đảm bảo kế hoạch trả nợ nước ngoài, giảm bội chi ngân sách, nhất là có giải pháp cơ chế cụ thể để giảm chi thường xuyên.

Ngoài ra, một loạt các vấn đề khác cũng được đại biểu của Quảng Ninh đề xuất với Chính phủ trong 7 phút phát biểu tại nghị trường, chẳng hạn như phải đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại các tập đoàn, doanh nghiệp, chuẩn bị các phương án sử dụng hiệu quả nguồn vốn sau khi bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư bằng cơ chế, chính sách rõ ràng cụ thể để ưu tiên các dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ phụ trợ và lĩnh vực du lịch, dịch vụ…

Theo trí thức trẻ

Rate this post

Leave your comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin nên xem

Ngành ngân hàng nỗ lực “bắt tay” với SMEs

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) hiện chiếm trên 90% số doanh nghiệp (DN) hiện có và đóng góp gần 40% vào GDP cả nước, thu hút gần 80% lực lượng lao động, khiến khối doanh nghiệp này đang dần trở thành đối tượng trung tâm của các chính sách kinh tế. Sau nhiều năm bị các tổ chức tín dụng “bỏ lơ”, liệu các chuyển động của hệ thống ngân hàng (NH) gần… Continue readingNgành ngân hàng nỗ lực “bắt tay” với SMEs

Giúp nông dân Trà Vinh tìm đầu ra cho hạt lúa

Doanhnhanvietuc- Tạo mối liên kết hài hòa giữa nông dân trồng lúa và doanh nghiệp đang được Sở Công Thương tỉnh Trà Vinh phối hợp cùng với các sở, ngành chức năng trong tỉnh tích cực thực hiện. Việc tổ chức các cuộc gặp giữa nông dân với doanh nghiệp cho thấy cách làm này đem lại hiệu quả, đảm bảo ổn định đầu ra và nâng cao được chuỗi giá trị hạt lúa của… Continue readingGiúp nông dân Trà Vinh tìm đầu ra cho hạt lúa

“Bỏ ngay những yêu cầu vô lý, tùy tiện với doanh nghiệp”

“Những yêu cầu vô lý, tuỳ tiện, không có cơ sở khoa học đối với doanh nghiệp phải bỏ ngay. Các đồng chí phải thật cụ thể, mỗi ngày là bao nhiêu tiền bạc của doanh nghiệp”. Chỉ đạo trên được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra khi ông chủ trì cuộc đối thoại giữa đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, Phòng Thương mại và… Continue reading“Bỏ ngay những yêu cầu vô lý, tùy tiện với doanh nghiệp”

Các ngân hàng thương mại đứng ở đâu trong hệ sinh thái tài chính tiêu dùng điện tử?

Doanhnhanvietuc – Trong hệ sinh thái tài chính tiêu dùng, khách hàng có vị trí trung tâm và ngân hàng giữ vai trò chủ chốt. “Khi số thuê bao di động vượt quá dân số, thanh toán di động là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn. Phát triển tốt dịch vụ này sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ”, Chuyên gia… Continue readingCác ngân hàng thương mại đứng ở đâu trong hệ sinh thái tài chính tiêu dùng điện tử?

Chuyển từ phân phối sang sản xuất: Doanh nghiệp ô tô trong nước “chạy ngược dòng” mong xuất khẩu vào ASEAN

Không chỉ lắp ráp nhằm thay thế các sản phẩm từ Ấn Độ, doanh nghiệp trong nước còn mong muốn xuất khẩu xe hơi sang các nước trong khối ASEAN. Trong khi đó, các hãng ô tô nước ngoài lại chuyển từ sản xuất sang phân phối. Có tới 50.000 xe Hyundai i10 được bán ra trong khoảng thời gian 2014-2016 và không khó để nhìn thấy một chiếc loại này trên phố. Số lượng… Continue readingChuyển từ phân phối sang sản xuất: Doanh nghiệp ô tô trong nước “chạy ngược dòng” mong xuất khẩu vào ASEAN

Tin cùng chuyên mục

Có thể bạn quan tâm